“Dậy sóng” với khảo sát “92% người dùng đồng ý tăng giá cước 3G”

Nhiều người bất bình với chất lượng 3G tại Việt Nam. (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)
Nhiều người bất bình với chất lượng 3G tại Việt Nam. (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)
(PLO) - Dư luận mấy ngày qua phản ứng dữ dội trước thông tin về kết quả khảo sát “Nghiên cứu sự hài lòng của người dùng 3G tại Việt Nam năm 2014” do GFK – (một tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới)  và Báo Bưu điện Việt Nam công bố. Liệu đây có phải sự chuẩn bị cho đợt tăng giá cước mới của các nhà mạng?
Câu hỏi gài bẫy?
Cuộc khảo sát được tiến hành từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2015 với 576 người tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. 
Theo báo cáo mới được công bố hôm 23/4, trong dự án nghiên cứu, GFK đã đưa ra câu hỏi đánh giá về mức cước 3G hiện tại và thái độ của người dùng với giả định là nhà mạng sẽ tăng giá cước 3G. 
Kết quả, hầu hết các mẫu khảo sát đều cho rằng mức giá 3G hiện tại là chấp nhận được (60%) và chất lượng nhận được tương ứng với số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra (84%). 
Chỉ có 8% khách hàng tham gia khảo sát tuyên bố không chấp nhận nếu các nhà cung cấp tăng giá cước dịch vụ 3G.
Nếu việc tăng giá xảy ra thì 82% cho rằng ở mức tăng dưới 5% sẽ ít ảnh hưởng đến hành vi của họ. Nếu tăng 5 - 10% so với mức giá hiện tại, 59% khách hàng có thể tìm gói cước rẻ hơn nhưng không thay đổi nhà cung cấp. Nhưng nếu giá tăng trên 10% thì 47% người dùng cho rằng họ sẽ đi tìm nhà cung cấp dịch vụ 3G khác.
Với kết quả này, nhiều ý kiến cho rằng có tới 92% người dùng “đồng ý” với giả định nhà mạng sẽ tăng giá cước 3G là một kết quả thiếu chính xác, phi thực tế; rằng GFK đã đặt câu hỏi “gài bẫy” người trả lời để có kết quả sai lệch, có lợi cho các nhà mạng nhằm mục đích tăng cước dịch vụ 3G trong tương lai.
Trao đổi với báo chí, bà Đinh Ngọc Bảo Trân, đại diện GFK cho biết, bà cũng bất ngờ với kết quả đó và bản thân bà cũng không đồng ý việc tăng giá. 
Được biết, bảng câu hỏi mà GFK thiết kế đặt ra cho những người được khảo sát là: “Giả sử nhà cung cấp dịch vụ 3G mà anh chị đang dùng tăng giá cước 3G thì anh/chị chấp nhận được mức tăng bao nhiêu?”. Phần trả lời tương ứng là:  “Dưới 5%”, “Từ 5-10%”, “Từ 10-20%”, “Trên 30%” và “Không đồng ý tăng”. 
Do vậy, khi trả lời phỏng vấn, người được hỏi sẽ lựa chọn một trong các mục trả lời trên đây và kết quả cuối cùng chỉ có 8% người được hỏi chọn mục “Không đồng ý tăng”.
Người dùng “tố” nhà mạng
Cùng với việc đăng tải thông tin về kết quả cuộc khảo sát, Báo Vietnamnet cũng tiến hành thăm dò độc giả. Với câu hỏi “Theo bạn, các nhà mạng có nên tăng cước 3G ở thời điểm hiện tại không?” và 4 phương án trả lời: “Tăng 5% hoặc thấp hơn”, “Tăng 5-10%”, “Tăng trên 10%”, “Không tăng”, kết quả thu về hoàn toàn ngược lại. Có đến 98,36% trong tổng số 3.291 phiếu (tính đến thời điểm 17h ngày 24/4) chọn phương án “Không tăng”.
Bất chấp sự khẳng định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng rằng, đây chỉ là một kênh thông tin để tham khảo chứ không phải là số liệu chính thống của Bộ, trên mạng xã hội nhiều ý kiến vẫn phản đối kết quả điều tra và tỏ ra nghi ngờ có sự liên kết giữa các nhà mạng với GFK để “dậm dạp” cho đợt tăng giá mới, đặc biệt rất nhiều ý kiến “tố” chất lượng mạng 3G.
“Tôi nghi ngờ 92% những người đồng ý tăng giá cước đều đang làm việc cho các nhà mạng, nghĩa là những người có lợi ích liên quan đến việc tăng gía…”- một người dùng tên Đỗ Hà lên tiếng.
“Tăng là tăng thế nào khi dịch vụ kém lại có tính gian dối, như trường hợp của tôi đây, đăng ký gói 70k được đảm bảo 600MB full tốc độ, vậy tại sao tôi download 1 file 116MB, sau đó upload cùng file đó chưa xong mà đã nhận sms thông báo hết dung lượng miễn phí, thật hài!” – (Hoài Phong). “70k/tháng. 2 ngày dùng 3G. Cả tháng 2G. Vô lý! (Ngô Thanh)…
Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cũng tỏ ra ngạc nhiên với kết quả khảo sát này.
“Khảo sát mà đối tượng khảo sát hẹp như vậy không thể đại diện cho tiếng nói người tiêu dùng, kể cả để tham khảo. Bản thân Hội cũng không được hỏi ý kiến. Nếu hỏi, Hội cũng không đồng tình. Tăng giá thì dịch vụ có lợi gì với người tiêu dùng không, phải minh bạch thông tin. Còn không có lợi gì, sao lại tăng?”- ông Hùng bày tỏ quan điểm. 
Đại diện người tiêu dùng cũng tỏ ra nghi ngờ liệu có sự “đặt hàng” của các nhà mạng cho cuộc khảo sát này không? 
“Tất cả các cuộc nghiên cứu về thị trường viễn thông, Internet trước đây, kể cả do trong nước hay do quốc tế thực hiện đều cho kết quả một cách tương đối, chưa thể phản ánh được toàn bộ thị trường. Thậm chí với mỗi dự án nghiên cứu lại cho một kết quả không khác nhau về cùng một dịch vụ. Do đó, kết quả do GFK mới đưa ra chỉ đại diện cho ý kiến của một tập thể khách hàng, không thể đại diện cho hơn 100 triệu người dùng di động Việt Nam…” (Thứ trưởng Bộ TT&TT  Lê Nam Thắng)
“Kết quả này có được từ một khảo sát được làm theo đúng phương pháp nghiên cứu trong 576 mẫu. Tuy kết quả này chưa thể đại diện cho ý kiến của tất cả người dùng 3G nhưng chúng tôi khẳng định đã thực hiện đúng phương pháp, khách quan và phản ánh đúng ý kiến của người được hỏi…”  (bà Đinh Ngọc Bảo Trân, đại diện GFK)

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...