Để người dân "đánh thức" di sản...

Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên cần phải đặt người dân là chủ thể. (Nguồn: UBND tỉnh Gia Lai)
Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên cần phải đặt người dân là chủ thể. (Nguồn: UBND tỉnh Gia Lai)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc văn hóa và lịch sử của mỗi cộng đồng. Trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Nhân dân không chỉ là những người chứng kiến mà cần phải là chủ thể tích cực trong việc “đánh thức” di sản.

Vì sao “chủ thể” lại thờ ơ với di sản?

Trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản, Nhân dân chính là nhân tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, đó đây, thực trạng người dân thờ ơ với di sản vẫn diễn ra. Nhiều di tích, di sản hiện “sống trong dân”, như các miếu, đình, chùa... cổ, nhưng người dân để mặc cho di sản hoang phế, sụp đổ. Thậm chí, có trường hợp chính người dân trong khu vực đã góp phần gây hư hại cho di sản bằng cách xâm hại, đánh cắp, lấn chiếm không gian di sản.

Cạnh đó, nhiều di sản phi vật thể từng là các giá trị văn hóa - tinh thần lớn lao trong cộng đồng nhưng dần dà lại bị chính cộng đồng đó chối bỏ, lãng quên. Như không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nhưng bản thân nhiều người dân trong cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên lại quay lưng với những nghi lễ thiêng liêng liên quan đến cồng chiêng, nạn buôn bán cồng chiêng khiến di sản “chảy máu” vẫn diễn ra. Nhiều thôn, bản có truyền thống nghề thủ công từ ngàn đời, nhưng con em, người dân của tộc người lại không thích tiếp nối truyền thống làng nghề của cha ông, lựa chọn sử dụng những sản phẩm công nghiệp trong đời sống, khiến nghề truyền thống bị mai một...

Chính sự thờ ơ, thiếu gìn giữ của người dân đã dẫn đến việc di sản, di tích nhiều nơi trở thành “phế tích”, dần biến mất trong cộng đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, thì điều này không phải lỗi ở người dân mà bởi cách làm, cách bảo tồn của chúng ta chưa được hợp lý. Nhiều nơi, việc quản lý, giữ gìn di sản hoàn toàn thuộc về cơ quan quản lý, vì thế tạo sự ỷ lại trong người dân, coi đó là “chuyện của chính quyền” nên thờ ơ, bỏ mặc di sản.

Việc phục dựng, tái hiện các lễ hội hay nghi thức truyền thống là một trong những cách thức hữu hiệu để bảo tồn cũng như quảng bá văn hóa. Một số nơi, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức văn hóa đã thực hiện những chương trình tái hiện lễ hội hay không gian văn hóa với quy mô lớn nhằm thu hút người dân tham gia, góp phần quảng bá, gìn giữ và phát huy di sản. Tuy nhiên, chính bản thân người dân trong cộng đồng lại không hề quan tâm đến các lễ hội tổ chức cho cộng đồng họ. Nhiều lễ hội, người dân tham gia với tư cách “khách mời”, chỉ đến để xem trình diễn chứ không mặn mà gì với các lễ hội.

Nguyên nhân được cắt nghĩa là bởi các hình thức phục dựng nói trên “chưa tới”, có nghĩa là chưa thực sự đúng chuẩn với không gian văn hóa, đến lễ hội truyền thống của cộng đồng. Một lý do khác là những người phục dựng còn “đặt” cộng đồng ở ngoài cuộc, họ không được “làm chủ”, được tham gia từ đầu và cũng không phải là nhân tố chính của không gian văn hóa hoặc lễ hội ấy, nên không coi đó như là “của mình” để mà gìn giữ.

Tại một hội thảo về văn hóa, Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Quang Thanh đã đưa ra một ví dụ để minh chứng cho điều này. Ở Quảng Nam, trước đây chính quyền các cấp tổ chức phục dựng hơn 160 nhà Gươl cho đồng bào dân tộc Cơ Tu, trong số đó đa phần được làm bằng hình thức bê-tông hóa, giả gỗ.

Để rồi những nhà Gươl do chính quyền dựng ra hầu hết không thu hút được người dân đến tham dự, sinh hoạt, dù các bản làng vẫn đang có nhu cầu cấp bách về địa điểm sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng. Nguyên nhân là vì đối với họ, đây không phải những không gian thiêng. Theo Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Quang Thanh, một không gian thiêng thật sự của cộng đồng Cơ Tu không chỉ nằm ở hình thức, mà ở cả một quá trình xây dựng, người dân phải tham gia, phải chọn vật liệu đúng, có nghi lễ thực hiện... thì mới nhận được sự “phù hộ” của thần linh.

Trong quá trình bảo tồn di sản, những người thực hiện đã gặp không ít “cú vấp” như thế, đó là bài học kinh nghiệm để đời cho thấy rằng, phải để người dân, cộng đồng thực sự làm chủ trong việc “đánh thức” di sản thì hoạt động bảo tồn mới phát huy được hiệu quả.

