Truy tìm ‘rào cản’ công cuộc cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ tại Hà Nội - Bài 3: Nên bám trụ vì thói quen hay di dời để an toàn, hạnh phúc?

Truy tìm ‘rào cản’ công cuộc cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ tại Hà Nội - Bài 3: Nên bám trụ vì thói quen hay di dời để an toàn, hạnh phúc?

(PLVN) - Không ít hộ dân vẫn bám trụ chung cư cũ "chờ sập" vì ngại thay đổi nếp sống, không biết tương lai sẽ thế nào... Trong khi đó, những người đồng thuận di dời, tái định cư hạnh phúc chia sẻ về quyết định của mình. 

Sống chung hiểm nguy vì... ngại thay đổi

Qua quá trình khảo sát thực tế, tìm hiểu tâm nguyện cư dân và ý kiến của cơ quan chức năng, chuyên gia, nhóm phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chính quyền Hà Nội vẫn chưa triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ một cách đồng bộ. Trong đó, có nguyên nhân một bộ phận người dân chưa muốn di dời, di chuyển đi nơi khác, vì họ có có suy nghĩ ngại thay đổi, “quen sống" mặt phố, "sống chung" với hiểm nguy để mưu sinh...

Một số cư dân "bám trụ" nêu các lý do không đồng thuận di dời để cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, dù nguy hiểm: gắn bó hàng chục năm với nhiều kỷ niệm, chuyển khỏi nơi ở cũ sẽ xáo trộn cuộc sống của gia đình; ngược tuyến xe bus, xa nơi làm việc, nơi học tập của con cái; thu nhập đang ổn định. Họ cũng lo ngại về ở nơi tái định cư điều kiện chưa đáp ứng nhu cầu...


Khu tập thể G6A Thành Công nằm bên mặt đường Nguyên Hồng (phường Thành Công, quận Ba Đình) được đưa vào sử dụng từ năm 1987. Đây được coi là một trong những khu tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội. Hiện tại, 2 đơn nguyên 1 và 2 của khu tập thể G6A Thành Công đã tách rời hẳn đơn nguyên 3, tạo thành khe hở hình chữ V.

Toàn bộ khu nhà đã được chính quyền quây tôn và có biển thông báo nguy hiểm cấp D. Tuy nhiên, từ tầng 1 tới tầng 5 tại 2 đơn nguyên này vẫn có các hộ gia đình sinh sống.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Tổ trưởng TDP 22, phường Thành Công, một số người dân ở đây lo lắng khi đi tạm cư không biết thời gian cụ thể nào sẽ quay lại. Họ cũng ngại ngần khi các khu nhà tạm cư ở xa và cơ sở vật chất cũng biểu hiện xuống cấp...

Ông Nguyễn Trọng Hùng (78 tuổi, sống tại đơn nguyên 1 khu tập thể C8 Giảng Võ) cho biết, gia đình ông là một trong những người đầu tiên sinh sống tại khu tập thể này, mỗi đơn nguyên tại đây khoảng 30 căn, có căn 2 hộ dân sinh sống.

“Khu này xuống cấp hết rồi, phải sửa sang lại thì mới đảm bảo an toàn, ở được. Một số người dân có căn hộ tại đơn nguyên 1 và 2 cũng cho thuê lại và đi ra ngoài ở. Vì khi đơn nguyên 3 bị nứt và tách rời ra thì cũng sẽ ảnh hưởng đến đơn nguyên 1 và 2.

Chúng tôi mong có nơi khác tạm cư, tái định cư lắm rồi. Tuy nhiên, chúng tôi băn khoăn khi chuyển đi tạm cư thì không biết bao giờ mới nhận được nhà, khi chuyển chỗ ở thì công tác, việc học hành của con cháu bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, một số hộ dân ở tầng 1 đang cho thuê kinh doanh, có chỗ được 40 triệu đồng/tháng nên tiếc chưa muốn đi…", ông Hùng nói.

Anh Nguyễn Văn Tú, cán bộ một đơn vị chuyên về truyền thông chia sẻ, gia đình anh sinh sống hàng chục năm trong khu tập thể cao tầng cũ trên địa bàn phường Cống Vị, quận Ba Đình. Anh được sinh ra và sống trọn tuổi thanh xuân tại đó. Khu tập thể này xuống cấp mức nguy hiểm nhưng nhiều hộ dân vẫn bám trụ, không biết khi nào được cải tạo, xây dựng lại. Hàng ngày chứng kiến đơn nguyên khu tập thể ngày càng nứt toác, nghiêng một bên, gia đình anh lo ngại nên quyết định bán căn hộ khu tập thể, vay mượn thêm tiền mua nhà nơi khác.

