Xót thương gia cảnh cô bé mồ côi 8 tuổi, nuôi người dì tâm thần

Hiền mới 8 tuổi nhưng đã mồ côi mẹ, không cha, phải một mình chăm dì tâm thần
Hiền mới 8 tuổi nhưng đã mồ côi mẹ, không cha, phải một mình chăm dì tâm thần
(PLO) - Trải qua nỗi đau mất mẹ, cô bé 8 tuổi tiếp tục cuộc sống khốn cùng khi phải chăm một người dì bị bệnh tâm thần. “Gia tài” lớn nhất của em là nghị lực thiên bẩm, và ký ức về tình thương con vô bờ bến của người mẹ quá cố, từng “nhịn” chữa bệnh để gom tiền mua cho con 5m đất trước khi bà tắt thở.
Em là Nguyễn Thị Thu Hiền (8 tuổi, ngụ thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk)
Không biết mặt cha, mồ côi luôn cả mẹ 
Bà Phan Thị Hồng, Chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi huyện Cư Mgar dẫn chúng tôi vào nơi bé Hiền và dì là cô Nguyễn Thị Thật (SN 1967) đang sống tại một căn nhà nhỏ nằm sâu trong rẫy cà phê của thôn Hiệp Hưng. 
Căn nhà gỗ tềnh toàng, không chỉ nằm hẻo lánh sau rẫy cà phê, mà còn thêm phần lạnh lẽo do chẳng có một thứ đồ giá trị. Bên trong, độc nhất bàn thờ người mẹ xấu số của Hiền đặt chính giữa, góc nhà là chiếc giường gỗ mục nát hai dì cháu ngả lưng. Ngay cả đến một cái chăn ấm cũng không có. Mỗi khi lạnh, dì cháu lấy quần áo xin được từ hàng xóm ra đắp, rồi ôm nhau ngủ. 
Hỏi về quê quán, gốc tích của bé Hiền, chẳng một ai hay biết. Theo những người hàng xóm, cách đây gần 8 năm, mẹ cháu là chị Nguyễn Thị Thất (SN 1965) hai bàn tay trắng theo những người dân từ Quảng Bình vào thôn Hiệp Hưng lập nghiệp. Thời gian đầu vào Đắk Lắk mưu sinh, vốn tính thật thà lại chăm chỉ nên chị được nhiều người dân trong xóm mướn làm thuê. 
Làm được 4 tháng tại đây, chị Thất xin nghỉ việc để về thăm quê. Trở lại một tuần sau đó, chị bế theo đứa con gái 8 tháng tuổi đi cùng. Đó chính là bé Hiền.
Cuộc sống xa quê không ai thân thích, không tiền bạc lại thêm con nhỏ khiến người mẹ trẻ càng thêm phần khó nhọc. Ngày nắng cũng như ngày mưa chị Thất cùng con rong ruổi làm thuê khắp xã. Mỗi lúc làm, chị Thất lại trải tấm áo mưa, bao tải ra để con nằm ngủ hoặc chơi dưới gốc cây gần đó. 
Không nhà cửa, không chồng nên ngày chị làm thuê còn tối đến cứ “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”, hai mẹ con cứ vạ vật mà sống. 
Thương cảm trước hoàn cảnh của chị, nhiều người trong thôn đã cho ở nhờ và coi như người thân. Tuy nhiên chưa ai được nghe chị Thất tâm sự đến một lần về chuyện đời tư của mình. Và một khi chị đã cố giấu đi thì chẳng ai muốn tò mò khơi gợi vì sợ chị buồn. Cứ thế lang bạt “bốn bể là nhà” chị Thất chăm chỉ làm thuê nuôi con khôn lớn.
Năm bé Hiền lên 7 tuổi, chị Thất trải qua một cơn đau “thập tử nhất sinh” do bệnh ung thư dạ dày hành hạ. Thoát chết nhưng chị không lo chạy chữa mà vẫn làm quần quật kiếm tiền. Chỉ khi những cơn đau quằn quại không thể đi lại được chị mới chịu nghỉ. 
