Những học thuyết kinh điển trong giáo lý nhà Phật- Kỳ 1: Học thuyết vô thường

Những học thuyết kinh điển trong giáo lý nhà Phật- Kỳ 1: Học thuyết vô thường
(PLVN) - Đạo Phật không phải là một hệ thống triết học nhưng khi tìm hiểu, nghiên cứu, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những quan điểm, học thuyết mang tính triết học kinh điển trong giáo lý nhà Phật.

Chúng ta có thể tìm thấy nhiều quan điểm triết học trong giáo lý nhà Phật. Nhưng tựu chung lại, quan trọng nhất có thể kể đến 5 học thuyết mang tính phổ quát gồm: Học thuyết vô thường, Học thuyết vô ngã, Học thuyết nhân quả - nghiệp báo, Học thuyết duyên khởi và Học thuyết tánh không.

Vô thường là đặc tính phổ quát của tất cả các sự vật, hiện tượng thuộc các pháp hữu vi. Nói một cách giản dị và thông dụng vạn vật hay các pháp luôn luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng. Đây được xem là quan điểm không có gì tranh cãi nữa.

Theo Đức Phật, không có một pháp nào thường hằng, bất biến mà luôn luôn chịu sự chi phối của quá trình thành, tựu, hoại, diệt. Bản chất sự vật gồm 4 giai đoạn: sinh, trụ, dị, diệt. Đây là bốn đặc tính hợp thành các sự vật, vạn vật trải qua sự biến cải và lệ thuộc vào sự lập lại chính nó trong sự xoay vòng không có điểm dừng lại.

Theo học thuyết nhà Phật, bốn đặc tính này gọi là tứ tướng. Trong triết học Phật giáo: Sinh là sự tồn tại của mọi sự vật chuyển đến một trạng thái từ hiện tại đến tương lai; Trụ: cũng tồn tại, cái mà tạo nên tất cả sự vật trong thực tế hoặc là trạng thái nhận biết ngay khi một vật xuất hiện từ tương lai trở về hiện tại do ảnh hưởng của sinh; Dị là cái gì mà con người kéo dài sự sống trở nên nhợt nhạt của tuổi già, đang có mặt sự hoại diệt; Diệt là yếu tố cuối cùng đưa đến sự hoại diệt, cái mà phá hoại tất cả sự vật chuyên chở nó đến quá khứ.

Thế gian này vạn vật biến đổi trong từng sát-na
Thế gian này vạn vật biến đổi trong từng sát-na 

Đây là lý do được giải thích tại sao trong thế giới hiện tượng, không có vật gì có thể thay đổi trong cùng một trạng thái do hai vật chuyển động liên tục tiếp nối nhau. Vạn vật đang thay đổi liên tục do hoạt động của bốn đặc tính này.

Tảng đá- một tĩnh vật vô tri nhưng ở đó có một quá trình hình thành, tồn tại, chuyển biến và hư hao, hoại diệt. Dù cực kỳ khó phân tích, cắt nghĩa rạch ròi nhưng phải thừa nhận tảng đá của năm trước khác với năm nay; ngay cả tảng đá của giờ khắc này cũng đã khác bản thân nó của ngày hôm trước. Bởi vì không có một sự vật, hiện tượng hay một pháp nào bất biến trước thời gian mà nó thay đổi, chuyển biến trong từng ngày từng giờ, theo cách nói của đạo Phật là chuyển biến trong từng sát-na. Một bóng câu, một tăm cá hay gió thổi, mây bay đều có sự vận động, thay đổi trong từng khoảnh khắc thời gian.

Cùng quan điểm này, một triết gia Hy Lạp cổ đại từng phát biểu: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Đó là bản chất tồn tại của sự vật, hiện tượng hay các pháp trên thế gian này. Giáo lý nhà Phật có: “Ngũ uẩn là vô thường. Sắc vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vô thường. Vì vô thường nên chúng có khả năng đưa tới khổ đau.” Hiểu được ngũ uẩn vô thường theo quan niệm đạo Phật sẽ giúp con người vượt qua khổ lụy, an nhiên tự tại. 

Trong truyền thống Phật giáo, vô thường được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo tính chất, mục đích phân loại. Có khi vô thường được chia thành thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường. Có khi vô thường được chia thành niệm niệm vô thường, tương tục vô thường. Cũng có khi vô thường được chia thành nhất kỳ vô thường, sát-na vô thường. Còn nhiều cách chia khác, với nội dung tương tự nhau.

Trong kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy, khi nói về vô thường, đức Phật thường nhấn mạnh ở cả hai phương diện thân và tâm. Nói cách khác, theo đức Phật ngũ uẩn là vô thường. Sắc vô thường. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vô thường. Vì vô thường nên chúng có khả năng đưa tới khổ đau. Đó là một trong những điểm giáo lý quan trọng của đạo Phật.

Ở đây, có một điểm cần chú ý, vô thường trong Phật giáo không chỉ là lý thuyết mà quan trọng hơn là một pháp hành, pháp quán chiếu. Do đó, trong cái nhìn của người Phật tử tu học, không nên tìm hiểu vô thường để thỏa mãn tri thức, dù cách thỏa mãn này cũng mang tới nhiều lợi ích. Vô thường phải được quán chiếu một cách sâu sắc để chúng ta không còn bị lệ thuộc, chấp mắc quá nhiều về các đối tượng thuộc tâm thức hay ngoại cảnh bên ngoài. Nếu không được quán chiếu sâu sắc thì vô thường chỉ là tri thức thuần túy, là ý niệm của chúng ta về nó, do đó không có khả năng đưa ta tới một đời sống an lạc, hạnh phúc thực sự. Và đó cũng không phải là mục tiêu của đạo Phật hướng tới.

(Đón đọc kỳ tới: Học thuyết vô ngã)

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.