Học sinh chỉ chờ quay clip đánh nhau để tung lên mạng?

Ảnh cắt từ clip học sinh lớp 7 đánh nhau.
Ảnh cắt từ clip học sinh lớp 7 đánh nhau.
(PLO) - Tình trạng bạo lực học đường ngày càng nhiều, và vì sao khi sự việc xảy ra, điều đầu tiên mà các em làm là quay clip và… tung lên mạng chứ không báo cho thầy cô, phụ huynh giải quyết?
Những clip… giật mình
Clip với tiêu đề “Học sinh lớp 7 đánh nhau” được đăng lên mạng ngày 10/3, khiến rất nhiều người bàng hoàng. Trong clip, nữ sinh là nạn nhân khóc thảm thiết vì bị nhóm bạn nữ đánh đập liên tục, sau đó cầm ghế nhựa đập vào đầu. Cuối clip, một nam sinh cầm cả chồng ghế nhựa cao quẳng vào người nạn nhân. Điều đáng buồn nhất là khi một nữ sinh bị đám đông đánh đập như vậy, nhưng chỉ có tiếng khóc của nạn nhân và tiếng chửi bới, hò reo cổ vũ của đám học trò chung quanh, không hề có ai ngăn cản hành động ấy…
Trước đó không lâu, một clip khác cũng gây bất bình cho dư luận, khi một nữ sinh cấp 3 ở Quảng Bình đã đánh cô giáo ngay trên bục giảng. Sự việc bắt đầu khi cô giáo gọi nữ sinh lên trả bài. Không những không nghe lời cô, nữ sinh này đã tỏ thái độ bất chất, thách thức và lăng mạ, chửi thề cô giáo. Trước hành động của học sinh, cô giáo đã thông báo sẽ viết tên học sinh vào sổ đầu bài. Trong lúc cô giáo đang hí hoáy viết trên bàn, nữ sinh này đã tiến đến nắm tóc, đánh đập cô giáo trước sự chứng kiến của cả lớp, cho đến khi có nam sinh đứng ra can ngăn…
Thời gian gần đây, không ít những clip tung lên mạng quay lại cảnh đánh nhau, bạo lực của lứa tuổi học trò: trò đánh thầy vì bị thầy phạt, học sinh nam đánh nhau vì mâu thuẫn trong lớp, nữ sinh đánh nhau vì va chạm, ghen tuông, giành giật… Các clip nói trên đều khiến cộng đồng mạng giật mình vì mức độ bạo lực của nó. Nó cho thấy, một bộ phận học trò ngày nay đang có xu hướng bạo lực, thậm chí coi “bạo lực học đường là chuyện nhỏ”.
Lệch chuẩn về đạo đức
Điều đáng nói là trong hầu hết các clip đánh nhau, bạo lực tuổi học trò, đều có một điểm chung đó là sự vô cảm, thậm chí cổ vũ của chung quanh cho hành động bạo lực. Trong rất nhiều clip, không hề thấy có sự can ngăn từ phía các bạn chung quanh, mà hầu hết chỉ có sự la hét, ủng hộ, thậm chí xúi giục tiếp tục đánh nhau. 
Hầu hết các em không có phản ứng cho thấy có đi mời các thầy cô đến để giải quyết sự việc. Nhiều cuộc đánh nhau đầy tính bạo lực, cả đám đông đánh một người nhưng nhà trường, các thầy cô và phụ huynh chỉ được biết sau khi… clip tung lên mạng. Vì cả người tham gia đánh, người xem lẫn nạn nhân đều rất… kín miệng.
Một khía cạnh khác đáng nói đến, là phản ứng của lứa tuổi học trò về những clip bạo lực nói trên. Không ít cô, cậu học sinh chia sẻ, bình phẩm các clip với lời lẽ ác ý, mang tính chất ủng hộ. Thậm chí, một cô bé cấp 3, được mệnh danh là “hot girl” đã có một phát ngôn khiến dư luận “dậy sóng”. 
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet. 
Đó là khi clip các nữ sinh mặc áo dài cùng “đánh hội đồng” một nữ sinh khác do ghen tuông chuyện yêu đương tung lên mạng, cô nữ sinh “hot girl” này đã chia sẻ clip nói trên với dòng bình phẩm: “Ai tội thì tội chứ em thì không. Hạng giựt bồ người khác này đáng lẽ khải lột hết đồ đánh bầm giập thả trôi sông mới đáng. Ai đụng vô xã của em, em còn kéo quân đi xử nó gấp mấy lần (!)”. 
Một số cô, cậu bé tuổi học trò thì công khai bày tỏ ý kiến: “Đánh nhau trong lớp hả? Chuyện thường ngày mà, có đánh mới có chuyện coi cho vui, đứa nào méc thầy cô là bị đánh hội đồng luôn (!)”.
Chính vì tâm lý này, khá nhiều bậc phụ huynh, kể cả khi con mình làm những chuyện “tày trời” trên lớp học, nhưng cứ đinh ninh con mình vẫn là đứa trẻ ngoan ngoãn, chỉ biết học hành. Năm 2014, đã có chuyện một gia đình gia giáo, giáo dục con đàng hoàng, nhưng đến khi clip nữ sinh bị đánh ghen, xé áo dài tung lên mạng, cha mẹ mới bàng hoàng phát hiện ra con mình là một trong những thành viên hăng hái tham gia đánh đập bạn nhất. 
Vậy thì, lý do vì sao ngày càng nhiều clip, những hiện tượng bạo lực như thế? Vì các em đang tuổi nổi loạn, có thể làm bất cứ gì để chứng tỏ mình? Hay bởi sự lơ là của thầy cô, bố mẹ, hoặc do sự cổ vũ, ủng hộ của một bộ phận giới trẻ? Có lẽ, để dẫn đến sự lệch chuẩn đạo đức của một số bạn trẻ tuổi học trò hiện nay, không chỉ một nguyên do. Và ở nhiều trường hợp, các biện pháp trừng phạt không những không nêu cao được tác dụng răn đe mà còn đẩy các em trượt xa hơn trong sự bất cần và nổi loạn.
Như vậy, phải làm gì để ngăn chặn từ trong trứng nước những mầm mống suy nghĩ, hành vi bạo lực của các em? Đó là cả một câu hỏi lớn, liên quan đến sự giáo dục có tính chất nền tảng của gia đình, nhà trường và cả một xã hội.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.