Di sản văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất cổ
Tây Tạng là một dân tộc thiểu số sống ở vùng cao nguyên miền Tây Nam Trung Quốc. Họ có thứ văn hoá tôn giáo độc đáo. Trước khi đạo Phật du nhập vào Tây Tạng, thuật phù thủy rất thịnh hành.
Ngay cả khi đạo Phật chiếm được địa vị thống trị ở Tây Tạng thì thuật phù thủy vẫn tồn tại trong sinh hoạt xã hội. Đến nay các nhà nhân loại học phát hiện thấy, dân chúng Tây Tạng đã mời các thầy phù thủy cứu giúp, chống lại bão táp, băng tuyết, thú rừng... Có thể nói thuật phù thủy là một di sản của tín ngưỡng nguyên thủy của người Tây Tạng.
Thuật phù thủy nằm trong phạm trù tôn giáo nguyên thủy của dân tộc Tạng xuất hiện xất sớm. Quan niệm tôn giáo truyền thống của Tây Tạng cho rằng, thần linh tồn tại khắp mọi nơi. Trên trời, dưới đất, trong nước... vạn vật trong thế gian đến phải tuân theo lệnh của thần linh.
Những trận động đất, hoả hoạn, sấm sét, hồng thủy, băng tuyết xảy ra ở cao nguyên Thanh Hải Tây Tạng đều do thần linh tạo ra để trừng phạt, răn đe con người. Thuật phù thủy và các thầy phù thủy xuất hiện trong bối cảnh đó. Thầy phù thủy là chủ tế nghi lễ tôn giáo.
Miền đất Tây Tạng ẩn chứa trong lòng nó những phép thuật kỳ bí, linh thiêng của Trung Hoa cổ. |
Trong thời Bộ lạc và Thị tộc, trưởng lão của thị tộc hoặc thủ lĩnh của bộ lạc đảm nhiệm vai trò này. Nắm được thần quyền, họ nắm được đại quyền trong thị tộc và bộ lạc.
Những thầy phù thủy này biết truyền đạt dân ý cho thần và ma quỷ, truyền lệnh của thần cho dân chúng, dự đoán được lành dữ, họa phúc, trừ tai họa, điều trị bệnh tật. Họ biết bói toán, gọi hồn, xua đuổi tà ma. Họ là cây cầu liên lạc giữa thần với con người, đôi khi còn đóng vai trò làm người phát ngôn của thần. Tóm lại thầy phù thủy chiếm địa vị cao trong con mắt người Tây Tạng.
Sử sách không ghi lại nên ngày nay chúng ta không thể biết thầy phù thủy thời nguyên thuỷ của dân tộc Tạng ăn mặc thế nào, nên gọi ra sao và cũng không thể biết được cách hoạt động, dụng cụ, lời thần chú, đàn tế và cách bói toán của họ.
Khi Tây Tạng chuyển dần từ xã hội nguyên thủy sang xã hội nô lệ, bản giáo (đạo gốc) của Tây Tạng được xác lập, thuật Phù thủy Tây Tạng trở thành đặc quyền của các thầy phù thủy bản giáo.
So với thuật phù thủy trong thời kì nguyên thủy, thuật phù thủy bản giáo phức tạp, rắc rối hơn nhiều. Cách ăn mặc, truyền nghề, lời kêu cầu, dụng cụ hành nghề của họ cũng rất. phức tạp. Tư liệu còn lại cho thấy, quyền lực của thầy phù thủy bản giáo rất. lớn, có ảnh hưởng đến Vương triều Thổ Phiên của Tây Tạng trong suốt 26 đời vua.
Đến thế kỉ VI, đạo Phật từ Ấn Độ truyền vào Tây Tạng được vương triều tiếp nhận làm cho bản giáo dần dần mất đi vị thế, cuối cùng phải rút khỏi vũ đài chính trị và bị đạo Phật thay thế.
Vương triều Thổ Phiên (Thổ Phồn)
Đây là chính quyền được thành lập ở cao nguyên Thanh Tạng vào khoảng thế kỷ VI. Phiên là tên tự xưng của dân tộc Tây Tạng. Vào thế kỷ VI, liên minh bộ lạc ở Sơn Nam đã lập ra chính quyền rồi dần dần phát triển thế lực ra vùng Lhasa.
Năm 629, Songtsän Gampo (Tùng Tán Càn Bố) kế ngôi vua lập kinh đô - nay là thủ phủ Lhasa. Ông định ra pháp luật, chế độ quan chức, quân đội, thống nhất cách do lường, cho người làm ra chữ viết, giao thiệp với nhà Đường, tiếp thu văn hoá Trung Nguyên.
Lúc này Phật giáo chính thức du nhập Tây Tạng. Vào thập kỷ 90 thế kỷ VIII, thế lực Thổ Phiên cực thịnh, khống chế một cương thổ rộng lớn, phía Đông giáp Tứ Xuyên và Cam Túc, phía Tây đến Đạt Thống Lĩnh, phía Bắc đến tận Thiên Sơn.
(Đón đọc kỳ tới: Kỳ bí Đạo Sa man)