Đà Nẵng: Sự thật phía sau những thông tin về Dự án bến du thuyền làm ảnh hưởng dòng chảy sông Hàn

Đà Nẵng: Sự thật phía sau những thông tin về Dự án bến du thuyền làm ảnh hưởng dòng chảy sông Hàn
(PLVN) - Trên một số tờ báo, xuất hiện cùng một lúc các bài viết với cách đặt vấn đề giống nhau về dự án bất động sản và bến du thuyền gây tác động tiêu cực đến dòng chảy sông Hàn. Vấn đề này vốn đã được các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng giải quyết từ và công khai từ năm 2016, nay được xới lại khiến chủ đầu tư dự án nghi ngờ có “cạnh tranh bẩn”.

Dự án không lấn sông

Dự án bất động sản và bến du thuyền được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt từ năm 2009 do Tập đoàn Vina Capital làm chủ đầu tư. Dự án này có sử dụng đất và mặt nước để xây dựng khu nhà ở và xây dựng bến du thuyền bên bờ sông Hàn, gần vị trí cầu Thuận Phước hiện nay.

Năm 2011, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 và thời điểm này, chủ đầu tư Vina Capital cũng chuyển giao dự án cho Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng tiếp tục thực hiện. Theo quyết định phê duyệt quy hoạch năm 2011, dự án này sử dụng 7,9 ha đất xây dựng công trình và khoảng 6,3 ha đất mặt nước.

Theo ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, theo quy hoạch cũ (năm 2011), Dự án có đến 11 block nhà cao tầng (từ 16-33 tầng). Tuy nhiên, từ năm 2015 đến 2017, chủ đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch. Sau phê duyệt điều chỉnh năm 2016, dự án chỉ còn lại 2 bolck và 52 lô biệt thự. Chủ đầu tư mới còn xin bỏ cầu tàu mặt nước; thu hẹp vùng mặt nước ra mép đê, kè cũ.

Khu vực thực hiện dự án của Công ty Bến du thuyền Đà Nẵng
Khu vực thực hiện dự án của Công ty Bến du thuyền Đà Nẵng

Theo quy hoạch đã được điều chỉnh năm 2017, diện tích đất xây dựng công trình giảm còn 4,8 ha đất mặt nước còn 1 ha và tăng quy đất cho công viên cây xanh và hệ thống giao thông công cộng. “Trong phê duyệt điều chỉnh năm 2017, quy hoạch dự án còn có đường đi bộ rộng 8m ven sông dành cho cộng đồng. Như vậy, qua các lần điều chỉnh, dự án đã giảm hệ số sử dụng đất lẫn mặt nước để chia sẻ áp lực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông”, ông Thái Ngọc Trung cho biết. Các lần điều chỉnh dự án này cho thấy, doanh nghiệp không được lợi thêm mà lợi ích thuộc về cộng đồng.

Đặc biệt vào năm 2016, khi Dự án bắt đầu được triển khai, để trả lời câu hỏi của người dân về việc “Dự án ngay vị trí cửa sông như vậy có gây ảnh hưởng dòng chảy sông Hàn, nhất là mùa lũ lụt hay không”, UBND TP Đà Nẵng cũng đã mở Chuyên mục góp ý trên Hệ thống chính quyền điện tử Thành phố và đã có câu trả lời công khai ngay sau đó.

Theo đó, tháng 4/2016, Trung tâm thông tin dịch vụ công Đà Nẵng đã phát đi thông tin của Sở Xây dựng cho biết, để hướng dòng chảy sông Hàn nhằm không gây sạt lở khu vực hạ lưu sông, ngay từ thời Pháp thuộc tại khu vực hiện nay là Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng về phía Mân Quang đã xây dựng kè đá và hàng năm vẫn được chính quyền tôn tạo, gia cố.

Hệ thống kè do Công ty Bến du thuyền Đà Nẵng thi công với bề rộng mặt kè hơn 1m, được neo giữ bởi hệ thống cáp neo kiên cố
Hệ thống kè do Công ty Bến du thuyền Đà Nẵng thi công với bề rộng mặt kè hơn 1m, được neo giữ bởi hệ thống cáp neo kiên cố

Với mục đích đảm bảo an toàn cho khoảng 500 nghìn người dân tại khu vực đô thị Mân Quang, khu dân cư làng cá Nại Hiên Đông, chống sạt lỡ bờ sông, bảo vệ các công trình kiến trúc, lịch sử, công trình công cộng và công trình lịch sử và cơ sở hạ tầng (đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Văn Duyệt chạy dọc sông, mố cầu Thuận Phước, các nhà máy chế biến thủy hải sản), Sở NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị khảo sát điều kiện địa hình, địa chất, nghiên cứu dòng chảy sông Hàn vào các mùa và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan (có ý kiến thống nhất của Bộ NN&PTNT) để quy hoạch tuyến đê, kè Mân Quang đoạn nối tiếp đê, kè Bạch Đằng Đông, quận Sơn Trà.