"Giờ mỗi lần đi qua khu tập thể bất giác cứ rùng mình, nhà cũ nát mà gồng gánh nặng, đơn nguyên nghiêng không biết đổ sập lúc nào. Tôi thấy gia đình mình quyết tâm đi khỏi đó là quyết định sáng suốt", anh Tú nói.

Nghĩ khác để an toàn, hạnh phúc

Chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, bà Toan, một cư dân đang sống tại chung cư A14A1 Nam Trung Yên cho biết, trước đây, khi nhận được tin mình phải di dời khỏi căn hộ nơi ở cũ, bà cùng người thân đều lo lắng, hoang mang. Bà lo lắng sẽ phải chuyển từ trung tâm thành phố ra vị trí xa hơn, không biết cuộc sống mới tại nơi ở mới sẽ thế nào.

Tuy nhiên, khi được chính quyền tuyên truyền, các thành viên trong nhà phân tích và đồng thuận, an toàn là trên hết. Gia đình bà đã nhận tiền hỗ trợ, bồi thường và mua 1 căn hộ tại toà chung cư A14A1 Nam Trung Yên. “Số tiền đền bù, hỗ trợ đối với tôi là thoả đáng”, bà Toan chia sẻ.

Sống tại căn hộ mới ở chung cư A14A1 Nam Trung Yên, bà Toan ngày càng bằng lòng, cho rằng gia đình mình đã quyết định hoàn toàn đúng. Theo bà Toan, vị trí căn hộ mới tuy xa hơn nhưng đi 1- 2 tuần cũng thành quen và không cảm thấy xa nữa.

Khu nhà ở tái định cư Nam Trung Yên
Khu nhà ở tái định cư Nam Trung Yên

“Sống tại đây, tôi có thể hít thở không khí trong lành hơn, căn hộ mới cũng rộng rãi, sạch sẽ hơn, đẹp đẽ hơn và đặc biệt là an toàn hơn. Ngoài ra, đường sá tại đây vô cùng rộng rãi, không như căn hộ cũ của tôi ở trong ngõ sâu, 2 xe máy không tránh nhau được. Tôi cũng có tập thể dục cùng hàng xóm tại khoảng sân rộng rãi, sạch sẽ phía trước chung cư bất cứ lúc nào”, bà Toan vui vẻ giãi bày.

Nhớ về việc giải phóng mặt bằng chung cư cũ tại thời điểm đó, bà Toan cho biết, có một số hộ dân quyết tâm ở lại. “Quan trọng nhất vẫn là tư duy, nếu mọi người lạc quan nhìn về tương lai sẽ chọn di dời và sẽ thấy cuộc sống hạnh phúc hơn, dễ dàng hơn”, bà Toan nói.

Chung cư 187 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, được xây dựng lại với chiều cao là 17 tầng (có 1 tầng hầm). Mật độ xây dựng 52%, hệ số sử dụng đất là 9,8 lần.

Cư dân cho biết, quá trình cải tạo lại chung cư, chủ đầu tư đã bố trí khu tái cư tại Định Công với cơ sở vật chất khá đầy đủ tiện nghi. Sau 5 năm, chủ đầu tư đã giao nhà cho người dân tái định cư theo đúng cam kết.

Một số cư dân tái định cư tại chung cư 187 Tây Sơn cho biết, cuộc sống của họ thoải mái hơn nhiều so với khi chung cư chưa cải tạo. Hiện họ có thang máy để đi lại, môi trường sinh hoạt sạch sẽ và thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, không phải thấp thỏm cảnh thường xuyên mất điện.

Một số cư dân sống tại chung cư 187 Tây Sơn
Một số cư dân sống tại chung cư 187 Tây Sơn

"Trước đây, sống tại khu tập thể cũ, cái gì cũng công cộng, cơ sở vật chất lụp xụp, mất vệ sinh, dây điện quây quanh gây mất an toàn", bà Quý, một cư dân sống tại đây chia sẻ. "Chung cư được cải tạo cuộc sống an lành hơn, có bảo vệ toà nhà 24/7, nếu chẳng may xảy ra sự cố vẫn có lối thoát, công tác quản lý và quản trị đều rất tốt, lo cho cư dân rất đầy đủ. Tái định cư đã được 10 năm, chúng tôi hoàn toàn hài lòng với căn hộ hiện tại cũng như các cam kết, hỗ trợ của chủ đầu tư".

