HIV đe dọa cộng đồng người đồng tính và chuyển giới

Hình minh họa. ST
Hình minh họa. ST
(PLO) - Sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến cho nhóm đồng tính nam và chuyển giới (có nguy cơ lây nhiễm HIV cao) bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm dự phòng HIV.

Cần xóa bỏ rào cản

Người đồng tính nam và chuyển giới có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Chính sự bế tắc trong chia sẻ đã khiến họ co cụm, lẩn trốn, dẫn đến thực hiện những “hành vi trong bóng tối” với sự hiểu biết hạn chế về HIV mà không hề biết rằng việc làm như vậy rất dễ bị tổn thương, lây nhiễm.

Nhiều người trong số đồng tính nam, chuyển giới nam có nhận thức rất sai lầm, thậm chí cho rằng chỉ có tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục với nữ mới lây nhiễm HIV. Bên cạnh đó, do nhu cầu tình dục thường rất lớn nên họ thường có nhiều bạn tình nhưng lại thiếu kiến thức, hành vi tình dục không an toàn càng làm căn bệnh “chết người” này dễ lây lan.

Ước tính tại các khu vực thành thị, tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 16% đối với người đồng tính nam và 18% với người chuyển giới. Cũng theo các số liệu nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng gần đây do Dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường thực hiện, kỳ thị và phân biệt đối xử đã hạn chế các nhóm này tiếp cận các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế công lập, nhất là với các dịch vụ liên quan đến xét nghiệm HIV.

Bà Nguyễn Nguyên Như Trang (Giám đốc Dự án Kết nối Cộng đồng Phòng chống HIV phía Nam)
Bà Nguyễn Nguyên Như Trang (Giám đốc Dự án Kết nối Cộng đồng Phòng chống HIV phía Nam)

Benny Ng, một người đồng tính nam cho biết, hiện nay, cộng đồng vẫn có cái nhìn phân biệt đối xử với người đồng tính nam, chuyển giới. Những người như họ hy vọng gia đình như một chỗ dựa để tiếp thêm sức mạnh. Thế nhưng, hầu hết các gia đình đều khó chấp nhận một đứa con như vậy. Vì thế, việc tiếp cận các dịch vụ y tế càng trở nên khó khăn.

Vivian, một người chuyển giới từ nam sang nữ cho biết: “Bình thường đến bệnh viện còn không dám nữa là đi xét nghiệm HIV. Đó là rào cản lớn nhất của tụi em, những người chuyển giới. Có lần đi khám bệnh ở bệnh viện, ở đó người ta hỏi em là nam hay nữ. Bởi vậy giờ sợ đi bệnh viện lắm. Và một khi đã có kết quả HIV rồi những người bệnh sẽ không biết chia sẻ cùng ai vì gia đình đã không chấp nhận họ”.

Hiện cả nước có trên 1.100 cơ sở y tế triển khai tư vấn và xét nghiệm HIV, 98 phòng xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là cộng đồng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV như người đồng tính nam hay chuyển giới lại rất e ngại đến các cơ sở y tế công lập.

Nỗi lo lớn nhất của họ là sự kỳ thị từ những người cũng đang khám và điều trị tại đây. Cũng có khi đến từ chính các nhân viên y tế với những lời nói và hành động khiến cộng đồng này càng thêm sợ hãi. Sự kỳ thị đã khiến những người đồng tính nam và chuyển giới tự kỳ thị mình, mang mặc cảm tự ti không thể tiếp cận được các cơ sở y tế công lập.

Trong khi đó, tại những cơ sở y tế tư nhân, sự kỳ thị được cải thiện rõ rệt nhưng khả năng tư vấn ở những nơi này lại không được người đồng tính nam và chuyển giới tin tưởng. Một giải pháp đã được Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế thực hiện đó là xây dựng mô hình tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.

Ưu điểm lớn nhất của dịch vụ xét nghiệm nhanh HIV tại cộng đồng là sự bảo mật về thông tin và có thể dễ dàng thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV. Thời gian chờ kết quả được rút ngắn từ 7 ngày xuống còn 20 phút cũng là một ưu điểm rất lớn của mô hình này. Những đồng đẳng viên trong các nhóm cộng đồng có thể đến tận nhà để xét nghiệm sàng lọc HIV cho người có nhu cầu.

