“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Chuyển hóa nỗi khổ niềm đau

Khi xã hội phát triển, những vấn đề tinh thần ngày càng được mọi người quan tâm. Có lẽ vì vậy mà ngay khi cuốn sách “Chia sẻ từ trái tim” của thầy Thích Pháp Hòa ra mắt đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc gần xa. Nhiều người cho biết, cuốn sách của thầy như một làn nước mát xoa dịu trái tim, giúp họ tìm thấy bình an trong cuộc sống.

Trong cuốn sách thứ hai “Con đường chuyển hóa”, chọn lọc 50 bài giảng tinh túy trong suốt 30 năm giảng pháp của thầy Thích Pháp Hòa nhằm hệ thống cho bạn đọc các giáo lý quan trọng của đạo Phật và các pháp môn tu tập phổ biến.

Ở phần đầu của cuốn sách, bạn đọc sẽ nhận diện đạo Phật nguyên bản thông qua “tám con đường chân chánh” (Bát Chánh đạo), bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh định, chánh tinh tấn và chánh niệm. Đây là một pháp môn quan trọng, giúp người tu học đoạn trừ được cái gốc của bất thiện và đi tới chỗ an vui, hết khổ. Ở từng bài giảng, thầy Thích Pháp Hòa không chỉ đi sâu vào từng khái niệm mà còn đưa ra nhiều ví dụ và cách để bạn đọc áp dụng Bát Chánh đạo vào cuộc sống của mình: cách mưu sinh chân chánh, cách sử dụng lời nói cho có ý nghĩa, cách để chánh niệm và tư duy đúng đắn…

Như thầy Thích Pháp Hòa đã chỉ ra: “...nếu sống mà không có tỉnh giác, không rõ biết vị trí, hoàn cảnh hiện tại của mình, mình sẽ tự làm khổ mình và làm phiền người khác. Còn ngược lại, sống mà biết mình, biết người thì mình vui sống. Để được như vậy, chúng ta phải tu thiền trong mỗi giây mỗi phút”.

Nhưng tu ở đây cũng không phải là tới chùa cúng lễ hay lạy một ngày mấy trăm lạy để “lấy điểm”, mà là thấy rõ cái xấu, cái dở nơi mình để chuyển hóa nó thành cái thiện. Còn với những cái thiện đã có, mình phải làm cho nó tăng trưởng.

Thầy Thích Pháp Hòa chia sẻ: “…tu không phải là để thành tiên, thành Phật gì cả, mà tu để thành chính mình. Tu để biết mình đang vướng cái gì để tháo, để buông. Tu để biết mình đang vấp phải cái gì, đã thấu đạt được gì. Tu là để sáng soi rõ ràng, ăn biết mình ăn, uống biết mình uống. Và tu cũng để biết mình đang có nỗi khổ đau gì, từ đó, mình làm sao để giảm bớt cái khổ, cái đau đó”.

Thầy Thích Pháp Hoà - Tác giả cuốn sách” Con đường chuyển hóa”.

Thầy Thích Pháp Hoà - Tác giả cuốn sách” Con đường chuyển hóa”.

Tuy là một vị tu sĩ thiên về truyền thống Tịnh Độ nhưng thầy Thích Pháp Hòa không giới hạn bài giảng của mình ở một phép tu nào, thay vào đó, thầy luôn nỗ lực để đưa Thiền và Tịnh Độ về lại một “nhà”. Trong phần hai của “Con đường chuyển hóa”, các bài giảng của thầy Thích Pháp Hòa tập trung phác họa bức tranh khái quát của “đạo Phật pháp môn”.

Trên tinh thần “Thiền - Tịnh song tu” và là người tìm hiểu sâu cũng như có kinh nghiệm tu tập ở cả hai pháp môn, thầy Thích Pháp Hòa đã giải thích cặn kẽ tính phương tiện và điểm chung cốt lõi của hai truyền thống này, đồng thời hướng dẫn người đọc nhiều phương pháp để thực hành như mười cách niệm Phật, đếm hơi thở, quan sát cảm giác, quan sát tâm hành… để mỗi độc giả tự lựa chọn những “món ăn” phù hợp cho con đường tu học của mình.

Tu hành là trở về với chính mình

Nhiều người vẫn nghĩ, tu hành là lánh đời, cách xa mọi sự, không còn lo nghĩ chuyện gì. Nhưng sự thật của tu hành là trở về với chính mình, tạo được nguồn tuệ giác nơi mình để quán chiếu mọi việc trong cuộc sống. Vì thế “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Nhìn chung, những việc chúng ta làm đều xuất phát từ tâm, nếu tâm an lạc thì mọi việc sẽ bình an. Vì lẽ đó, tất cả các phép tu đều nhằm mục đích để chúng ta điều phục được tâm của mình. Nếu tâm thiện, ta hoan hỉ phát huy tâm thiện đó nhiều hơn. Nếu tâm bất thiện, ta tìm cách giảm bớt. Một khi đã điều phục được tâm thì an lạc sẽ tới. Tâm đã vững thì chúng ta mới không dễ bị lay động hay lệch hướng. Như thầy Pháp Hòa đã chỉ ra: học Phật là hướng dẫn chúng ta quay về bên trong, bởi vì quay về bên trong, ta mới bình an.