Chung cư 187 Tây Sơn sau cải tạo
Chung cư 187 Tây Sơn sau cải tạo

Bà Quý cho biết, căn hộ cũ của bà trước đây chỉ có 21m2, sau khi chung cư được cải tạo lại, bà chỉ phải đóng thêm "một khoản tiền chấp nhận được" để nhận 1 căn hộ 70m2.

“Nếu không có sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền cùng chủ đầu tư, cả đời tôi cũng không bao giờ mua được nhà khi còn phải nuôi 3 con ăn học”, bà Quý bộc bạch.

Bà Quý chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam
Bà Quý chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam

Trao đổi với phóng viên, một số cư dân chung cư B6 Giảng Võ cũng thể hiện sự phấn khởi, vui mừng khi tòa chung cư được cải tạo lại. Cuộc sống "sang trang tươi mới", họ thoát khỏi cảnh điện nước kém, nhà vệ sinh chung, không có chỗ để thang máy, không có khoảng không gian, chung đụng nhau, không còn ngấm dột. Không còn cảm giác nơm nớp khi chứng kiến sơn bong tróc đến các kết cấu chịu lực, gần như đổ vỡ bê tông, các lớp bảo vệ cốt thép cũng đã vỡ, dây điện chằng chéo, mất an toàn của chung cư cũ...

Chung cư B6 Giảng Võ sau cải tạo
Chung cư B6 Giảng Võ sau cải tạo

Tại khu tập thể Trung Tự tại quận Đống Đa, một trong những khu chung cư được xây dựng từ khoảng sau năm 1975, các khối nhà ở tập thể 4, 5 tầng xen kẽ những khối nhà 2, 3 tầng đã xuống cấp vừa được UBND Hà Nội duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại.


Gặp gỡ phóng viên, một số người dân tại khu tập thể Trung Tự cho biết đồng lòng với quyết sách của Đảng, Nhà nước và sẵn sàng hợp tác với chính quyền thành phố Hà Nội trong việc triển khai cải tạo, xây dựng lại khu tập thể, để có nơi ở an toàn cho gia đình, thụ hưởng cơ sở hạ tầng văn minh hiện đại.


Còn tại khu tập thể Bộ Tư pháp, ông Lê Hoàng Trung - Trưởng đang sống ở đơn nguyên 2 khu tập thể này, phản ánh, đơn nguyên 2 xuống cấp mức độ C, các hộ dân ráng ở lại. Tuy nhiên, đơn nguyên này ngày càng xuống cấp, cư dân đang và sẽ đối mặt với nguy hiểm khó lường. Vì vậy, nhiều người ở đơn nguyên 2 mong muốn khu tập thể sớm được cải tạo, xây dựng lại để đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống cho cư dân.

Nghị định số 69 của Chính phủ được ban hành, cho thấy sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và sự quyết tâm của Chính phủ trong việc hoàn thiện thể chế, cơ chế và chính sách tháo gỡ những quy định còn vướng mắc về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Hà Nội cũng xem đây là nhiệm vụ cấp thiết, trọng điểm để triển khai thực hiện, nhằm đảm bảo sự an toàn nơi ở cho người dân, cùng với đó tái thiết, chỉnh trang đô thị “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

Nhiều khu nhà chung cư đã được các cơ quan chức năng đánh giá mức độ nguy hiểm cấp độ D – mức thể hiện khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực đã không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể. Chính quyền địa phương các cấp đã nhiều lần thông báo về việc di dời người dân khỏi những căn nhà xuống cấp nguy hiểm này.

Bí Thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp đi kiểm tra hiện trạng và chỉ đạo tập trung triển khai đối với 3 khu chung cư gồm: Khương Thượng; Trung Tự; Giảng Võ.

Để đẩy nhanh công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo để thống nhất chỉ đạo, triển khai đối với các cấp ủy, chính quyền Thành phố.

Gần đây nhất ngày 23/9/2021, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Giai đoạn 2021-2025, thành phố lên kế hoạch cải tạo 10 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai trong đợt 1 là 4 khu có nhà nguy hiểm cấp độ D (gồm: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp) và 6 khu có tính khả thi cao (là: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân).

