Dân phòng có được bắt giữ, còng tay người dân?

Dân phòng có được bắt giữ, còng tay người dân?
(PLO) - Vụ việc "dân phòng đánh người bán hàng rong" gây bức xúc trong dư luận thời gian qua đã đặt ra một vấn đề cần bàn cho rõ: Lực lượng dân phòng, trật tự đô thị cụ thể là ai, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ đến đâu?.
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về lực lượng dân phòng mà chỉ có quy định về “Đội dân phòng” theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy với nghĩa là “tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú”. 
Các đội, tổ quản lý trật tự đô thị cũng vậy, vẫn chưa được quy định cụ thể. Hiện nay, chỉ có các quy định tương đối cụ thể liên quan đến dân quân tự vệ (theo Luật Dân quân tự vệ), bảo vệ dân phố (theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP) và có lẽ người dân quen gọi chung tất cả lực lượng này là “dân phòng”. 
Tuy nhiên, dù là lực lượng nào, nhiệm vụ và quyền hạn tới đâu đi nữa thì đều phải tôn trọng nhân dân, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, phải hành xử, xử lý các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình đúng pháp luật. 
Hiến pháp của chúng ta từ trước đến nay, đặc biệt là bản Hiến pháp vừa mới được Quốc hội thông qua đều tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”, việc bắt, giữ người phải đúng quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp của anh Trịnh Xuân Tình mà báo chí vừa phản ánh. Nếu đúng theo thông tin báo chí đã nêu, tôi cho rằng hành xử như vậy thật khó chấp nhận, không phù hợp trong cách xứng xử của cán bộ với nhân dân và không đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến vụ việc này, theo báo chí phản ánh, tôi thấy có sử dụng đến công cụ hỗ trợ (còng số 8) để bắt giữ anh Tình. Ở đây cần làm rõ Tổ công tác, cụ thể là ai được giao và sử dụng công cụ hỗ trợ, có quyền được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ hay không. 
Theo Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, công cụ hỗ trợ chỉ được trang bị cho các đối tượng luật định, chủ yếu là Quân đội, công an, dân quân tự vệ; Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo thông tin báo chí, Tổ công tác cho rằng anh Tình bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường nên tiến hành xử lý vi phạm, yêu cầu anh Tình về Phường để xử lý nhưng anh Tình không chấp hành, xảy ra cự cãi nên “cán bộ” đã đánh anh Tình, còng tay anh để trấn áp, đưa lên xe. 
Tôi cho rằng đây là hành vi bắt giữ người. Mà trường hợp này anh Tình không phạm tội gì để phải bị bắt cả. Hiến pháp quy định: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”. 
Đó cũng là nguyên tắc được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và bắt người là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang, người bị truy nã, người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người đã thực hiện tội phạm chuẩn bị bỏ trốn. Bắt người không được áp dụng đối với người vi phạm hành chính. 
Nếu Tổ công tác muốn tạm giữ, áp giải người vi phạm hành chính để xử lý thì cũng phải căn cứ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Theo điểm a khoản 1 Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải nếu như người vi phạm đó thuộc trường hợp bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính. 
Mà theo Điều 122, Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính, khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định 112/2013/NĐ-CP (vừa có hiệu lực ngày 17/11/2013) thì tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Quyết định phải được người có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, có thể thấy nếu anh Tình bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường, chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, vì không chấp hành “mệnh lệnh” về phường để xử lý mà bị “Tổ công tác” còng tay, bắt giữ, thậm chí bị đánh đến ngất xỉu thì rõ ràng họ đã quá sai và vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thậm chí không loại trừ trường hợp có dấu hiệu của tội bắt, giữ người trái pháp luật được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự. 
Tôi cho rằng các cơ quan chức năng, các cơ quan có thẩm quyền (cao hơn những người trong tổ công tác này) cần làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những người lạm quyền, vi phạm pháp luật, trả lại lòng tin cho nhân dân, đừng để người dân dị nghị “quan quan tương hộ” như thời phong kiến.
Ngày 7/12, anh Lê Văn Trường là em vợ của anh Trịnh Xuân Tình, đã gửi đơn tường trình đến UBND và Công an phường 25 quận Bình Thạnh yêu cầu giải quyết vụ việc thành viên đội trật tự phường này còng tay, đánh người, chích điện đến ngất xỉu. 

Theo đơn tường trình của anh Trường, vào khoảng 17h ngày 6/12, anh Trịnh Xuân Tình có bán trái cây dạo trước số nhà 11B5 cư xá 30/4, P.25, Q. Bình Thạnh. Khi đó, đội trật tự và dân phòng P.25, Q. Bình Thạnh đi tới và tịch thu đồ đạc của anh Tình. Anh Tình có giằng lại hàng hóa của mình thì 4 người áo xanh thuộc trật tự phường cũng giằng qua giằng lại.