Khi quay về bên trong, ta đồng thời nhìn thấy trí tuệ nơi mình, từ đó nhìn thấy được vẻ đẹp của vạn vật. Người có trí thì luôn nhìn đời với cặp mắt thương yêu và hiểu biết, luôn an nhiên và tự tại trước mọi sự “được - mất”, “thắng - thua” ở đời.

Thầy Thích Pháp Hòa nhìn nhận: “Mình thấy rõ là trong cuộc đời, được - mất, thành - bại, thắng - thua… cái gì cũng là tạm. Nói như vậy không phải là để chúng ta bi quan, mà để chúng ta có một sự sống vui vẻ, để chúng ta sống với tâm hoan hỉ, rộng mở, chấp nhận, thương yêu, tha thứ, chứ không phải buồn rầu, sầu khổ. Thấy cuộc đời dường như vô nghĩa, chúng ta nguyện sống cho có ý nghĩa, chứ không phải thấy cuộc đời buồn bã như vậy rồi chúng ta buông xuôi. Vì đó là sự thật của đời sống. Mình chấp nhận nó, nó cũng sẽ đến. Mình không chấp nhận nó, nó cũng sẽ đến. Nếu mình chấp nhận nó thì khi nó đến, mình nhẹ lòng lắm”.

Một trong những điểm đặc biệt của cuốn sách này là sự xuất hiện của các câu kệ Pháp Cú xuyên suốt các bài giảng. Thầy Pháp Hòa đã khéo léo dung hợp những mẩu chuyện của đời sống vào trong những câu kệ ngắn, điều này giúp cho những giáo lý thâm sâu của đạo Phật trở nên dễ hiểu và dễ tiếp cận với phần đông đại chúng.

Với những lời giảng gầy gũi và khiêm cung, “Con đường chuyển hóa” của thầy Thích Pháp Hòa không chỉ mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn về đạo Phật mà còn giúp chúng ta tự tìm cho mình một cánh cửa phù hợp để tu tập và chuyển hóa những nỗi khổ, niềm đau của mình.

Tin cùng chuyên mục

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn

(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an
(PLVN) - Thay vì mãi chạy theo những điều xa vời, chúng ta nên học cách hài lòng với những gì mình đang có. Biết từ bỏ là khi chúng ta thật sự tìm thấy sự tự do, sự bình an...

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương
(PLVN) -  Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương, bởi đôi khi, một phút ngập ngừng cũng có thể là một cơ hội đã vụt mất. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng, trân trọng từng khoảnh khắc...

Độc lạ những đám cưới trang trí bằng rau củ quả

Trang trí lễ cưới bằng rau quả tạo nên sự độc đáo, mới lạ.
(PLVN) - Dùng cà chua, ớt chuông, súp lơ, vải thiều để trang trí đám cưới hoặc làm hoa cưới cầm tay... là những cách làm độc đáo mà nhiều cặp đôi lựa chọn áp dụng trong ngày trọng đại của mình. Vừa sáng tạo lại tiết kiệm, những đám cưới độc lạ này nhận được vô vàn lời khen từ cư dân mạng.

Khi vẻ ngoài không thể 'chữa lành' khoảng trống tâm hồn

Giá trị bền vững để giữ gìn hạnh phúc lâu dài lại không nằm ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ chính phẩm chất, lối sống, sự thấu hiểu và lòng kiên nhẫn. (Nguồn: Lovepik)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, ngoại hình dần trở thành chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá giá trị bản thân, đặc biệt đối với nhiều chị em phụ nữ, khiến họ lao vào cuộc đua làm đẹp, sửa sang nhan sắc. Tuy nhiên, cuộc săn tìm vẻ đẹp bề ngoài lại không thể lấp đầy những khoảng trống về tinh thần, không thể "chữa lành" tâm hồn bên trong cho nhiều người.

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu
(PLVN) - Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học để cống hiến lâu dài cho nhà chùa. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý
(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế
(PLVN) - Chùa Thiên Mụ (còn được gọi là Chùa Linh Mụ) không chỉ là ngôi chùa cổ kính nằm bên dòng sông Hương, mà còn là ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư
(PLVN) - Ngày 31/10 (tức 29/9 âm lịch) là ngày Vía Phật Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly), Ngài có thể giúp dân chúng tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn.

Những ‘tuyệt chiêu” giúp chị em phụ nữ trở nên thần thái, sang trọng

Các nữ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Pháp luật Việt Nam tham gia khóa học về thần thái, phong cách thanh lịch.
(PLVN) - Phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp là một lợi thế nhưng phụ nữ có thần thái thì thực sự được nhiều người ngưỡng mộ. Những người phụ nữ này không chỉ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng lôi cuốn, thu hút ánh nhìn từ mọi người mà còn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề trên con đường thành công trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để trở thành một người phụ nữ thần thái và sang trọng?