Đẩy mạnh cải cách một số thủ tục hành chính trong ngành Tư pháp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Nhiều năm gần đây, Bộ Tư pháp luôn là một trong những bộ, ngành quyết tâm thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) và từng đảm nhiệm tốt vai trò tham mưu nghiên cứu, xử lý các đề xuất đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính khi còn giữ vị trí cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Đề án 896. Tới đây, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tiến hành cải cách một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 

Chẳng hạn, trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, có tổng số 35 TTHC đối với tất cả các loại tài sản bảo đảm (tính chung TTHC tại cấp tỉnh và cấp huyện, còn nếu tính thủ tục ở cả hai cấp thực hiện thì có 49 TTHC). Thực hiện chủ trương đơn giản hóa TTHC, trên cơ sở rà soát và cắt giảm hàng năm, kết quả cải cách TTHC theo số liệu gần nhất đã cắt giảm được thêm 4 thủ tục gồm đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai trong trường hợp đã đăng ký thế chấp; sửa chữa sai sót nội dung đăng ký thế chấp do lỗi của cơ quan đăng ký đối với nhà ở hình thành trong tương lai; xóa đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Sau khi cắt giảm 4 thủ tục này, số lượng TTHC là 31 thủ tục.

Để tiếp tục chủ trương đơn giản, cắt giảm bớt TTHC trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm (theo quy định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015), Bộ Tư pháp đang nghiên cứu cắt giảm thêm 1 TTHC về thủ tục sửa chữa sai sót do lỗi của người thực hiện đăng ký.

Trong trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện có sai sót thì tự sửa chữa và thuộc trách nhiệm của cơ quan đăng ký. Nếu cắt bỏ thủ tục sửa chữa sai sót do lỗi của người thực hiện đăng ký áp dụng đối với các loại tài sản bảo đảm thì tổng số TTHC về đăng ký biện pháp bảo đảm là 27 thủ tục (giảm 4 thủ tục). Kết quả tính toán chi phí tuân thủ dự kiến tiết kiệm sau khi sửa đổi, bổ sung TTHC là hơn 47 triệu đồng/năm, với tỷ lệ cắt giảm chi phí từ 3,67 – 51,84% cho từng TTHC.

Bộ Tư pháp cũng đang tính đến lộ trình xây dựng, hình thành và phát triển hệ thống đăng ký trực tuyến các biện pháp bảo đảm, mở rộng cho cả việc cầm cố, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển bên cạnh lộ trình cho việc đăng ký trực tuyến đối với đất đai.

Lộ trình dự kiến chia thành 2 giai đoạn: đối với tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển, xây dựng hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển xong trước năm 2020. Đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, xây dựng hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất xong trước năm 2015.

Hay trong lĩnh vực lý lịch tư pháp (LLTP), quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật LLTP năm 2009, Bộ Tư pháp cũng đề xuất cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp Phiếu LLTP nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Cụ thể, để tạo thuận lợi hơn cho cơ quan nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý của ngành, cơ quan, đơn vị, đồng thời giảm gánh nặng cho người dân khi yêu cầu cấp Phiếu LLTP thì sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần xóa bỏ ranh giới “hành chính” trong thẩm quyền cấp Phiếu LLTP.

Theo đó, dự kiến không quy định thẩm quyền yêu cầu cấp Phiếu theo nơi cư trú hoặc theo đối tượng như hiện nay mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nơi thuận tiện nhất để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu LLTP. 

Đọc thêm

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.