Triết lý sống qua hình tượng bánh xe trong đạo Phật

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bánh xe là một trong số những biểu tượng phổ biến của Phật giáo, hàm chứa ý nghĩa rằng cuộc sống luôn thay đổi liên tục và những thay đổi đó nếu diễn ra hướng theo sự tốt đẹp sẽ mang đến hạnh phúc cho đời người.
Triết lý sống qua hình tượng bánh xe trong đạo Phật

Biểu tượng nhiều hàm ý

Bánh xe luân hồi là tên gọi chỉ cho một biểu tượng được vẽ như hình bánh xe có 12 chiếc nan hoa dùng để biểu trưng cho giáo lý 12 nhân duyên trong nhà Phật. Biểu tượng này qua thời gian đã trở thành ý niệm quen thuộc trong dân gian, đôi khi nó xuất hiện dưới cái tên bánh xe sinh hóa hay bánh xe sinh tử, diễn tả sự luân hồi của chúng sinh trong các nẻo đường sinh tử; đồng thời qua đó biểu thị những tư tưởng tinh túy của Phật giáo như giáo lý Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên.

Tứ diệu đế là 4 sự thật vi diệu, thâm sâu, bao gồm cuộc đời này tràn đầy khổ đau; khổ đau ấy có nguyên nhân của chúng, đó là tham ái, sân giận, si mê…; trạng thái tức diệt những nguyên nhân của khổ đau ấy; con đường dẫn đến sự tức diệt ấy. Xuyên suốt 4 sự thật được diễn tả qua giáo lý Tứ diệu đế là giáo lý Thập nhị nhân duyên, giải thích quá trình vận hành của toàn thể thế gian bao gồm cả hữu tình và vô tình.

Theo một số ghi chép, bánh xe luân hồi thực chất vốn không phải là một biểu tượng được hình thành trong thời đại của đức Phật mặc dù giáo lý 12 nhân duyên thường được Đức Phật giảng giải cặn kẽ. Ban đầu, hình ảnh bánh xe này xuất hiện ở Nam Ấn, nhưng sau đó được các nhà truyền giáo đưa đến Bắc Ấn và phát triển thịnh hành ở đó. Ngày nay, hình ảnh bánh xe luân hồi chỉ còn phổ biến ở Tây Tạng.

Nguồn gốc của hình tượng bánh xe luân hồi được cho là xuất phát từ câu chuyện trong kinh Thí Dụ. Theo đó, Tôn giả Mục Kiền Liên, vị đệ tử đứng đầu về thần thông của Đức Phật, không chỉ hành đạo trong cõi người mà còn thường lui đến các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và cõi trời.

Sau khi tận mắt chứng kiến cảnh chúng sinh chết đi sống lại, bị tàn sát, hành hạ trong địa ngục; cảnh muôn thú tranh giành, giết hại nhau, cảnh các loài quỷ bị đói khát dằn vặt; cảnh thiên nhân hết phước báu bị đọa lạc, suy vong; cảnh loài người bị tham ái cấu xé, bức bách thảm khốc…, Tôn giả đã trở về cõi Diêm Phù Đề và thuật lại những điều mắt thấy tai nghe này cho 4 chúng đệ tử của Đức Phật, khuyên họ nên ý thức đến nỗi khổ triền miên của cõi Ta Bà mà tinh tấn tu trì hướng đến cảnh giới vô sinh an tịnh.

Một lần nọ, khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, tôn giả Mục Kiền Liên cũng đem những cảnh khổ trên để khuyến hoá các hàng xuất gia và tại gia. Khi thấy mọi người đang vây quanh và chăm chú lắng nghe tôn giả, Đức Phật bèn hỏi ngài A Nan vì sao mọi người đang vây quanh tôn giả Mục Kiền Liên. Khi biết được nguyên do, Đức Phật bèn dạy: “Trưởng lão Mục Kiền Liên hay bất cứ một vị Tỳ-kheo nào khác như trưởng lão cũng không thể cùng một lúc có mặt tại nhiều nơi để giáo hóa mọi người. Vì thế, nên làm hình bánh xe gồm 5 phần đặt ngay lối ra vào của tinh xá”.

Cũng theo chỉ dạy của Đức Phật, 5 phần của bánh xe được minh hoạ để tượng trưng cho 5 cảnh giới, 3 cảnh giới phía dưới là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ còn 2 cảnh giới bên trên là cõi trời và người. Hoạ cảnh 4 châu Đông Thắng Thần, Tây Ngưu Hoá, Bắc Câu Lô và Nam Thiệm Bộ cũng được thêm vào. Ở giữa là hình ảnh 3 loài thú, bao gồm con gà, đôi khi là chim bồ câu; rắn và heo.

