Người phụ nữ dân tộc nghèo mang bạo bệnh cần giúp đỡ

Người phụ nữ dân tộc nghèo mang bạo bệnh cần giúp đỡ
(PLO) - Gần 10 năm nay, bà Lương Thị Lai, người dân tộc Thái (sinh năm 1956, ngụ tại xóm 4, xã Bắc Sơn, Quỳ Hợp, Nghệ An) ra vào viện như cơm bữa. Ba căn bệnh dồn dập ập xuống khiến nhà bà trở nên khánh kiệt. Con cái nheo nhóc phải tha hương kiếm sống, nợ nần ngày càng chồng chất…
Bà Lai lấy chồng từ năm 18 tuổi, đến năm 30 ông bà có với nhau 5 mụn con. Cuộc sống của bà con dân tộc rất khó khăn, gia đình bà Lai cũng không ngoại lệ. Gia đình bà chỉ nhờ vào nương ngô, đồng lúa sống qua ngày. Con cái bà chẳng được học hành tử tế. Đứa cao nhất “tốt nghiệp” lớp 3. Đứa thấp nhất thì xem như mù chữ. Vì chẳng được học hành nên con cái của ông bà đứa thì quanh quẩn ruộng nương làm chẳng đủ ăn, đứa tha hương cầu thực đi ở đợ cho người ta. 
Năm 2004, bà phát hiện mình bị đau tai phải. Những cơn đau ngày càng tăng khiến bà không thể chịu đựng được. Gia đình cho bà đi khám tuyến huyện, tuyến tỉnh và kết luận bà bị viêm tai giữa cần phải mổ gấp. Sau cuộc phẫu thuật, bà chỉ dám làm những công việc nhẹ nhàng. Mổ được 3 năm bệnh tái phát. Một lần nữa ông bà khăn gói xuống bệnh viện tỉnh điều trị.
Khi tai chưa kịp khỏi thì vào năm 2011, bà Lai bị tai biến mạch máu não, nằm liệt giường gần một năm. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chồng và sự giúp đỡ của họ hàng, làng xóm, bà dần hồi phục. Tuy nhiên, di chứng để lại sau đợt ốm này là miệng bà bị méo, tay phải co quắp không duỗi ra được. Chân phải cứng đơ như khúc gỗ. Muốn đứng lên hay di chuyển bà đều cần đến một điểm tựa. 
Tưởng rằng như thế bệnh tật đã thôi “đeo bám” bà. Thế nhưng, vào đầu năm 2014, một lần nữa bà và gia đình lại hoang mang khi vòm miệng bà xuất hiện một khối u. Bà lại theo ông khăn gói ra huyện, xuống tỉnh khám. Rồi được giới thiệu ra bệnh viện K. Bác sĩ kết luận bà bị u ác, cần phải xạ trị. 
Khi ra Hà Nội chữa bệnh trong người ông bà vẻn vẹn có vài triệu bạc. Tiền nhập viện cũng “ngốn” gần hết. Đợt điều trị đầu tiên cũng may con cháu ở nhà tập trung vay mượn. Con út của ông bà phải “bán” sức lao động 5 năm, ứng tiền trước gửi cho mẹ chữa trị. Để tiết kiệm và duy trì cuộc sống ở viện, ông dành tiền đó mua cháo cho bà. Còn bữa ăn hằng ngày của ông nhờ vào bát cơm thừa của gia đình các bệnh nhân có điều kiện cùng điều trị trong khoa. Cũng có hôm ông được nhận những suất cơm, cháo của các nhà hảo tâm.
Hơn 4 tháng nay, bà Lai đã xạ trị được 1 lần tại cơ sở 2 của Bệnh viện K ở Thanh Trì. Còn phải xạ trị nhiều đợt nữa, nhưng vì chưa đủ tiền nên bà vẫn lay lắt ở viện chờ. Kinh phí chữa trị hiện ông bà không biết phải vay mượn chỗ nào nữa. Bệnh tật trút xuống đầu bà như thế đã khiến gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Mảnh đất hương hỏa cộng với chiếc nhà sàn xập xệ đã bị đem đi thế chấp vay ngân hàng. 
Bà Lai từng tham gia thanh niên xung phong thời kỳ chống Mỹ nhưng không giữ được giấy tờ nên không được hưởng chế độ. Nằm viện, bà chỉ có sổ hộ nghèo của dân tộc vùng cao. 
Giọt nước mắt của đôi vợ chồng người Thái cùng khát khao sống của người đàn bà gần 60 tuổi khiến người viết day dứt mãi. Cần lắm sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm để bà Lai vượt qua bạo bệnh, kéo dài những ngày bên chồng, con.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.