Để người dân thực sự làm chủ thể

Làng di sản Gò Cỏ được “tái sinh” nhờ người dân trong vùng. (Nguồn: Quảng Ngãi TV)

Làng di sản Gò Cỏ được “tái sinh” nhờ người dân trong vùng. (Nguồn: Quảng Ngãi TV)

Người dân, như những người kế thừa trực tiếp của nền văn hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và truyền đạt các giá trị văn hóa truyền thống qua các thế hệ. Cơ quan quản lý không thể một mình quản lý, bảo tồn di sản mà không có sự góp sức một cách tự nguyện của người dân. Quan trọng hơn, di sản một khi được bảo tồn mà không gắn với cộng đồng địa phương, đó chỉ là cách bảo tồn “trưng bày”, không đem lại cho di sản sự sống động và sức sống chân thực. Chính vì thế, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương cần mở rộng cánh cửa để tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các dự án bảo tồn di sản. Thực tế cho thấy, khi người dân đã hiểu được giá trị di sản mình sở hữu, họ sẽ yêu mến và nỗ lực hết mình bảo vệ những di sản đó.

Như câu chuyện về “làng di sản Gò Cỏ”. Gò Cỏ là một ngôi làng cổ thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi. Nơi đây là không gian sinh sống của người Sa Huỳnh từ 2.000 năm trước, với vẻ đẹp hoang sơ, với những bờ đá, giếng cổ… Năm 2017, đoàn khảo sát do các chuyên gia trong và ngoài nước đến để xây dựng không gian văn hóa Sa Huỳnh trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thì bất ngờ phát hiện làng Gò Cỏ và thực sự kinh ngạc vì một ngôi làng nhỏ mà chứa quá nhiều di tích. Các chuyên gia kết luận khu vực làng Gò Cỏ, đầm An Khê là vùng lõi của văn hóa Sa Huỳnh và tiếp nối là văn hóa Champa với hàng loạt di tích như đường đá, giếng Chăm, bia ký Chăm, tường đá, tháp Chăm, hệ thống thủy lợi bằng đá được xếp vô cùng công phu... Dưới đáy đầm An Khê còn có một cây cầu đá Champa xây dựng dang dở.

Và các nỗ lực để ngôi làng “sống dậy” được thực hiện, mà bắt đầu từ việc đưa người dân tham gia trực tiếp vào qua trình tái sinh làng cổ. Năm 2018, người dân làng Gò Cỏ đã tới Cù Lao Chàm (Quảng Nam) học làm du lịch cộng đồng. Đến tháng 4/2019, Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ được thành lập. Đến nay, Hợp tác xã xây dựng được 15 homestay đủ điều kiện đón khách lưu trú, 5 thuyền nan phục vụ khách tham quan trên biển gần bờ, 5 hướng dẫn viên đã qua đào tạo, 8 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống.Người dân tại đây dù tham gia phát triển du lịch cộng đồng nhưng rất có ý thức bảo vệ làng cổ. Họ giữ gìn nếp nhà, các phong tục truyền thống và bảo vệ những con đường đá, giếng cổ của làng. Những homestay cũng được thiết kế và đặt tên dân dã, gắn bó với di sản của làng như: Giếng Cổ homestay, Bài Chòi homestay, Nhà Tranh homestay... Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ cũng luôn đồng hành cùng các hộ dân để phát triển mô hình du lịch không rác thải, đồng thời giữ gìn và bảo vệ sự nguyên sơ vốn có của ngôi làng.

Hay như thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa với sáu cụm, 18 di tích được xếp hạng. Sau một thời gian loay hoay chưa tìm được cách bảo tồn di sản hiệu quả, giờ đây chính quyền địa phương đã quyết định để người dân trở thành chủ thể, tham gia chủ động vào việc bảo tồn di sản. Hiện nay, việc thực hiện các nghi thức cổ truyền đều đề cao vai trò các cụ cao niên trong Ban nghi lễ. Các cụ còn là người nhiệt tình truyền dạy cho con em các nghi thức của nghi lễ, nhạc lễ. Các trường ở An Khê còn đưa môn võ cổ truyền vào chương trình thể dục. Trong lễ giao quân mùa nhập ngũ, các tân binh được đưa đến An Khê trường, nơi xưa kia là điểm xuất quân của đội quân Tây Sơn thần tốc trong chiến thắng lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa. Trong công tác bảo tồn các di chỉ của các điểm khảo cổ, chính quyền thường xuyên tổ chức cho người dân vùng lõi di sản tham gia vào các hoạt động khảo cổ cùng chuyên gia, được cùng học hỏi, thảo luận, bàn bạc các giải pháp để bảo vệ, giữ gìn di sản. Cách làm rất thực tế này đã giúp cho di sản trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân nơi đây.

Cần khẳng định, người dân không chỉ là những người bảo tồn di sản cho thế hệ hiện tại mà còn là những người tạo năng lượng cho tương lai. Qua việc truyền đạt giá trị, kiến thức và lòng yêu thương di sản, họ là những nhân tố quyết định để di sản không chỉ tồn tại mà còn phát triển, đồng hành cùng thời gian. Điều quan trọng là làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho Nhân dân phát huy vai trò “chủ thể” của mình.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.