Hình ảnh giải thoát của chư Phật và cảnh giới Niết Bàn được thể hiện qua những vầng hào quang, hàng phàm phu được minh hoạ qua với cảnh những chúng sinh chìm nổi trong nước, vòng bên ngoài thể hiện 12 phần duyên khởi theo hai chiều thuận nghịch. Bánh xe này thể hiện mọi chi tiết về cảnh giới luân hồi trong mọi thời, khẳng định tất cả bị nuốt bởi vô thường. Ngoài những hình ảnh trên, hai câu kệ nói về sự hành trì theo chính pháp để điều phục phiền não, vượt thoát cảnh luân hồi cũng nên được khắc bên bánh xe.

Triết lý sống qua hình tượng bánh xe

Bánh xe luân hồi mô tả mối quan hệ nhân quả của 12 nhân duyên. Nó nói lên rằng con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, phải nhận lấy kết quả tùy theo nghiệp mà họ đã tạo ra. 12 nhân duyên kết thành một vòng tròn theo hai chiều xuôi ngược, mang hàm ý rằng con người trải qua 12 giai đoạn theo hai chiều ấy để rồi tái sinh vào cảnh giới vui sướng hoặc đau khổ trong 6 cảnh giới.

Thoạt nhìn, ta thấy bánh xe luân hồi đang bị một con quỷ dữ ôm lấy trong bộ nanh vuốt sắc nhọn của nó, nói lên bản chất mong manh, vô thường của cuộc đời. Ý nghĩa thể hiện ở đây là con người luôn luôn bị cái vô thường rình rập, Thần Chết luôn luôn giám sát mọi hoạt động để chờ cơ hội lấy đi mạng sống của họ.

Bức tranh luân hồi khởi đầu tại vòng tròn thứ nhất ở chính trung tâm. Ở đó có 3 con vật cắn đuôi nhau theo một vòng tròn. Trong đó, hình tượng con gà tượng trưng lòng tham và sự thèm khát. Màu đỏ của lông gà trống gợi liên tưởng đến lửa tham nung nấu những ai ôm và nuôi lấy lòng tham. Còn bồ câu là chỉ cho việc những gì thích thì muốn vơ lấy.

Con rắn là biểu hiện cho tâm sân giận, ganh ghét và thù hận. Hàm ý ở đây là con người nếu nuôi dưỡng lòng sân giận có thể đi đến trả thù, hãm hại người, giết người, giống như rắn sẽ mổ và cắn hại những ai xâm phạm chúng. Cuối cùng, con heo biểu thị cái si, si mê, ngu tối. Người không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. Ba con vật này cắn đuôi nhau, mang hàm ý rằng tham, sân và si mật thiết dính liền nhau.

Trong biểu tượng bánh xe này cũng có 2 con đường đen và trắng được minh họa bởi một vòng tròn nửa đen nửa trắng vây quanh 3 con vật ở chính giữa. Trên con đường trắng, các vị Thánh đang hướng lên chỉ cho đời sống đức hạnh dẫn đến các cảnh giới an vui. Còn trên con đường đen, những người độc ác với dây thòng lọng trong tay đang kéo nhau đi xuống những nơi thấp kém một cách tàn nhẫn; ngụ ý rằng những kẻ ngu tối và tội ác kia sẽ bị dẫn vào vòng sinh hóa khổ đau.

Hình tượng bánh xe trong Phật giáo nói một cách dễ hiểu hàm ý rằng, trong sự vận hành của dòng đời, cuộc sống của mỗi người như một bánh xe đang lăn đều trên đường đời. Tuy chu vi của bánh xe rất lớn nhưng sự tiếp xúc của nó với mặt đất chỉ là một điểm nhỏ.

Những giá trị sống động nhất, thiết thực nhất của sự vận hành bánh xe này không phải ở những điểm đã đi qua hay những điểm chưa tiếp xúc với mặt đất trên bánh xe mà chính là điểm đang tiếp xúc trong hiện tại. Đạo Phật xem cuộc sống trong giây phút hiện tại của mỗi người là mấu chốt để tạo ra niềm hạnh phúc trong cuộc sống này. Hiện tại mới là thời khắc thể hiện sự sống đích thực của mỗi người.

