Đề nghị tăng cường giám sát công tác thi hành án

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường báo cáo công tác trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường báo cáo công tác trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8
(PLO) - Cuối tuần qua, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã trình bày Báo cáo về công tác thi hành án trước Quốc hội.
Trong đó, báo cáo nhấn mạnh: Năm 2014, công tác thi hành án (THA) tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần tiếp tục có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. 
Thi hành án dân sự vượt chỉ tiêu về việc
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: Trong bối cảnh kinh tế trong nước vẫn còn gặp khó khăn, thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc trở lại, số thụ lý mới tăng cao so với năm 2013, đặc biệt là về tiền, các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) đã thi hành xong số việc và số tiền cao hơn những năm trước. 
Trong số 600.297 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 77,03% tổng số việc phải giải quyết), đã giải quyết xong 531.095 việc, đạt tỷ lệ 88,47% (tăng 1,94% so với năm 2013, vượt 0,47% so với chỉ tiêu Quốc hội giao). Về tiền, trong số 50.807 tỷ đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 53,42% tổng số tiền phải giải quyết), đã giải quyết xong 38.981 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 76,72% (tăng 3,55% so với năm 2013). 
Về thi hành đối với khoản thu cho ngân sách nhà nước, đã giải quyết được 354.454 việc, tương ứng với số tiền trên 2.241 tỷ đồng. Việc ra quyết định THA được quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời hơn; công tác phân loại án dân sự có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành tiếp tục được quan tâm chỉ đạo; những thiếu sót, vi phạm trong THADS được tập trung chấn chỉnh, khắc phục. 
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về THADS tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2008 được tập trung chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này. 
Cũng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, công tác tổ chức, cán bộ tiếp tục được quan tâm, kiện toàn; kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ được tăng cường, công tác chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ có nhiều tiến bộ. Công tác phối hợp liên ngành được quan tâm đẩy mạnh ở cả Trung ương và địa phương. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an, TANDTC và VKSNDTC ban hành Quy chế phối hợp liên ngành số 14. Tiếp đó, 59/63 địa phương đã ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong THADS, qua đó giúp công tác phối hợp ngày càng chặt chẽ, bài bản và hiệu quả hơn.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng cho biết, công tác THA hành chính tiếp tục được quan tâm. Việc mở rộng thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đạt kết quả bước đầu. Hiện 46/63 Văn phòng Thừa phát lại được thành lập tại 13/13 địa phương thuộc diện thí điểm, với tổng doanh thu của các Văn phòng là trên 56 tỷ đồng.
Đề nghị sửa đổi các luật đồng bộ với Luật Thi hành án dân sự, Luật Thi hành án hình sự
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, người đứng đầu ngành Tư pháp cũng thẳng thắn thừa nhận công tác THADS vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Chưa hoàn thành chỉ tiêu THA xong về tiền (còn thiếu 0,28% so với chỉ tiêu Quốc hội giao); số việc và tiền chuyển kỳ sau còn nhiều; việc thực hiện các chỉ tiêu khác tuy đã tiến bộ nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu theo Nghị quyết 37/2012/QH13 của Quốc hội; vẫn còn một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài và một số vụ việc dư luận xã hội quan tâm nhưng chưa được xử lý dứt điểm; cán bộ, công chức vi phạm, bị xử lý kỷ luật tăng cao so với năm 2013; việc triển khai thực hiện một số công việc liên quan đến thí điểm chế định Thừa phát lại còn chậm, hiệu quả hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại (ngoài TP.Hồ Chí Minh) còn thấp.
Chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng đề xuất với Quốc hội nhiều vấn đề, trong đó đề nghị Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp này Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS; cân nhắc, giao chỉ tiêu phù hợp trong điều kiện số việc và tiền THADS thụ lý ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước, kinh tế trong nước vẫn gặp khó khăn; sửa đổi các luật đồng bộ với Luật THADS; Luật Thi hành án hình sự (THAHS); quan tâm bố trí ngân sách cho việc triển khai thực hiện các đề án về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác THADS và THAHS. 
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát theo thẩm quyền đối với công tác THADS và THAHS; quan tâm, giám sát việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 địa phương đang được lựa chọn thí điểm; các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp; Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp tăng cường giám sát việc chấp hành pháp luật về THADS, THAHS và THA hành chính tại địa phương.    
Thảo luận tại hội trường,  Đại biểu Quốc hội đánh giá cao những kết quả công tác THADS đã đạt được, đồng thời phân tích để làm rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác này. ĐBQH Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) cho rằng, ngoài những bất cập của Luật THADS thì quy định buộc bị cáo phải nộp án phí hình sự là chưa khả thi, bởi những người bị phạt tù phần lớn không có tài sản, thu nhập. Bên cạnh đó, những vụ phạt tiền trong các vụ án ma túy nhiều vụ không thể thi hành cũng không thể miễn giảm, trong khi đó ngân sách nhà nước phải bỏ ra  phục vụ công tác xác minh rất tốn kém. ĐB Hiền đề nghị Quốc hội giao chỉ tiêu phù hợp hơn cho THADS, nhất là trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn; sửa các quy định về án phí trong các vụ án hình sự.
Đề cập đến các bản án tuyên không rõ, khó thi hành, ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) kiến nghị Chính phủ cần chủ trì với các ngành liên quan, nếu có vướng mắc trong công tác phối hợp thì phải xử lý ngay theo hướng phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan. Đặc biệt, ĐB Tám nhấn mạnh: trong năm 2015 cần xóa tình trạng “trắng” kho vật chứng (do hiện nay nhiều địa phương còn chưa xây dựng được hệ thống kho này).

