Vị khách mời đặc biệt trong hội nghị Liên Hợp Quốc về AIDS

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng cạnh chị Thanh trong Hội nghị diễn ra tại Mỹ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng cạnh chị Thanh trong Hội nghị diễn ra tại Mỹ.
(PLO) -“Xin cảm ơn! Cảm ơn rất nhiều vì đã đem lại cho tôi cuộc sống hy vọng và tương lai và xin đừng quên chúng tôi”, đó là chia sẻ đầy xúc động của chị Lù Thị Thanh, người phụ nữ dân tộc Thái ở Điện Biên không may bị nhiễm HIV, phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về AIDS diễn ra tại New York (Mỹ) hôm 9/6 vừa qua. 

Khi được đích thân Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam mời phát biểu tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về AIDS diễn ra tại New York (Mỹ) ngày 9/6 (theo giờ địa phương), chị Lù Thị Thanh đã phát biểu những lời ngắn gọn nhưng đầy xúc động, biết ơn các tổ chức quốc tế đã không bỏ rơi chị, giúp chị vượt lên mặc cảm để tiếp tục sống tốt hơn.

Năm 29 tuổi, chị Lù Thị Thanh bị lây HIV từ chồng. Sau đó chị đã điều trị dự phòng từ năm 2008-2009, điều trị ARV từ năm 2009 đến nay.

Chị Thanh tham gia nhóm Hoa Hướng Dương của tỉnh Điện Biên từ năm 2010. Là đồng đẳng viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng. Chị rất tích cực hỗ trợ người có nguy cơ cao tiến hành các xét nghiệm, hỗ trợ chuyển gửi bệnh nhân đến phòng khám ngoại trú OPC, hỗ trợ bệnh nhân điều trị và hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân trong thời gian đầu điều trị thuốc ARV; hỗ trợ tư vấn cho người nhiễm và gia đình người nhiễm cách chăm sóc, vệ sinh.

Chị Lù Thị Thanh phát biểu tại Hội nghị Liên Hợp Quốc
Chị Lù Thị Thanh phát biểu tại Hội nghị Liên Hợp Quốc

Đồng thời, chị Thanh còn tích cực tham gia các hoạt động truyền thông, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những trường hợp người nhiễm HIV bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Tham gia nhiều hoạt động vì cộng đồng, chị Thanh dần được trang bị khả năng và kinh nghiệm thuyết trình, phát biểu trước đám đông.

Năm 2013 chị Thanh đã tái hôn với người nhiễm HIV. Năm 2014, chị tham gia điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và sinh một bé gái hoàn toàn khỏe mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, một trong những mục tiêu quan trọng của hội nghị lần này là thông qua tuyên bố chính trị mới của Liên Hợp Quốc nhằm dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS trong 5 năm tới để đạt được “Mục tiêu 90-90-90” vào năm 2020 (có nghĩa là 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế). Từ đó, tiến tới thanh toán đại dịch này vào năm 2030.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, phòng chống AIDS là nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế và cộng đồng các nhà tài trợ, đại dịch ở Việt Nam đã cơ bản được khống chế. Người nhiễm HIV không bị kỳ thị, xa lánh và được coi là người bệnh cần được chữa trị, chăm sóc, giúp đỡ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.

Mặc dù đại dịch đã cơ bản được kiểm soát nhưng Việt Nam vẫn không ngừng tăng nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cam kết hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc.

Theo Phó Thủ tướng, thế giới đang đứng trước nhiều mối quan tâm từ biến đổi khí hậu tới di dân, xung đột… nhưng HIV/AIDS vẫn còn hiện hữu. Nếu nguồn tài trợ quốc tế bị cắt giảm, nhiều quốc gia đang phát triển sẽ bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống lại đại dịch này và HIV/AIDS rất có thể tái bùng phát, trở lại thành mối đe dọa toàn cầu.

“Chúng ta không thể tự hài lòng với những kết quả đã đạt được. Để xóa bỏ đại dịch, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực và phải cùng nhau nỗ lực hơn nữa”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng đây không chỉ là tiếng nói của Chính phủ Việt Nam mà còn là tiếng nói của những người vốn không có điều kiện lên tiếng ở những diễn đàn quan trọng như hội nghị này.

Điển hình là câu chuyện của chị Lù Thị Thanh: Sống trong một bản nghèo ở vùng núi, chị và chồng đang được điều trị ARV và có thể đi làm. Ngay sau khi biết tin mình bị nhiễm HIV/AIDS, chị đã chủ động tìm hiểu về căn bệnh để vượt qua được sự kỳ thị của xã hội, của gia đình, cộng đồng và của chính bản thân mình.

Cùng với đó, sự hỗ trợ động viên, chia sẻ của chính quyền địa phương, cộng đồng, các tổ chức quốc tế đã giúp chị nhận thức đúng về căn bệnh của mình từ đó vươn lên sống có ích cho những người cùng hoàn cảnh và giúp ích cho xã hội. Điều kỳ diệu là vợ chồng Thanh đã sinh được một bé gái kháu khỉnh và khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV.

Lời chia sẻ của chị Lù Thị Thanh cho thấy nếu không có sự trợ giúp, rất có thể chị đã không thể có mặt và cất tiếng nói tại hội nghị của Liên Hợp Quốc. Và không chỉ riêng chị Thanh, nhiều người khác, nhiều phụ nữ và trẻ em có thể bị lây nhiễm HIV, không thể đi học, không thể làm việc, không thể có một mái ấm, thậm chí không thể sống.

Qua câu chuyện này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam một lần nữa bày tỏ quan điểm, không thể cắt giảm sự trợ giúp dành cho những người nhiễm HIV/AIDS.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.