**** Mời Quý độc giả đón đọc: Truy tìm ‘rào cản’ công cuộc cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ tại Hà Nội - Bài 4: 3 bên của thế chân kiềng chưa đồng thuận

Quy Nhơn đón sóng công nghệ: Hành trình vươn tới đô thị thông minh

Quy Nhơn đón sóng công nghệ: Hành trình vươn tới đô thị thông minh

(PLVN) - Chỉ trong vòng 5 năm, Quy Nhơn đã thu hút hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là AI. Hàng loạt tập đoàn lớn như FPT, NVIDIA, VinAI đã chọn nơi đây làm trung tâm chiến lược. Điều này không chỉ đưa Quy Nhơn lên bản đồ công nghệ khu vực Đông Nam Á, mà còn đặt nền móng cho một đô thị thông minh “kiểu mẫu” tại Việt Nam.
'Ông lớn' hàng không đến Đà Nẵng: Du lịch và BĐS vào guồng tăng tốc

'Ông lớn' hàng không đến Đà Nẵng: Du lịch và BĐS vào guồng tăng tốc

(PLVN) - Emirates – hãng hàng không lớn nhất thế giới – sẽ chính thức khai trương đường bay thẳng đến Đà Nẵng vào ngày 2/6/2025. Đây được xem là “cú hích” quan trọng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng, thương mại tại Đà Nẵng.
Vị trí đắt giá của The Kyoto 5 hút khách an cư và đầu tư

Vị trí đắt giá của The Kyoto 5 hút khách an cư và đầu tư

(PLVN) -  Sở hữu vị trí đắc địa tại cửa ngõ khu đô thị Vinhomes Star City, tâm điểm trung tâm hành chính - chính trị mới của TP Thanh Hóa, tòa căn hộ cao cấp Kyoto 5 được đánh giá là dự án thoả mãn ước mơ sống sang của mọi thế hệ cư dân, đồng thời là tài sản sinh lời bền vững cho các nhà đầu tư.
The Grand Expo sắp cán đích, bất động sản Cổ Loa thêm 'nóng'

The Grand Expo sắp cán đích, bất động sản Cổ Loa thêm 'nóng'

(PLVN) -  Giới đầu tư Thủ đô vốn quen với những mô hình tìm kiếm lợi nhuận truyền thống, nhưng điều này có thể sẽ sớm thay đổi khi công trình Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia (The Grand Expo) đang dần cán đích, ghi danh Việt Nam trên bản đồ nền kinh tế Expo toàn cầu.
BĐS ven biển Đà Nẵng: Thời cơ mới giữa chu kỳ tăng trưởng mạnh

BĐS ven biển Đà Nẵng: Thời cơ mới giữa chu kỳ tăng trưởng mạnh

(PLVN) - Sau giai đoạn chạy đà, bất động sản (BĐS) ven biển Đà Nẵng đang bước vào chu kỳ phục hồi mạnh mẽ. Động lực đến từ sự tăng trưởng kinh tế bền vững, quy hoạch hạ tầng chiến lược và đặc biệt là định hướng phát triển Đà Nẵng thành trung tâm tài chính – thương mại của khu vực. Giữa bối cảnh quỹ đất ven biển ngày càng khan hiếm, thị trường đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ của dòng vốn, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho những ai biết nắm bắt thời điểm.
Tâm thế mới, vận hội mới của các doanh nghiệp bất động sản

Tâm thế mới, vận hội mới của các doanh nghiệp bất động sản

(PLVN) - Với những cơ hội đã và đang được nhận diện, hình thái của chu kỳ mới đã trở nên rõ ràng hơn, các doanh nghiệp bất động sản đã và đang chuẩn bị một tâm thế mới để sẵn sàng đón đầu những vận hội trong chu kỳ tăng trưởng gắn liền với kỷ nguyên mới của nền kinh tế.
'Cú hích' hạ tầng nâng tầm bất động sản phía Tây Hà Nội

'Cú hích' hạ tầng nâng tầm bất động sản phía Tây Hà Nội

(PLVN) - Quy hoạch hạ tầng đồng bộ, phát triển mở rộng giao thông kết nối là yếu tố then chốt tạo những cú hích gia tăng giá trị cho bất động sản. Những năm gần đây, khu vực cửa ngõ phía Tây thủ đô đang minh chứng rất rõ cho luận điểm này khi những bứt phá về hạ tầng và giao thông cùng những tuyến phố thương mại sầm uất đã giúp nhiều dự án tại khu vực phía Tây Hà Nội tăng trưởng mạnh mẽ.
Tầm nhìn bền vững tại dự án Solasta Mansion

Tầm nhìn bền vững tại dự án Solasta Mansion

(PLVN) -  Không đơn thuần là vị trí, tiện ích mà ngày nay một sản phẩm bất động sản định danh sang trọng, cao cấp còn cần đáp ứng những yêu cầu khắt khe của tầng lớp thượng lưu, trong đó hội tụ yếu tố của sự bền vững. Một trong những dự án điển hình gây ấn tượng mạnh mẽ ngay từ khi ra mắt chính là những dinh thự Solasta Mansion - tâm điểm phía Tây Thủ đô.