Đọc thêm

Cục THADS TP HCM tập huấn sử dụng phần mềm biên lai điện tử

Quang cảnh Hội nghị tập huấn. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy và chuyển đổi số toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên môn. Trong đó, phối hợp, xây dựng triển khai Biên lai điện tử đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần hiện đại hóa công tác tài chính trong hoạt động thi hành án.

Bộ Tư pháp tham dự hội nghị tập huấn về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới

Bộ Tư pháp tham dự hội nghị tập huấn về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới
(PLVN) - Sáng 14/6, Bộ Tư pháp tổ chức điểm cầu trực tuyến Hội nghị tập huấn toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức. 

Khai mạc hội nghị tập huấn toàn quốc về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh VGP
(PLVN) - Sáng 14/6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Gặp mặt, tri ân các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Công đoàn Bộ Tư pháp, và các thành viên công đoàn. Ảnh: PV
(PLVN) -Chiều 13/6, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp với chủ đề “Công đoàn Bộ Tư pháp - Hành trình gắn kết”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tham dự.

Tiếp thu, giải trình trên 280 triệu lượt ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp 2013

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 13/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 13/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) đã nghe Ủy viên thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của QH Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Nhân dân, ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường (lần thứ nhất) của các đại biểu (ĐB) QH và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Bộ Tư pháp giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Hội nghị Giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL được tổ chức vào chiều 13/6 tại Thanh Hóa (Ảnh: Lê Loan).
(PLVN) - Chiều 13/6, tại thành phố Thanh Hóa, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho đại diện Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Gấp rút huấn luyện AI pháp luật, hơn 300 văn bản được xử lý mỗi ngày

Việc huấn luyện AI pháp luật đang được gấp rút triển khai.
(PLVN) - Sau hơn 10 ngày chính thức hoạt động trên Cổng Pháp luật quốc gia, công cụ AI pháp luật do Công ty Cổ phần Truyền thông Luật Việt Nam (LuatVietnam.vn) phát triển và vận hành đang bước vào giai đoạn huấn luyện tăng tốc. Trung bình mỗi ngày, hệ thống tiếp nhận và xử lý hơn 300 văn bản pháp luật nhằm mở rộng độ phủ kiến thức, nâng cao khả năng trả lời chính xác và kịp thời cho người dùng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết.
(PLVN) - Ngay sau khi Quốc hội sáng 12/6 biểu quyết thông qua nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành gần như tuyệt đối, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh.

Hoàn thiện pháp luật thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì đối thoại. Ảnh T.Oanh
(PLVN) -Ngày 12/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đối thoại với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp nhằm hoàn thiện pháp luật thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì đối thoại.

Bổ sung quy định lấy ý kiến các dự thảo Luật trên Cổng Pháp luật quốc gia

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 12/6, tại phiên thảo luận tại Hội trường của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định lấy ý kiến các dự thảo Luật, văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương trên Cổng Pháp luật quốc gia để tiếp nhận đóng góp của người dân và doanh nghiệp trong xây dựng và hoàn thiện thể chế.