“Mẹ kêu đau lắm, nhưng con không biết làm gì giúp mẹ cả. Mẹ khóc, con cũng khóc”, bé Hiền rưng rưng. Căn bệnh quái ác lấy đi sức khỏe của chị Thất một cách nhanh chóng. Bà con lối xóm thương cảm đã cùng nhau góp tiền lo chạy chữa cho chị. Dù cảm động trước những tấm lòng ấy, thì chị Thất vẫn quyết từ chối vì cho rằng căn bệnh của mình đã vô phương cứu chữa. 
“Chị ấy không ăn uống được gì, người gầy gò nằm liệt đến là tội. Hễ ai hỏi han là chị lại nhìn con gái và ứa nước mắt. Chị ấy lúc nào cũng ao ước là mong sao trước lúc chết có được căn nhà để bé Hiền có chốn nương thân sau này”, anh Lê Văn Tấn, hàng xóm cho biết. 
Với số tiền làm thuê  bao năm tích góp được, trước khi chết, chị Thất hỏi mua của anh Tấn 5 mét đất trong rẫy cà phê. Thương hai mẹ con, anh đã đồng ý nhượng lại số đất mà không lấy tiền. Thế nhưng chị Thất nằng nặc đòi trả bằng được. Anh Tấn ái ngại, chấp nhận bán lại với giá rẻ.
Mua được đất nhưng lại không có tiền cất nhà, chị Thất càng thêm lo nghĩ. Biết vậy, anh Tấn đã bàn với vợ mua vật liệu để giúp chị dựng nhà, hoàn thành tâm nguyện. Trước hoàn cảnh éo le của hai mẹ con hàng xóm, thương tình, người góp của, người góp công, cùng nhau dựng cho hai mẹ con một căn nhà gỗ nhỏ lấy chỗ chui ra chui vào. 
Khi nhà được dựng xong cũng là lúc bệnh tình của chị Thất trở nên trầm trọng. Biết mình khó qua khỏi, cuối năm 2012 chị Thất đã gọi người em gái của mình ngoài quê vào để gửi gắm. Gắng gượng chống lại bệnh tật chẳng được bao lâu, đến giữa năm 3/2013 chị Thất qua đời vì bạo bệnh. 
Cuộc sống khốn cùng của bé gái
Ngày mẹ rời bỏ cõi đời, bé Hiền còn quá nhỏ để thấu hiểu nỗi đau. Nhưng với cháu bé, những kỷ niệm về mẹ mãi đọng nguyên “Mẹ chưa bao giờ nói cho con biết bố con là ai, ngay cả khi sắp bỏ con mà đi. Lúc còn sống có cái gì ăn mẹ cũng nhường cho con. Con yêu mẹ lắm, chỉ mong mẹ được sống lại thôi”, bé Hiền bật khóc. 
Mẹ qua đời, Hiền và dì đùm bọc, nương tựa vào nhau mà sống. Để nuôi cháu rau cháo qua ngày, chị Thật cũng chỉ biết ai thuê gì làm nấy. Thế nhưng nghiệt ngã thay, đầu năm 2014 chị Thật đổ bệnh và mang trong mình những triệu chứng giống căn bệnh của chị gái. Nhận thấy những biểu hiện của bệnh mà chị Thật đang mang, xóm giếng ai nấy đều lấy làm lo lắng thay cho tương lai hai dì cháu.
Không chỉ hay ốm vặt, đau dạ dày nằm quằn quại, mà chị Thật còn có thêm triệu chứng của bệnh thần kinh. Lúc tỉnh táo, chị vẫn đi làm thuê kiếm tiền, nhưng được đồng nào lại phải lo thuốc men để trị bệnh. Những khi lên cơn, chị Thật lại cười nói huyên thuyên cả ngày, sau đó bỏ nhà đi. 
