Thi hành án Dân sự vượt chỉ tiêu Quốc hội giao

Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hà Hùng Cường báo cáo trước QH trong phiên họp sáng nay
Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hà Hùng Cường báo cáo trước QH trong phiên họp sáng nay
(PLO) - Sáng nay, trong phiên họp của Kỳ họp thứ 8, QH khóa XIII, Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã báo cáo QH về công tác Thi hành án năm 2014.

Theo Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, năm 2014 công tác Thi hành án (THA) tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy vậy vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế cần tiếp tục có các giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.
Theo báo cáo nhận định, trong năm qua kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc trở lại, số thụ lý tăng cao so với năm 2013, đặc biệt là về tiền. Trong bối cảnh đó, các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong số vụ việc theo chỉ tiêu đặt ra của Chính phủ và số tiền cao hơn những năm trước. Trong số 600.297 vụ việc có điều kiện giải quyết (chiếm 77,03% tổng số vụ việc phải giải quyết) thì đã giải quyết xong 531.095 vụ (đạt tỉ lệ 88,47%) tăng 1,94% so với 2013 và vượt 0,41% so với chỉ tiêu quốc hội giao. Đối với khoản thu cho ngân sách nhà nước, đã giải quyết 354.454 vụ việc tương ứng với số tiền là trên 2.240 tỷ đồng.
Việc ra quyết định thi hành án được quan tâm chỉ đạo kịp thời hơn, công tác phân loại án dân sự có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, những thiếu sót trong thi hành án dân sự được tập trung chấn chỉnh, khắc phục.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thi hành án dân sự tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt là Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điểm của Luật thi hành án Dân sự năm 2008 được tập trung chỉnh lý hoàn thiện để trình QH xem xét thông qua tại kỳ họp này. 
Công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được quan tâm, kiện toàn, kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ được tăng cường, đã kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm với tất cả các cán bộ, công chức có sai phạm. Đặc biệt là việc tập trung chấn chỉnh, xử lý đối với cơ quan thi hành án ở địa phương có nhiều hạn chế, yếu kém.
Công tác phối hợp liên ngành được quan tâm đẩy mạnh cả ở trung ương và địa phương, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành nhiều quy chế phối hợp liên ngành và 59/63 địa phương đã hoàn thành quy chế phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự đã giúp công tác phối hợp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Nhiều vụ việc tố cáo, khiếu nại bức xúc kéo dài đã dần được giải quyết. Bộ Tư pháp đã tổ chức 20 cuộc thanh tra, kiểm tra về công tác thi hành án dân sự, viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hiện 759 cuộc kiểm sát trực tiếp; các đại biểu QH, đoàn ĐBQH và các cơ quan có thẩm quyền khác đã thực hiện 265 vụ việc giám sát đối với các vụ việc thi hành án dân sự; qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, chỉ đạo khắc phục và xử lý đối với những sai phạm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Ngành Tư pháp cũng cho thấy công tác Thi hành án Dân sự vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như chưa hoàn thành được chỉ tiêu thi hành án sau sự việc, thiếu 0,28% so với chỉ tiêu quốc hội giao. Việc thực hiện các chỉ tiêu khác tuy đã tiến bộ nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; vẫn còn một số vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài và một số vụ việc dư luận xã hội quan tâm chưa được xử lý triệt để. Cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật tăng cao hơn so với 2013. 
Vị trưởng ngành Tư pháp, cũng đã chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của tồn tại này: Số tiền và vụ việc tăng cao, trong đó thị trường bất động sản chưa khởi sắc trở lại, rất nhiều tài sản phải kê biên, bán đấu giá; Năng lực công tác, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chấp hành viên chưa cao;Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện giữa trung ương và địa phương còn chưa sâu sát, thiếu hiệu quả; Nhiều chỉ tiêu về công tác thi hành án còn chưa hợp lý…
Về xử lý hành chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết trong năm qua, số lượng vụ việc và người chấp hành thi hành án đều tăng, cơ sở vật chất, kinh phí, biên chế còn thiếu nhưng với tinh thần trách nhiệm kỷ cương, cán bộ, chiến sĩ làm công tác thực hiện thi hành án hành chính đã khắc phục khó khăn, phấn đấu thi hành nghiêm túc… và tạo được chuyển biến rõ nét trong công tác thi hành án.
Về công tác thi hành án phạt tù: tính đến 30-9-2014 có 160.847 người bị kết án tù đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc đang tạm giữ chờ hoàn thành các thủ tục để đưa đi trại giam (tăng 17.056 người so với 2013). Công tác giáo dục, tổ chức lao động dạy nghề cho các phạm nhân đã có những tiến bộ và đạt được những kết quả tích cực; đã tổ chức triển khai hàng nghìn lớp học chính trị, thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, học tập pháp luật và giáo dục công dân; phổ cập tiểu học và xóa mù chữ cho hơn 3000 phạm nhân; tổ chức lao động dạy nghề cho gần 145.000 phạm nhân.
Tính đến 30-9-2014 đã thi hành án tử hình với 142 người, còn 742 người đang chờ chấp hành hình phạt. Việc thi hành án tử hình được thực hiện tại 5 nhà thi hành án tử hình trên cả nước, bảo đảm tuyệt đối an toàn, đúng quy định của pháp luật.
Về công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, cấm đi khỏi nơi cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề…, tính đến 30-9-2014 cả nước có 53.244 người phải thực hiện thi hành các loại án này../.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.