(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.
(PLVN) - Mỗi người chúng ta sống trong cuộc đời này đều muốn yêu thương và được yêu thương, nói cách khác, tình yêu là điều hiển nhiên, đó là những cảm xúc, biểu hiện ra thành hành động và cử chỉ mỗi ngày, nó như sợi dây gắn kết chúng ta lại với nhau.
(PLVN) - Lâu nay đa số người Việt Nam cho rằng, đạo Phật là dành riêng cho các bậc già nua tuổi tác, nên khi thấy một thanh niên cạo tóc xuất gia, hoặc đến chùa lễ Phật thì họ xầm xì cho là chán đời, là bi quan, là trốn nợ xã hội. Nhưng họ đâu ngờ đạo Phật là “đạo của tuổi thanh xuân đang căng nhựa sống và tha thiết yêu đời”.
(PLVN) - Trước đây, việc tìm đến chốn thanh tịnh nơi cửa Phật chủ yếu là người cao tuổi thì nay xu hướng lên chùa lại được giới trẻ chọn lựa. Họ cùng nhau lên chùa để thiền, đọc sách, học vẽ thư pháp và cưới hằng thuận. Đó là cách giới trẻ sống chậm rãi lắng nghe những điều tốt đẹp xung quanh cuộc sống.
(PLVN) - Bánh xe là một trong số những biểu tượng phổ biến của Phật giáo, hàm chứa ý nghĩa rằng cuộc sống luôn thay đổi liên tục và những thay đổi đó nếu diễn ra hướng theo sự tốt đẹp sẽ mang đến hạnh phúc cho đời người.
(PLVN) - Có bệnh hiểm nghèo không cần uống thuốc; con người không phải do cha mẹ sinh ra mà từ hòn đá lăn; chết càng sớm càng tốt, cúng dường càng nhiều càng giải nghiệp; gia đình, con cái là vô nghĩa… Là những lý thuyết ma mị của nhiều tà đạo thời gian gần đây.
(PLVN) - Sâu thẳm của hành vi mê tín dị đoan là cầu may, đuổi rủi. Phải chăng ở đời có hai thứ gọi là “vận may”, “xui xẻo” và phải nhờ đến mê tín mới có thể hoán cải được?
(PLVN) - Nếu như pháp ấn Vô thường là đặc chất đích thực của sự sống, đem lại niềm tin cho mọi nỗ lực sáng tạo và phát triển của con người thì pháp ấn Khổ là một vấn đề thường trực trong thực tại cuộc đời và cả trong ý thức mỗi con người, giúp con người nỗ lực vượt lên để giải thoát.
(PLVN) - Tam pháp ấn là học thuyết mang tính pháp định trong hệ thống giáo lý nhà Phật gồm: Vô thường, khổ và vô ngã. Đây là ba dấu ấn xác định, chứng nhận tính chính thống của giáo lý đạo Phật; là ba chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đi vào giải thoát, là ba phương pháp quán niệm để chuyển hóa tự thân.
(PLVN) - Theo Phật giáo, tất cả chúng sinh đều phải biết nương nhờ “thập thiện nghiệp” (mười nghiệp lành) như một kim chỉ nam vô giá quyết định phương hướng cho hạnh phúc. Trong mười nghiệp lành đạo Phật chia ra thân có 3, khẩu có 4 và ý có 3. Nếu thân khẩu ý được điều tiết, gìn giữ, bảo trọng, phát huy và tăng trưởng 10 nghiệp lành này, được gọi là thân khẩu ý trọn lành hay tam nghiệp trọn lành.
(PLVN) - Theo Phật giáo, con người cần tu tập “thập thiện nghiệp” để làm hành trang cho mình giữa thế gian cát bụi, lắm nghiệt ngã và nhiều khổ đau này. Vậy “thập thiện nghiệp” ấy là gì?
(PLVN) - Thời cổ đại, dân chúng Tây Tạng đã mời các thầy phù thủy cứu giúp, chống lại bão táp, băng tuyết, thú rừng. Trải qua hàng ngàn năm, đến nay thuật phù thủy vẫn tồn tại trong sinh hoạt xã hội hiện đại như một di sản của tín ngưỡng nguyên thủy của người Tây Tạng.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, đạo Phật với tinh thần nhập thế luôn có cống hiến xứng đáng cho đất nước, cho dân tộc. Trong lịch sử dân tộc, Phật giáo tham gia vào đấu tranh bảo vệ đất nước, là tôn giáo có nhiều cống hiến lớn trong các thời kỳ cách mạng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
(PLVN) - Giáo lý duyên khởi là căn bản của hệ thống triết học Phật giáo. Học thuyết này giúp con người ta thấy rõ sự thật của con người, cuộc đời và giá trị hạnh phúc; nó thuyết minh về sự liên hệ hỗ trợ giữa các sự vật, hiện tượng hay các pháp.
(PLVN) - Nhân quả – nghiệp báo là một học thuyết quan trọng và vô cùng nhân văn trong giáo lý nhà Phật. Theo đó, hạnh phúc hay khổ đau không phải do tạo hóa ban phát mà đều do nơi chính con người định đoạt, trong đó yếu tố nhân duyên cũng góp phần quan trọng có thể thay đổi nghiệp báo.
(PLVN) - Đạo Phật không phải là một hệ thống triết học nhưng khi tìm hiểu, nghiên cứu, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những quan điểm, học thuyết mang tính triết học kinh điển trong giáo lý nhà Phật.
(PLVN) - Thời 4.0 làm cho con người lệ thuộc vào công nghệ. Với một số thao tác trên thiết bị thông minh có thể cho phép con người ta làm nhiều việc cùng một lúc. Sự phân tán tư duy, phân tán cảm xúc và phân tán năng lượng này nó đi ngược lại với một giá trị cốt lõi của đạo Phật, đó là chánh niệm.
(PLVN) - Đó là một câu hỏi đơn giản nhưng ngẫm kĩ lại không dễ để trả lời. Và giờ đây, sau nhiều vụ việc liên quan đến chùa chiền, những câu hỏi như thế lại được dấy lên, như sự tìm kiếm về bản nguyên của đạo Phật và tôn giáo.
(PLVN) - Quy y Tam bảo là thuật ngữ về một nghi lễ đặc trưng của đạo Phật. Đây được coi như điểm khởi đầu mang tính định hướng, giác ngộ từ một “phật tử cảm tính” thành “phật tử đúng pháp” dưới ánh sáng, giáo lý đạo Phật. Thế nhưng, hiện vẫn không ít người cho rằng, quy y chỉ đơn thuần là nhờ bậc chân tu đặt cho một pháp danh…