“Cũng chỉ vì lo nghĩ nhiều mà sinh bệnh thần kinh như vậy. Có lúc chị ấy bỏ đi vài ngày, lúc nửa tháng, có khi cả tháng không về. Thi thoảng tôi ghé qua mà chỉ thấy con bé Hiền nằm co ro vì đói lả. Ngó trong nhà không có lấy một hạt gạo, tôi lại đem cơm sang cho. Con bé vừa ăn vừa khóc đến là tội. Tối đến tôi lại kêu bé Hiền sang nhà tắm giặt và ăn cơm cùng rồi bảo ngủ lại”, bà Trần Thị Tam, người hàng xóm chia sẻ.
Tối đến trước khi ngủ cô bé cũng thắp cho mẹ nén nhang như để nhận được sự an ủi từ người đã khuất.
 Tối đến trước khi ngủ cô bé cũng thắp cho mẹ nén nhang như để nhận được sự an ủi từ người đã khuất. 
Còn nhỏ tuổi nhưng Hiền luôn ý thức được bổn phận của người làm con với người mẹ đã khuất. Ngày ngày, việc lau chùi bàn thờ và nhang khói cho mẹ được Hiền làm như một thói quen. Có những khi đi học về đường xa, mệt và đói, cô bé vừa để cặp xuống giường đã chạy ra bàn thờ thắp hương cho mẹ. Cho dù trong nhà không có gì ăn, nhưng hễ được ai cho tiền là Hiền lại góp nhặt để mua hương. Tối đến trước khi ngủ cô bé cũng thắp cho mẹ nén nhang như để nhận được sự an ủi từ người đã khuất. 
Mỗi ngày Hiền đều dậy từ rất sớm. Vừa để nấu cơm ăn, vừa giặt đồ và vệ sinh cho người dì bị bệnh thần kinh rồi chuẩn bị đi học. Hiền ham học nên bất kể ngày mưa hay nắng, cô bé vẫn kiên trì vượt đường rẫy gập ghềnh để đến trường. Trên lớp Hiền dễ nhận biết so với các bạn cùng trang lứa không chỉ bởi ngoại hình gầy đét, xanh xao, mà còn bởi cô bé chỉ có duy nhất một bộ đồ cũ nhàu nhĩ đã ngả màu hoen ố để mặc đi học. 
“Nhà Hiền cách trường gần 3 cây số, đường đi lại không hề dễ dàng nhưng luôn thấy em đến lớp đều đặn. Cô bé lễ phép, hòa đồng với các bạn trong lớp, lại chăm chú nghe giảng. Tuy nhiên, do không có người kèm cặp, dạy bảo nên việc học của em gặp nhiều khó khăn hơn với các bạn cùng lớp. Để giúp em Hiền, Ban giám hiệu nhà trường đã miễn tất cả các khoản đóng góp trong năm. Những hôm học cả ngày thì hỗ trợ cho em ăn trưa”, cô Nguyễn Thị Thúy Kiều, giáo viên chủ nhiệm của cháu Hiền chia sẻ. 
Khi được hỏi về ước mơ của mình, bé Hiền nói trong nước mắt: “Mẹ con vì bệnh mà qua đời, con không muốn những người nghèo vì không có tiền chữa bệnh cũng giống như mẹ. Ước mơ của con là trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo. Và… con ước mơ một ngày bố đến tìm con”.
Ông Nghiêm Xuân Hạnh, Chủ tịch UBND xã Quảng Hiệp cho biết, hoàn cảnh của cháu Hiền đặc biệt khó khăn, mẹ mất sớm, dì của cháu thì bị thần kinh phân liệt lúc tỉnh, lúc mê. Hiện tại, dì của cháu là người thân duy nhất đang ở với cháu nhưng lại mất năng lực hành vi dân sự nên lãnh đạo xã đang tìm người có uy tín làm người giám hộ cho cháu. Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan, sẽ gửi lên Phòng  Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Cư M’gar, bé Hiền sẽ được hưởng chế độ dành cho trẻ mồ côi và người dì của cháu cũng được hưởng chế độ của người bị bệnh tâm thần./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.