“Đấu trường” thương hiệu quốc gia!

(PLVN) - Với cách chấm điểm mới của Hội đồng bình chọn thương hiệu quốc gia năm nay, không ít doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đã bị “rớt”. Nhưng “sân chơi” này lại ghi nhận sự tham gia lần đầu của một số thương hiệu hoàn toàn mới thuộc nhiều lĩnh vực.  
Kỳ này, có 8 DN nằm ngoài danh sách bình chọn, dù đã được công nhận thương hiệu quốc gia các năm trước.
Kỳ này, có 8 DN nằm ngoài danh sách bình chọn, dù đã được công nhận thương hiệu quốc gia các năm trước.  

Tiêu chí chặt chẽ

Hội đồng Thương hiệu Quốc gia (THQG) vừa chính thức công bố kỳ xét chọn THQG năm 2020 có 124 doanh nghiệp (DN) với 283 sản phẩm đạt THQG. Theo số liệu công bố, 124 DN này có tổng doanh thu năm 2019 đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng; tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 471 nghìn lao động.

Đáng chú ý, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, số lượng DN nộp hồ sơ tham dự THQG vẫn tăng 27 đơn vị và số lượng sản phẩm đạt THQG tăng hơn 30 sản phẩm - số lượng tăng cao nhất trong 7 lần xét chọn. Đặc biệt, 17 DN  có 7 lần liên tục đạt THQG kể từ năm đầu tiên xét chọn.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, một trong những điểm sáng trong việc xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam năm nay là thu hút được một số thương hiệu có tiếng trên thị trường lần đầu đăng ký tham gia như VnPay, Xuân Hòa, Mobifone, BRG, Cholimex, Dược Nam Hà…

Ngoài ra có những dịch vụ còn mới mẻ như thanh toán điện tử, quản lý khách sạn, du lịch trải nghiệm... cũng được đăng ký xét chọn, cho thấy nhận thức về xây dựng thương hiệu đã được nâng cao. 

Tuy nhiên, do năm nay có một số tiêu chí mới nên một số DN có thương hiệu mạnh đã “rớt” kỳ xét chọn lần này. Theo ông Phú, các thương hiệu lớn “rớt” là do không đạt đủ điểm 650 theo quy định. Trong đó, đáng chú ý có 8 DN đã được công nhận THQG các năm trước đây. 

Trong số những DN nộp hồ sơ tham gia THQG 2020, Công ty CP Thịnh Phát là một trường hợp đặc biệt. Bởi đây là DN đã 6 lần đạt THQG (năm 2020 là lần thứ bình xét thứ 7) thế nhưng năm nay, DN này đã trở thành công ty nước ngoài khi 100% cố phần do người Thái Lan nắm giữ. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sau khi nhận được hồ sơ tham gia của Thịnh Phát, Hội đồng bình chọn THQG đã có văn bản xin ý kiến về trường hợp này. Các ý kiến hồi đáp đều cho rằng, do đây là chương trình tôn vinh thương hiệu Việt nên với những DN có sở hữu trên 50% vốn của nước ngoài sẽ không xét bình chọn trong thời điểm hiện nay.

Ngoài ra, một số DN “rớt” còn do chưa đáp ứng được tiêu chí về sở hữu trí tuệ (SHTT). Ông Lê Ngọc Lâm, nguyên Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, sản phẩm đăng ký xét chọn bắt buộc đăng ký quyền SHTT và phần lớn hồ sơ sau khi đã sàng lọc đều đã được đăng ký văn bằng bảo hộ, đang có hiệu lực. Tuy nhiên, các DN không chú trọng đăng ký SHTT cho những sáng kiến để giữ bí quyết kỹ thuật hoặc bí mật kinh doanh. 

Thương hiệu quốc gia không phải là giải thưởng

Cứ sau 2 năm sở hữu THQG, Ban Thư ký chương trình đều có khảo sát về doanh số, độ nhận biết thương hiệu của các sản phẩm đạt THQG. Ví dụ, đợt khảo sát kỳ THQG gần đây nhất (các sản phẩm, DN công bố năm 2018) cho thấy, 97 DN đạt THQG 2018 đã có nhiều chuyển biến.

Cụ thể, năm 2018, tổng doanh thu của 97 DN đạt 905 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 85 nghìn tỷ đồng, tạo công việc cho hơn 340 nghìn. Đến năm 2019, tổng doanh thu này tăng lên 975 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách Nhà nước 197 nghìn tỷ đồng, tạo công việc cho hơn 340 nghìn lao động. 

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, THQG không phải là một giải thưởng mà là chương trình khởi đầu để DN trở thành đối tác của chương trình, chính thức đánh dấu việc Chính phủ đứng ra bảo trợ cho DN, cùng DN xây dựng thương hiệu của chính mình. Bởi khi thương hiệu DN lớn mạnh cũng sẽ góp phần cho thương hiệu Việt Nam được nâng cao. 

Khi chính thức được công bố đạt THQG, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ đồng hành cùng DN tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng, quảng bá thương hiệu. Ông Phú tin rằng, với mức độ hỗ trợ đồng hành và nhận thức ngày càng cao của DN, đến năm 2030 hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu 1.000 DN đạt THQG. 

Ông Nguyễn Đức Minh, Tổng giám đốc Công ty CP dinh dưỡng Nutricare cho rằng, Nhà nước chỉ giúp đỡ một phần nào đó trong chuỗi xây dựng thương hiệu và thực sự thì DN vẫn phải tự làm trong việc xây dựng thương hiệu cho mình nhưng để cạnh tranh trong thời đại hàng hóa vô cùng đa dạng như hiện nay thì DN cần một thủ lĩnh dẫn dắt trong quá trình xây dựng thương hiệu, đặc biệt khi mong muốn đưa thương hiệu vượt biên giới quốc gia.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kỳ 2: Những 'điểm nghẽn' cần khai thông

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)
(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.