'Đánh cược” thân mình vào trào lưu vô bổ

Món mì cay đang được giới trẻ TP.HCM ưa chuộng
Món mì cay đang được giới trẻ TP.HCM ưa chuộng
(PLO) -Mì cay đang là món ăn ưa thích của giới trẻ Sài Gòn. Việc người trẻ đổ xô thưởng thức món ăn này đang tạo ra cơn sốt “chinh phục món mì cay” với bảy cấp độ của món ăn. Lợi dụng trào lưu này, hàng trăm quán mì cay ra đời tại TP.HCM. Nhiều bạn trẻ hăm hở thể hiện mình qua việc “chinh phục mì cay” mà quên để ý tác hại đến sức khỏe.

Có trường hợp người “chiến thắng” đã nhập viện vì lượng cay quá lớn bào mòn thành ruột, sau khi cố gắng “xơi” hết bát mì đỏ ngầu ớt.

Mì cay “lên ngôi”

Mì cay là món ăn có xuất xứ từ món mì kim chi của Hàn Quốc. Trong điều kiện khí hậu giá lạnh, mì cay là món ăn được nhiều người ưa chuộng giúp ấm bụng, xóa tan cái lạnh. 

Ở các thành phố lớn của nước ta, giới trẻ ngày càng có nhiều trào lưu mới về ẩm thực. Sau hàng loạt những món ăn vặt đã tạo thành trào lưu đình đám như xoài lắc, bánh tráng lắc, khoai tây lắc… hiện mì cay đang là món ăn được giới trẻ TP.HCM chào đón và chinh phục nhiều nhất.

Sở dĩ món mì cay được gọi là mì cay cấp độ 7 vì món này có 7 cấp độ cay, từ thấp đến cao tương ứng cấp độ 1 cho đến cấp độ 7. Thực khách vào quán được nhân viên đem ra một bản thực đơn trong đó ghi các mức độ cay từ 1 đến 7. Thực khách có thể chọn cấp độ ăn tùy theo mức độ ăn cay của mình.

Trước ham muốn chinh phục mì cay ở từng cấp độ của giới trẻ, tại TP.HCM,  hàng loạt những quán mì cay mở ra trên các con đường ở quận 1, 3, 10, 11, quận Tân Bình, Gò Vấp.

Phong cách được thiết kế như các quán mì cay 7 cấp độ ở Hàn Quốc. Như quán mì Naga (đường Phạm Văn Đồng, TP.HCM), không gian được thiết kế đặc biệt theo cách bày tiệc của người Hàn. Không gian thoáng mát và có sức chứa tới hơn 100 người/một lượt ăn.

Theo chủ quán Naga, nguyên liệu chủ yếu để làm mì cay là một loại mì đặc biệt chuyên dùng để chế biến món này, cùng một số gia vị như thịt bò, mực…

Giá bán 39 ngàn đồng/tô thường và 49 ngàn đồng/tô mì cay, loại đặc biệt có kim chi, tôm càng là 79 ngàn đồng. Trung bình mỗi ngày, quán bán được khoảng 800 tô.

Một nhân viên quán mì cay cho biết, thời điểm quán đông khách nhất là vào giờ tan sở, quán gần như chật cứng. Những giờ cao điểm từ 11h – 13h, lượng khách đến nườm nượp, chủ yếu là người trẻ.

Anh Trần Văn Phong (24 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi rất thích ăn mì cay, sau những giờ tan sở, tôi cùng những người bạn trong công ty hay rủ nhau đi ăn món này.

Có những buổi trưa khách đông quá, tôi và đồng nghiệp phải phải chờ đợi hơn một tiếng đồng hồ mới có bàn để ngồi. Việc chờ đợi càng làm tôi thấy phấn khích hơn khi thưởng thức mì cay bảy cấp độ lan truyền trong giới trẻ hiện nay".

Khi nói về mô hình kinh doanh món mì cay cấp độ 7, chị Hoàng Thị Thủy (35 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ một quán mì cay đường Phạm Văn Đồng) cho biết, trước khi kinh doanh loại hình mì cay, chị đã nắm bắt trào lưu và tâm lý hiện nay của giới trẻ.

Mô hình này tình cờ chị học được khi đi du học ở Hàn Quốc. Ban đầu, khi quán mới đi vào hoạt động, chị miễn phí cho khách đến ăn được cấp độ 7, cấp cao nhất của tiệm.