“Sau đó, các anh trật tự và dân phòng đánh đập anh tôi, bóp cổ, còng tay, đánh vào mặt, bóp hầu, túm tóc và chích điện 4 lần, xốc lên xe Dream chở đi nhưng anh tôi nhoài người xuống. Đội trật tự tiếp tục bốc bỏ lên ô tô nhưng anh tôi lại nhảy xuống van xin đội trật tự song không được”, anh Trường viết trong đơn tường trình. Ngày 7/12, anh Lê Văn Trường là em vợ của anh Trịnh Xuân Tình, đã gửi đơn tường trình đến UBND và Công an phường 25 quận Bình Thạnh yêu cầu giải quyết vụ việc thành viên đội trật tự phường này còng tay, đánh người, chích điện đến ngất xỉu. 

Theo đơn tường trình của anh Trường, vào khoảng 17h ngày 6/12, anh Trịnh Xuân Tình có bán trái cây dạo trước số nhà 11B5 cư xá 30/4, P.25, Q. Bình Thạnh. Khi đó, đội trật tự và dân phòng P.25, Q. Bình Thạnh đi tới và tịch thu đồ đạc của anh Tình. Anh Tình có giằng lại  hàng hóa của mình thì 4 người áo xanh thuộc trật tự phường cũng giằng qua giằng lại.

“Sau đó, các anh trật tự và dân phòng đánh đập anh tôi, bóp cổ, còng tay, đánh vào mặt, bóp hầu, túm tóc và chích điện 4 lần, xốc lên xe Dream chở đi nhưng anh tôi nhoài người xuống. Đội trật tự tiếp tục bốc bỏ lên ô tô nhưng anh tôi lại nhảy xuống van xin đội trật tự song không được”, anh Trường viết trong đơn tường trình.

Tin cùng chuyên mục

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Đọc thêm

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?

Đừng dại bán xe không khai báo

Phương tiện đã bán chưa sang tên đổi chủ gây tai nạn giao thông, việc thông báo chuyển nhượng giúp tránh trách nhiệm liên đới của người bán xe.
(PLO) - Từ ngày 1/6, khi bán hoặc cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan đã cấp đăng ký xe để theo dõi, nếu không sẽ bị liên đới và xử lý hành chính khi chiếc xe đã chuyển quyền sử dụng gây tai nạn... 

Từ 1/6 tới, xe máy điện cũng phải đăng ký

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Thông  tư số 15/2014/TT-BCA khẳng định, từ ngày 1/6 tới, xe máy điện phải đăng ký mới được phép lưu thông. Thế nhưng, nhiều cửa hàng không biết gì về quy định này. Còn khách không mấy người biết loại xe mình mua là xe máy điện hay xe đạp điện. 

Quy trình giám định nghi can hiếp dâm

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Khi xảy ra hành vi xâm hại tình dục, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử bị cáo về tội danh gì thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi và phạm tội gì. Công việc giám định pháp y đối với các tội xâm hại tình dục đã không còn là “bí mật” nếu hiểu về nội dung Thông tư 47/2013/TT-BYT.

Pháp luật "xây hành lang" cho “oshin”

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Năm 1994, bộ phim “Oshin” kể về chuyện đời cơ cực của một người giúp việc nhà được chiếu tại Việt Nam đã tạo nên một “từ vay mượn” mới. Câu chuyện người giúp việc cùng những rắc rối pháp lý nảy sinh trên thực tế do không có luật điều chỉnh cụ thể đã tròn 20 năm. 

Nơm nớp sợ đi tù sau khi mua dâm ở nước ngoài

Nơm nớp sợ đi tù sau khi mua dâm ở nước ngoài
(PLO) - Quá quen thuộc đến nhàm chán với những cuộc chơi bời trong nước, anh Nguyễn D. (29 tuổi, trú tại TP.Hồ Chí Minh) rủ đám bạn ra nước ngoài “xả xui” trong các sòng bài, rồi sà vào “phố đèn đỏ” vui vẻ cùng em út. 

Hoang báo mất 900 triệu trên máy bay, nữ khách có phải hầu tòa?

Tung tin bị đánh thuốc mê trên máy bay gây ảnh hưởng lớn tới ngành hàng không. (Hình chỉ mang tính minh họa - Internet)
(PLO) - Ngày 8/4, chuyến bay từ Vinh đi TP.HCM của hãng hàng không Jetstar Pacific đã thu hút sự chú ý bởi thông tin một nữ hành khách khai báo bị chuốc thuốc mê đánh cướp 900 triệu. Sau khi xác minh đây chỉ là “chiêu bài”, liệu nữ khách này có phải hầu tòa như nhiều người từng thích “làm trò” trên máy bay?

Vụ Dương Chí Dũng: bị cáo chối tội, gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả, xử lý thế nào

Ảnh nguồn Internet
(PLO) - Cho đến nay, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn chưa thay đổi nội dung kháng cáo kêu oan về tội “Tham ô tài sản”, nghĩa là các bị cáo này vẫn cho rằng họ bị kết án tử hình oan. Trong khi các bị cáo vẫn đang tiếp tục kêu oan thì gia đình họ lại tự nguyện nộp tiền để khắc phục một phần hậu quả với mong muốn các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ mới. Trường hợp này Tòa án sẽ xem xét, cân nhắc thế nào?