Dấu ấn an sinh xã hội trên đất Vĩnh Long

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (bìa phải) và ông Trần Văn Rón, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long (thứ 2 từ trái sang) thăm và tặng quà cho gia đình chính sách.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (bìa phải) và ông Trần Văn Rón, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long (thứ 2 từ trái sang) thăm và tặng quà cho gia đình chính sách.
(PLVN) - Vĩnh Long được đánh giá là địa phương có điểm sáng về công tác an sinh xã hội. Tỉnh luôn tận dụng mọi nguồn lực để thực hiện các phong trào xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động và người có công. Điều đó mang lại giá trị thiết thực và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần củng cố niềm tin vững chắc trong nhân dân. 

Việc thực thi các chính sách về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội được tỉnh Vĩnh Long thực hiện nghiêm túc, sát sao, phù hợp với tình hình thực tế. Giai đoạn 2016 – 2020, Vĩnh Long xác định, thực hiện chính sách giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà. 

Đào tạo việc làm - nền tảng xóa đói giảm nghèo

Giảm nghèo không còn là mục tiêu riêng của tổ chức hay cá nhân nào mà trở thành nhiệm vụ chung của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị Vĩnh Long. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương cụ thể hóa chương trình, kế hoạch giảm nghèo, cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.

Các giải pháp giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, đáp ứng tình hình thực tế, giải quyết nhu cầu bức xúc của người nghèo. Đặc biệt, huy động nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… góp phần hỗ trợ người nghèo vượt khó, vươn lên thoát nghèo. 

Để thực hiện nhiệm vụ này, tỉnh đặc biệt chú trọng các chương trình, giải pháp tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Giai đoạn 2016 – 2020, tổ chức gần 1.300 lớp đào tạo nghề cho hơn 35.000 lao động nông thôn, đạt 117,1% kế hoạch. Trong đó, có hơn 32.000 lao động có việc làm ổn định, đạt tỷ lệ 91,32%.

Song song với đó, tỉnh còn thực hiện dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”, hỗ trợ trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long mua sắm máy móc trang thiết bị 3 nghề trọng điểm công nghệ ô tô, điện công nghiệp, kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính để phục vụ công tác dạy nghề cho người lao động.

Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2006 và ước tính đến năm 2020, tỉnh đã tạo việc làm cho hơn 126.600 lao động, vượt 33,26% kế hoạch. Trong đó, xuất khẩu lao động vượt 65,9% kế hoạch.

Công tác “đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua cũng nhận được sự quan tâm, sâu sát của lãnh đạo địa phương. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực chăm lo đời  sống cho người có công. Thăm và tặng hơn 258.000 phần quà cho người có công nhân các dịp lễ Tết.

Ông Bùi Văn Nghiêm, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long. (thứ 6 từ phải sang) và ông Thiệu Ngọc Tâm, Chủ tịch kiêm Giám đốc Cty TNHH MTV XSKT Vĩnh Long (thứ 6 từ trái sang) bàn giao thiết bị y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
  Ông Bùi Văn Nghiêm, Phó Bí thư  Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long. (thứ 6 từ phải sang) và ông Thiệu Ngọc Tâm, Chủ tịch kiêm Giám đốc Cty TNHH MTV XSKT Vĩnh Long (thứ 6 từ trái sang) bàn giao thiết bị y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết trợ cấp một lần và chi trả trợ cấp theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các đối tượng thụ hưởng. Mua bảo hiểm y tế cho gần 860.000 lượt đối tượng người có công với cách mạng với số tiền  gần 76 tỷ đồng. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa hơn 2.000 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách. Ước cả giai đoạn 2016 - 2020 vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt trên 51 tỷ đồng. 

Về công tác giảm nghèo, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư 21 công trình về cơ sở hạ tầng cho các ấp, xã đặc biệt khó khăn. Nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn 43 lượt xã của 7 huyện, thị xã với 1.224 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Hỗ trợ mua hơn 150.000 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và gần 250.000 lượt bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, mới thoát nghèo.

Huy động mọi nguồn lực từ xã hội hóa

Bên cạnh nguồn ngân sách, tỉnh còn huy động nguồn lực từ xã hội, mạnh thường quân, cá nhân, doanh nghiệp để đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, hỗ trợ nhà cho hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer và nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo với kinh phí hơn 235 tỷ đồng.

