Dược liệu giả chữa đái tháo đường “oanh tạc” thị trường

Cơ chế chữa bệnh đái tháo đường  của dây thìa canh
Cơ chế chữa bệnh đái tháo đường của dây thìa canh
(PLO) -Theo thống kê tại Việt Nam, 90% số dược liệu đều được nhập từ Trung Quốc và rất khó kiểm soát được chất lượng. Thậm chí, nhiều dược liệu qua kiểm tra đã phát hiện trộn cả cát, xi măng, lẫn tạp chất, tẩm ướp hóa chất độc hại... Trong đó, dây thìa canh hỗ trợ điều trị đái tháo đường là một trong những loại dược liệu bị làm giả nhiều nhất dưới dạng dây thìa canh khô và bán trôi nổi tại các chợ.
 

 

" Tiền mất, tật mang" vì dược liệu giả.

PGS.TS Trần Văn Ơn, người đã có nhiều công trình nghiên cứu tâm huyết về dây thìa canh cho biết: “Dây thìa canh là loại cây dây leo, rất dễ nhầm với các loại dây leo khác vì có tới 3000 giống cây có hình dáng giống như thế.

Do đó, dây thìa canh thu hái từ tự nhiên có khả năng rất cao bị lẫn với các loại cây khác và đặc biệt nếu thu mua ở ngoài chợ vì ham rẻ dưới dạng dây thìa canh khô thì lại càng khó phân biệt”.

Bác Nguyễn Thị Thu (Nam Định) là một trong số những người biết đến tác dụng của dây thìa canh. Từ lúc biết mình bị đái tháo đường với mức 9,5mmol/l bác đã nhờ người mua dây thìa canh khô về uống với giá 120 ngàn đồng/kg. Thấy rẻ, lại nghĩ là có tác dụng rất tốt với người đái tháo đường nên bác uống rất chăm chỉ.

Thế nhưng sau 3 tháng đi tái khám, bác giật mình khi đường huyết lại tăng lên trên 12 mol/l. Đến lúc này bác mới tá hỏa khi biết bấy lâu nay mình “tiền mất, tật mang” do đã mua nhầm phải dây thìa canh giả bởi khi đối chiếu lại với các tài liệu khoa học trên báo thì trong túi dây thìa canh khô bác mua chỉ có 3 phần là dây thìa canh, còn 7 phần là một loại khác nhìn rất giống dây thìa canh.

Bác Hải ở Đống Đa, Hà Nội cũng mua dây thìa canh khô được đóng gói tại các hiệu thuốc về dùng do bác rất sợ tác dụng phụ của thuốc tây, chỉ tin dùng thảo dược. Bác hy vọng chỉ số đường huyết của mình sẽ giảm và ổn định.

Kiên trì sử dụng sau 5 tháng, bác phát hiện mắt bị mờ, đi khám mắt mới biết là do biến chứng của đái tháo đường. Lúc này đo thì chỉ số đường huyết lên tới 15 phẩy, trong khi đó trước kia chỉ dao động 10 tới 11 phẩy.

Hốt hoảng mang hỏi bác sĩ nội tiết, bác Hải mới vỡ lẽ loại dây thìa canh khô này đã bị chiết hết hoạt chất nên đường huyết mới tăng lên như vậy. Vì vậy, bác đã thông tin ngay cho những người cùng câu lạc bộ đái tháo đường của mình dừng dùng loại dây thìa canh này.

Vùng trồng Dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Công ty Nam Dược.
Vùng trồng Dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Công ty Nam Dược.

Dây thìa canh nào mới là chuẩn?

Nhiều người chỉ biết rằng, dây thìa canh tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, nhưng ít ai hiểu được, vì sao nó lại tốt. Trong đề tài nghiên cứu về dây thìa canh của mình, PGS.TS Trần Văn Ơn, chủ nhiệm đề tài đã chỉ ra rất rõ:

“Dây thìa canh giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm HbA1c nhờ tác động lên bốn quá trình: Hấp thu và chuyển hóa đường, ức chế hấp thu đường ở ruột khi ăn vào, tăng sản xuất và hoạt tính Insulin, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, tăng chuyển hóa đường từ máu vào tế bào bằng cách tăng men sử dụng đường tại mô cơ”.

Dây thìa canh còn giúp giảm Cholesterol, giảm LDL-c, giảm Triglyceride. Hoạt chất trong dây thìa canh làm tăng bài tiết Cholesterol qua đường phân, giảm mỡ máu xấu, giảm Lipid trong máu và trong gan, nhờ đó ngăn ngừa hiệu quả tình trạng xơ vữa mạch máu, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng tim mạch như tai biến, nhồi mạch máu não, đột qu√, nhồi máu cơ tim…Chính vì vậy, đây được coi là loại thảo dược quý đối với bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả, thì dây thìa canh phải là loại chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, vì khi đó hàm lượng hoạt chất cao gấp 2,4 lần so với bình thường và hoạt chất có nhiều nhất trong lá chứ không phải ở thân, cành như nhiều người nghĩ.

PGS.TS Trần Văn Ơn cho biết: “Chuẩn hóa là phải quy hoạch vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP, được sản xuất bởi đơn vị uy tín. Còn dây thìa canh khô bán trên thị trường thì tạp nhiễm và bị rút hết hoạt chất rồi”.

Hiện nay tại Việt Nam, vùng trồng dây thìa canh của Công ty Nam Dược đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế Thế giới từ chọn đất, chọn giống, tới thu hái, bảo quản…

Vùng trồng phải cách xa khu dân cư để tránh tạp nhiễm lên dược liệu. Chọn giống phải đảm bảo chính xác là dây thìa canh 100%, không lai tạp. Về nhân giống phải có khu riêng, chọn được nguồn giống tốt nhất gieo trồng.

Trong suốt quá trình gieo trồng, chăm bón phải theo đúng quy trình chuẩn để giảm thiểu sâu bệnh, thu hái đúng thời điểm hoạt chất đạt đỉnh cao nhất. Về mặt bảo quản, không sử dụng bất kỳ loại chất bảo quản nào, nhờ đó hoạt chất đảm bảo được cao nhất và an toàn cho người sử dụng.

Chính bởi những ưu điểm vượt trội này mà dây thìa canh chuẩn hóa đã mở ra một niềm hy vọng mới cho bệnh nhân đái tháo đường. Và viên nang bào chế từ dây thìa canh chuẩn hóa được các chuyên gia đánh giá như là một giải pháp an toàn từ thảo dược thiên nhiên với hàm lượng hoạt chất cao nhất giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường vô cùng hiệu quả. 

Dây thìa canh còn giúp giảm Cholesterol, giảm LDL-c, giảm Triglyceride. Hoạt chất trong dây thìa canh làm tăng bài tiết Cholesterol qua đường phân, giảm mỡ máu xấu, giảm Lipid trong máu và trong gan, nhờ đó ngăn ngừa hiệu quả tình trạng xơ vữa mạch máu, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng tim mạch như tai biến, nhồi mạch máu não, đột qụy, nhồi máu cơ tim… 

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Số HSĐKQC 1632/2015/XNQC-ATTP

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.