Để tạo dựng một cuốc sống hạnh phúc và an lạc thực sự, con người cần phải nhận diện và tiếp xúc với những gì mình đang có trong hiện tại. Sống với hiện tại là cuộc sống thực và qua đó con người mới cảm nhận được những giá trị đích thực của cuộc sống. Với biểu tượng này, Phật giáo luôn hướng đến một ước vọng hướng thượng và thăng hoa trong đời sống mỗi người. Cuộc sống luôn thay đổi liên tục; tinh thần, đạo đức và tâm linh trong sáng sẽ mang đến cho đời người nhiều hạnh phúc.

Ngoài ra, cũng có ý kiến diễn giải hình tượng bánh xe trong Phật giáo theo hướng ngụ ý rằng cuộc sống luôn là một sự vận động, biến đổi không ngừng. Nền văn minh khoa học đang tiến nhanh như vũ bão, nếu con người chỉ chú trọng đến sự phát triển về vật chất mà thiếu sự tiến bộ về mặt tinh thần hay tâm linh thì sẽ rơi vào những khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Đó sẽ là nguyên nhân đưa đến những đổ vỡ hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội. Do vậy, nếu hành trình của một đời người là một cỗ xe, thì cỗ xe đó phải gồm hai bộ bánh song hành là vật chất và tinh thần.

Cây ngũ gia bì

Ý nghĩa phong thuỷ của cây ngũ gia bì

(PLVN) - Cây ngũ gia bì, một loại cây cảnh phổ biến được sử dụng để trang trí không gian sống, không chỉ làm đẹp môi trường mà còn mang theo mình ý nghĩa phong thủy tích cực.
Cây nguyệt quế

Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế

(PLVN) - Cây nguyệt quế, với vẻ đẹp giản dị và mùi hương dễ chịu, không chỉ là lựa chọn tuyệt vời để trang trí cho không gian sống của chúng ta mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy.
Cây dây leo mang lại nhiều lợi ích phong thuỷ

Lợi ích phong thuỷ của cây dây leo trong nhà

(PLVN) - Trong xu hướng ngày càng phổ biến của việc trang trí không gian sống bằng cây xanh, cây dây leo đã trở thành một lựa chọn phổ biến không chỉ vì vẻ đẹp thẩm mỹ mà nó mang lại mà còn vì những lợi ích phong thủy và tâm linh mà nó đem đến.
Cây hoa giấy

Ý nghĩa phong thuỷ của cây hoa giấy

(PLVN) - Theo phong thuỷ, cây hoa giấy là cây dạng leo và có nhiều cành, tạo nên một dáng vẻ xum xuê, biểu tượng cho sự đủ đầy, bảo vệ, và hạnh phúc vẹn tròn.
Trong phong thủy, gương được cho là có thể nhân lên nguồn năng lượng trong nhà

Đặt gương trong nhà sao cho đúng?

(PLVN) -  Trong phong thủy, gương được cho là có thể nhân lên nguồn năng lượng trong nhà với những ảnh hưởng có thể tốt hoặc xấu. Vì vậy, khi đặt gương trong nhà cần phải chọn vị trí thích hợp và xác định những vị trí không nên đặt.
Giường ngủ là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn sau ngày dài mệt mỏi. Ảnh minh họa

Kê giường ngủ sao cho hợp phong thuỷ?

(PLVN) - Theo phong thuỷ, khi kê giường ngủ có một số quy tắc cơ bản mà bạn có thể xem xét để tạo một không gian ngủ hợp phong thủy, thuận lợi cho sức khỏe và tình cảm trong hôn nhân.

Phong thuỷ là một yếu tố được nhiều người quan tâm khi kê sofa. Ảnh minh họa

Đặt sofa trong phòng khách sao cho hợp phong thuỷ?

(PLVN) - Khi kê sofa trong phòng khách, gia chủ cần quan tâm đến sự hài hoà, thẩm mỹ, cân đối, phù hợp với không gian kiến trúc,… Ngoài ra, việc kê thế nào cho hợp phong thuỷ cũng là một yếu tố được rất nhiều người quan tâm.
Cây đu đủ (Hình minh hoạ)

Trồng cây đu đủ trong nhà sao cho hợp phong thuỷ?

(PLVN) - Cây đu đủ không chỉ cung cấp trái chín có nhiều giá trị dinh dưỡng, thơm ngon, mà còn có nhiều tác dụng khác nhau như điều trị hôi chân, làm đẹp,... Ngoài ra, cây đu đủ còn giúp làm đẹp cho không gian sân vườn , nâng cao thẩm mỹ ngôi nhà.
Treo rèm cửa sao cho đúng?

Treo rèm cửa sao cho đúng?

(PLVN) - Treo rèm cửa không chỉ là tạo thẩm mỹ cho căn nhà mà còn ảnh hưởng đến không gian sống và cảm xúc của gia chủ.