Đồng thời, triển khai dự án “Hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi bò giống, nâng cao đời sống” giai đoạn 2017 - 2020 tại 7 huyện, thị xã với 400 hộ nghèo được hỗ trợ với kinh phí 6,8 tỷ đồng. Công tác xã hội hóa được các Sở, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội trong tỉnh đã vận động các tổ chức, cá nhân với kinh phí hơn 3.155 tỷ đồng.

Cùng với đó, Chương trình giảm nghèo, chính sách trợ giúp xã hội đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Vĩnh Long quan tâm tập trung lãnh chỉ đạo, triển khai thực hiện. Tập trung huy động nguồn lực chăm lo người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và đối tượng bảo trợ xã hội nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân góp phần thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Người dân nông thôn tham gia lớp học đào tạo nghề xây dựng.
 Người dân nông thôn tham gia lớp học đào tạo nghề xây dựng. 

Trong thời gian tới, Vĩnh Long xác định sẽ tiếp tục phát huy mọi nguồn lực tập trung cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm mới và giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống và thu nhập cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn góp phần phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thực hiện tốt các chính sách chăm sóc người có công, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân. 

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; đẩy mạnh công tác kết nối cung - cầu lao động; tăng cường đào tạo nghề, kết nối với các doanh nghiệp đưa lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp trở lại thị trường lao động.

Đồng thời duy trì và nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình “Một điểm đến” tại Trung tâm Dịch vụ việc làm nhằm tập trung một đầu mối, tiết kiệm thời gian cho người lao động tham gia tư vấn giới thiệu việc làm, giải quyết bảo hiểm thất nghiệp…

Theo đó giai đoạn 2021-2025, Vĩnh Long phấn đấu 80% tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng chứng chỉ đạt 65%. Phấn đấu mỗi năm tạo thêm việc làm mới cho khoảng 20.000 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm xuống còn 1% 

Công ty XSKT Vĩnh Long luôn đồng hành cùng công tác an sinh xã hội

Bên cạnh việc đóng góp vào ngân sách nhà nước, nhiều năm qua Công ty TNHH MTV XSKT Vĩnh Long được biết đến là đơn vị điển hình, hỗ trợ tích cực vào công tác an sinh xã hội tỉnh nhà. Giai đoạn 2015-2020, tổng doanh thu tiêu thụ đạt gần 21.000 tỷ đồng; tỷ lệ tiêu thụ đạt trên 95%. Theo đó, tổng nộp ngân sách của Công ty đạt trên 7.000 tỷ đồng (vượt 28,81% so với kế hoạch).

Những hoạt động xã hội đáng chú ý của Công ty như: Tài trợ 127 căn nhà tình nghĩa, gần 1.300 căn nhà đại đoàn kết cho đối tượng chính sách, đối tượng hộ nghèo, cận nghèo; tài trợ các trang thiết bị y tế hiện đại cho bệnh viện tỉnh, cho các trung tâm y tế tuyến huyện - thị - thành để có thể chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt nhất, giảm được áp lực khám chữa bệnh cho bệnh viện tuyến trên. 

Tài trợ hàng ngàn suất học bổng cho học sinh, sinh viên hiếu học thông qua đóng góp quỹ học bổng Võ Văn Kiệt được 15 tỷ đồng; hàng triệu quyển tập học sinh giúp cho các em có thêm điều kiện để tiếp tục đến trường…

Đặc biệt, trong năm 2020, nhằm giải quyết khó khăn cho người bán vé số nghèo, khó khăn trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững trật tự an toàn xã hội trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Công ty đã hỗ trợ tiền, quà, khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn với tổng kinh phí gần 6 tỷ đồng và 18 tấn gạo thông qua mạng lưới đại lý và trực tiếp trao tại huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cho người bán vé số khó khăn.

Ngoài ra, Công ty còn hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng do hạn, xâm nhập mặn với số tiền 250 triệu đồng. Cán bộ, công nhân viên Công ty ủng hộ 1 ngày lương đóng góp vào Quỹ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn với số tiền 60.000.000 đồng.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.