Nhưng hiện nay, mì cay cấp độ 7 đã được quá nhiều bạn trẻ chinh phục nên chị tặng móc khóa hay các vật kỷ niệm khác để công nhận khách đã chinh phục mì cay cấp độ cao nhất của quán.

Theo một khách hàng, trào lưu bán và ăn mì cay xuất hiện, kéo theo nhiều chương trình khuyến mại lạ cho người ăn hết tô mì cấp độ 7, như được chủ quán thưởng một triệu đồng. Vào những dịp lễ tết, tại các quán mì cay, chủ quán luôn có những lời thách thức dành cho khách hàng, miễn phí mì cho khách ăn được cấp độ cao nhất.

Khi trào lưu ăn mì cay của giới trẻ đang “thịnh”, mô hình kinh doanh này tại TP.HCM đang hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, một số chủ tiệm kinh doanh loại hình mì cay cấp độ 7 cũng lo ngại thời gian tới trào lưu này sẽ thoái trào, nhất là khi các quán mì cay 7 cấp độ không ngừng nở rộ.

Món mì cay đang được giới trẻ TP.HCM ưa chuộng
Món mì cay đang được giới trẻ TP.HCM ưa chuộng

“Đánh cược” sức khỏe

Vào những dịp lễ tết, các quán mì cay đều có những thách thức dành cho thực khách. Nếu vị khách nào ăn hết một tô mì cay cấp độ 7 sẽ được miễn phí suất ăn, kèm theo thưởng một triệu đồng ngay tại quán.

Khi những lời thách thức ăn mì cay được giới trẻ hưởng ứng, một trào lưu “chinh phục” mì cay nở rộ, người trẻ kéo nhau tới các quán này để thể hiện bản thân, chinh phục mì cấp độ 7.

Mới đây nhất, anh Trương Văn Hậu (27 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM) khi đi ăn mì cay với bạn trên một quán mì cay đường 3/2 đã thách đố nhau ăn hết tô mì cay cấp 7. Chủ quán mang tô mì cay cấp độ 7 ra, trong tô toàn một màu đỏ của ớt. Chỉ mới ăn được vài muỗng mà anh Hậu đã toát mồ hôi, chảy cả nước mắt, nước mũi.

Mặt anh Hậu bắt đầu đỏ bừng lên, tai tím lại, hai mắt lờ đờ, nhưng vì thách đố với bạn nên anh vẫn cố gắng bưng tô mì lên húp một hơi cuối cùng cho hết tô mì. Hoàn thành “nhiệm vụ”, anh mới phát hiện chiếc áo đang mặc đã ướt sũng mồ hôi, cả người bừng bừng cảm giác cay và nóng.

Chia sẻ lại cảm giác làm “người hùng chinh phục mì”, anh kể: “Khi ăn mì cay cấp độ 7, tôi có cảm giác ăn rất sảng khoái. Lúc mới ăn, mì cay ở đầu lưỡi như bị cay cứng lại, không còn cảm giác gì nữa.

Sau khi ăn được một nửa, thấy cơ thể mình nóng lên, mồ hôi đổ ra, con người muốn hoạt động nên liên tục ăn,mặc dù ở miệng như bị vị cay của ớt xé ra”.

Cùng với việc “chén” hết tô mì, anh Hậu “thắng trận” trong cuộc thi với bạn và nhận được một triệu đồng tiền thưởng của quán. Nhưng về tới nhà, bụng anh Hậu lại đau quằn quại, người có triệu chứng nôn nao.

Thấy anh Hậu có triệu chứng lạ, người nhà vội đưa anh đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi siêu âm, bác sĩ chẩn đoán anh Hậu bị một lượng lớn chất cay gây bào mòn thành ruột.

Không riêng anh Hậu, nhiều bạn trẻ đang hăm hở thể hiện mình qua việc “chinh phục mì cay” mà quên để ý tác hại đến sức khỏe. Có trường hợp người “chiến thắng” đã nhập viện vì lượng cay quá lớn bào mòn thành ruột, sau khi cố gắng “xơi” hết bát mì đỏ ngầu ớt.

Theo chuyên gia y tế, bộ phận trên cơ thể người bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi “chinh phục mì cay” cấp độ 7 chính là dạ dày. Ăn quá nhiều ớt cay có thể gây viêm dạ dày.

Bên cạnh đó, những triệu chứng như nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày cũng là những hậu quả thường gặp.

Thậm chí, việc ăn cay quá mức có thể gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Ớt cay cũng có thể khiến cơn đau viêm loét dạ dày - tá tràng bộc phát ở những người có tiền sử bệnh này.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...