Anh Lê Minh Sơn (trưởng nhóm xét nghiệm HIV tại cộng đồng mang tên G3VN tại TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, việc xóa bỏ kỳ thị về người có HIV trong cộng đồng người đồng tính rất cần thiết. Nếu người có HIV bị kỳ thị, bị chối bỏ khỏi cộng đồng thì chắc chắn sẽ gây ra nỗi sợ, thậm chí che giấu và chối bỏ tình trạng sức khỏe của mình. Họ sợ, nếu mình có HIV đồng nghĩa cuộc sống của mình coi như bỏ đi, không còn tương lai, thậm chí không còn khả năng xây dựng cuộc sống gia đình với người mình yêu.

Anh Lê Minh Sơn (trưởng nhóm xét nghiệm HIV tại cộng đồng mang tên G3VN)
Anh Lê Minh Sơn (trưởng nhóm xét nghiệm HIV tại cộng đồng mang tên G3VN)

Theo anh Sơn, những tiến bộ trong y tế đã giúp việc chăm sóc điều trị bệnh nhân có HIV tốt hơn, biến nó từ “căn bệnh chết người” qua “căn bệnh mãn tính”. Người có HIV chỉ cần điều trị thuốc kháng virus (ARV) đúng như kê đơn của bác sĩ, biết tự chăm sóc sức khỏe của mình, thì họ có thể sống với HIV như một bệnh mãn tính, thậm chí giảm lượng virus xuống mức không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Chính vì vậy, thông điệp này cần được đến rộng rãi với cộng đồng.

Mục tiêu 90% người nhiễm HIV được phát hiện

Thạc sĩ Võ Hải Sơn (Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế) cho biết, mặc dù Việt Nam đã giảm được số người nhiễm HIV mới trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn lo ngại về tỷ lệ xét nghiệm HIV hàng năm thấp trong nhóm có nguy cơ cao. Các nhóm này bao gồm những người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục với nam và nhóm chuyển giới nữ.

Vì vậy, từ tháng 10/2015, Dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường (Healthy Markets) đã phối hợp với Cục Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS các tỉnh để tập huấn cho 156 nhân viên xét nghiệm cộng đồng (nhân viên không chuyên) là những người không được đào tạo chuyên ngành y tế, sau khi được tập huấn có thể thực hiện độc lập các dịch vụ xét nghiệm HIV an toàn và hiệu quả bằng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh.

Đến nay, các nhân viên xét nghiệm cộng đồng đã xét nghiệm cho 6.254 người có nguy cơ cao ở khu vực thành thị là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội và khu vực nông thôn miền núi là Điện Biên và Nghệ An. Trong trường hợp người được xét nghiệm nghi ngờ dương tính với virus HIV sẽ được tư vấn và hỗ trợ họ tiếp cận với cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định và tiếp cận điều trị sớm nếu họ có kết quả khẳng định HIV dương tính.

“Xét nghiệm HIV tại cộng đồng giúp số người có nguy cơ cao ở Việt Nam biết được tình trạng nhiễm HIV của họ, gồm cả những người nhiễm mới. Quan trọng hơn, là họ được đưa vào điều trị sớm hơn để làm giảm nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng”, bác sĩ Ngô Văn Hựu, cán bộ kỹ thuật của PATH (Tổ chức phi chính phủ Quốc tế) cho biết.

Ngành y tế địa phương cũng ghi nhận những tác động tích cực mà xét nghiệm tại cộng đồng đem lại cho hệ thống y tế. Ông Trần Văn Anh Phương (cán bộ điều phối về tư vấn và xét nghiệm HIV tại Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: “Xét nghiệm HIV do các tổ chức tại cộng đồng thực hiện giúp giảm bớt gánh nặng cho cán bộ ngành y tế trong hoạt động xét nghiệm và chuyển gửi điều trị”.

Trong thời gian tới, Cục Phòng chống HIV/AIDS dự kiến mở rộng phạm vi hoạt động xét nghiệm HIV tại cộng đồng ra các tỉnh thành mới và mô hình tự xét nghiệm HIV cũng sẽ được thí điểm ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các nhóm nguy cơ cao có thể tự xét nghiệm HIV tại văn phòng của các nhóm cộng đồng hay tại nhà riêng của họ. Nhờ đó, việc xét nghiệm HIV được mở rộng hơn cho các cộng đồng dân cư vốn vẫn thường gặp rào cản khi tiếp cận với các dịch vụ truyền thống.

Cục Phòng chống HIV/AIDS đã xác định mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng là một chiến lược đầy hứa hẹn nhằm tăng tỷ lệ xét nghiệm HIV tại Việt Nam, góp phần đạt được chỉ tiêu đầu tiên trong mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 tức là 90% người nhiễm HIV được phát hiện. Hiện nay, chiến lược xét nghiệm HIV tại cộng đồng đã được đưa vào Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.
(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.