Phần ranh giới dự án được tính từ mép công trình đê, kè sông Hàn trở vào trong, không ảnh hưởng đến bờ kè đá đã được xây dựng và gia cố hằng năm. “Do đó, có thể khẳng định rằng dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng không ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hàn, đặc biệt là trong mùa lũ lụt”, văn bản từ năm 2016 của Sở Xây dựng đã nêu rõ vấn đề này.

Chuyên gia: Dòng chảy sông Hàn không bị ảnh hưởng

Trong khi đó, nói về tác động của công trình đối với dòng chảy sông Hàn, ông Huỳnh Vạn Thắng, Nguyên phó giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng, chuyên gia về thủy lợi, thành viên Hội đồng thẩm định các dự án ven sông giai đoạn trước đây khẳng định, dòng chảy sông Hàn hoàn toàn không ảnh hưởng.

Ông Thắng nhắc lại việc ngay từ thời Pháp thuộc đã cho đã xây dựng kè đá kéo dài ra cảng Tiên Sa, hiện tại đang nằm ngoài vị trí xây dựng của Dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng.

Bờ kè này, theo ông Thắng là để chống sạt lở bờ sông. Bên cạnh đó bờ kè có chức năng ép dòng chảy không ảnh hưởng đến luồng giao thông.

Vị trí luồng giao thông nằm bờ Đông sông Hàn, khi đó, tàu thuyền từ cảng Tiên Sa hoặc Vịnh Đà Nẵng qua chân cầu Thuận Phước vào cửa Hàn, chỉ duy nhất đi ở luồng này. Việc hình thành kè khi đó sẽ đưa dòng chảy vào luồng và tạo ở đây có 1 vận tốc nhất định giúp không bồi lấp luồng để cho tàu thuyền đi vào.

Ông Thắng diễn giải thêm, từ thời trước sông Hàn có một loạt cảng, trước thành Điện Hải kéo lên đến cảng  sông Thu, đều nằm ở bờ Tây sông Hàn. Dòng chảy sông Hàn lúc này chảy qua các cảng trên, còn phía bờ Đông không chảy hoặc chảy rất ít. Đến đoạn cuối sông, dòng chảy mới bắt đầu bật qua hướng bờ Đông. Khi đó, hệ kè giữ vai trò để giúp đưa dòng nước đang chảy bật trở lại luồng hàng hải, đảm bảo không bị bồi lấp và tàu thuyền đi vào cảng dễ dàng.

Kè bê tông kiên cố với bền mặt rộng hơn 1m, được neo giữ bởi hệ thống cáp do Công ty Bến du thuyền Đà Nẵng thi công như một công trình trị thủy
Kè bê tông kiên cố với bền mặt rộng hơn 1m, được neo giữ bởi hệ thống cáp do Công ty Bến du thuyền Đà Nẵng thi công như một công trình trị thủy

Theo ông Huỳnh Vạn Thắng thì không có nhiều người, thậm chí một số chuyên gia nắm rõ điều này. Như vậy, việc xây dựng của đơn vị nào đó, nếu bám theo kè đá cũ sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến dòng chảy. Ngược lại, có thể công trình cùng với kè đá cũ dùng để “trị thủy”.

Theo bà Trương Thị Thêu, Phó Giám đốc Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng, khi thực hiện dự án này, Công ty đã tuân thủ tuyệt đối các mốc giới được bàn giao, các quyết định của UBND TP về quy hoạch cũng như phê duyệt kỹ thuật liên quan đến hệ thống kè.

Theo quan sát của phóng viên, đoạn kè do Công ty Bến du thuyền xây dựng có chiều dài hơn 730m được xây dựng rất kiên cố. Hàng trăm chiếc cọc cừ bê tông có chiều dài khoảng 22m, rộng hơn 1m được cắm xuống đất tạo thành bờ kè vững chắc. Ngoài ra, các cọc bên tông này còn được neo giữ bởi hệ tông cáp neo có trụ bên tông chắc chắn. Trước khi đổ đất, một hệ thống vải địa kỹ thuật được lót phía dưới để ngăn đất, cát thẩm thấu ra ngoài gây sạt lở. Với việc xây dựng như vậy, hệ thống kè này sẽ bảo vệ bờ sông Hàn hằng trăm năm.

Có nhiều dự án bất động sản bên sông Hàn nhưng chỉ có dự án của  Công ty Bến du thuyền Đà Nẵng bị "dư luận" nhắc tên và nghi ngờ ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hàn

Việc phát triển các dự án bên sông Hàn có làm ảnh hưởng đến dòng chảy sông và môi trường hay không là một vấn đề hệ trọng đối với TP Đà Nẵng, được người dân đặc biệt quan tâm. Vì vậy, khi phê duyệt dự án bên sông Hàn của Công ty Bến du thuyền Đà Nẵng, Thành phố đã có câu trả lời cho vấn đề này và đã được công khai, minh bạch đến người dân năm 2016. Câu hỏi đã có trả lời nay bỗng nhiên được đặt lại, đặc biệt trong số nhiều dự án bên sông Hàn thì chỉ có dự án của Công ty Bến du thuyền Đà Nẵng được nhắc đến còn các dự án khác liền kề thì không được “điểm danh” càng làm cho chủ đầu tư dự án này quan ngại  về động cơ thực sự của người đặt ra câu hỏi này.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.