Đã mắt ngắm 10 vũ khí siêu hạng của Nga năm 2014

Tân lửa đạn đạo xuyên lục địa của quân đội Nga.
Tân lửa đạn đạo xuyên lục địa của quân đội Nga.
(PLO) - Năm 2014, quân đội Nga đã nhận được hơn 8.000 mẫu vũ khí trang bị mới. Cùng ngắm 10 loại vũ khí siêu hạng mới bổ sung năm 2014 của quân đội Nga.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, khối lượng vũ khí trang bị chuyển giao đã tăng 30-40% so với năm ngoái.
Dưới đây là 10 loại vũ khí mới máy bay và tên lửa, hệ thống phòng không và xe chiến đấu đổ bộ hiện đại của quân đội Nga năm 2014 theo lựa chọn của kênh truyền hình Zvezda.
1. Xe chống mìn Taifun
Xe Taifun.
 Xe Taifun.
Lô đầu tiên gồm 30 xe vận tải có khả năng bảo vệ siêu hạng đã được bàn giao cho quân đội Nga. Xe Taifun sử dụng vỏ giáp phức hợp có các tấm gốm. Xe có thể chống chịu vụ nổ của 8 kg chất nổ dưới bánh xe và gầm xe mà không bị tổn hại và không ảnh hưởng đến tính mạng binh sĩ trên xe.
Trong ô tô có lắp hệ thống thông tin-chỉ huy (BIUS) GALS-D1М dùng để quan sát và điều tiết hoạt động của động cơ, độ dốc của đường, tốc độ di chuyển và vị trí.

2. Máy bay ném bom Su-34

Su-34, tiêm kích thế hệ 4+.
 Su-34, tiêm kích thế hệ 4+.
Năm 2014, Không quân Nga đã nhận được 16 tiêm kích-bom Su-34 mà NATO gọi là Fullback (Hậu vệ). Máy bay này thuộc về thế hệ 4+ và được chế tạo dựa trên Su-27.
Su-34 có khả năng mang vũ khí hạt nhân, thực hiện các cuộc tấn công chính xác cao vào mục tiêu mặt nước và mặt đất, kể cả bằng vũ khí hạt nhân.

3. Tàu ngầm tuần dương hạt nhân chiến lược Monomakh

Tàu ngầm Monomakh.
 Tàu ngầm Monomakh.
Tàu ngầm tuần dương hạt nhân chiến lược Vladimir Monomakh được nhận vào biên chế Hải quân Nga vào tháng 12/2014. Đây là tàu thứ ba và theo các chuyên gia, hiện là tàu ngầm xuất sắc nhất của lớp Borei.
Nhờ các công nghệ tối tân nhất của các công trình sư Nga, tàu ngầm này gần như không có tiếng ồn. Tàu Vladimir Monomakh được trang bị hệ thống tên lửa mới sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava.
4. Thiên Nga trắng - chuyến bay bất tận
Tu-160M.
 Tu-160M.
Năm 2014, máy bay ném bom chiến lược nâng cấp Tu-160M bắt đầu được chuyển giao cho Không quân Nga. Máy bay được lắp hệ thống lái-dẫn đường mới, giúp cải thiện nhiều tính năng của máy bay: Dẫn đường và độ chính xác sử dụng tác chiến trở nên hiệu quả hơn.
TU-160 hay còn gọi là “Thiên Nga trắng” có thể đạt tốc độ bay hơn 2.000 km/h. Nó có khả năng băng quay 1/4 đường xích đạo mà không cần tiếp dầu.
Dự định, đến năm 2020, sẽ có thêm hơn 10 chiếc Tu-160M được chuyển giao.
5. Xe chiến đấu đổ bộ Bakhcha cho lính dù
 
Xe chiến đấu đổ bộ BMD-4M Bakhcha có sức cơ động cao, có thể không vận và bơi, có hỏa lực mạnh đã hoàn thành thử nghiệm trong quân đội Nga. Xe có động cơ công suất 500 mã lực, tốc độ đến 70 km/h.
BMD-4M có thể từ tư thế hành tiến vượt vật cản nước và bơi với tốc độ đến 10 km/h. BMD-4М là xe chiến đấu duy nhất trên thế giới có thể đổ bộ cùng với kíp xe. Năm 2015, Bộ đội Đổ bộ đường không Nga sẽ nhận được lô đầu tiên gồm 64 xe này.
6. S-400 Triumf
S-400.
 S-400.
Quân đội Nga đã nhận được 7 hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf. Hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới Triumf dùng để tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không-vũ trụ hiện tại và tương lai. Mỗi hệ thống cho phép bắn đồng thời đến 36 mục tiêu và dẫn đến chúng tới 72 tên lửa.
Hiện nay, tại các thành phố Dmitrov, Zvenigorod và Elektrostal ở ngoại ô Moskva triển khai 3 trung đoàn S-400, 3 trung đoàn khác ở Baltik, Nakhodka và Quân khu miền Nam, thêm 1 trung đoàn nữa hiện đang được triển khai ở ngoại ô Moskva. Sắp tới, 1 trung đoàn S-400 cũng sẽ xuất hiện trên bán đảo Kola.
7. Pháo phản lực Tornado
Pháo phản lực Tornado.
 Pháo phản lực Tornado.
Các hệ thống rocket phóng loạt Tornado-G cũng đã bổ sung cho kho vũ khí trang bị của quân đội Nga trong năm 2014. Tornado là biến thể của hệ thống pháo phản lực Grad, nhưng hệ thống mới có tầm bắn xa hơn và tốc độ đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu nhanh hơn.
Các loại đạn mới cho phép tấn công đối phương ở cự ly đến 40 km, trong khi các hệ thống cũ chỉ có tầm bắn gần 27 km.  Nhờ các thiết bị tự động lắp trên Tornado-G, tốc độ triển khai và ngắm bắn cho cả hệ thống được rút ngắn nhiều lần, còn công việc của kíp chiến đấu chỉ còn là kiểm soát hoạt động của máy móc tự động.
8. Tiêm kích đánh chặn MiG-31BM
MiG-31BM.
 MiG-31BM.
Năm 2014, Không quân Nga đã nhận được 18 tiêm kích đánh chặn nâng cấp MiG-31BM. Các máy bay cải tiến được trang bị hệ thống điều khiển tối tân, tầm phát hiện mục tiêu tăng lên và nay đạt 320 km, tầm tiêu diệt mục tiêu cũng tăng lên và nay là 280 km.
Máy bay đồng thời có thể tiêu diệt 6 mục tiêu bay và bám đến 10 mục tiêu.
9. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars.
 Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars.
Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga (RVSN) đã đưa vào trực chiến 16 bệ phóng mới của hệ thống tên lửa Yars. Trước đó, RVSN đã nhận vào biên chế 10 hệ thống như vậy. Họ cũng đã nhận riêng 6 tên lửa đạn đạo dành cho các bệ phóng cơ động.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars là biến thể cải tiến của tên lửa RS-12M2 của hệ thống Topol-M.
Trong tương lai, cùng với Topol-M, Yars sẽ là nòng cốt của lực lượng tên lửa chiến lược của RVSN.
10. Angara-A5 ra mắt
 
Ngày 23/12/2014, biến thể hạng nặng của tên lửa đẩy Angara lần đầu tiên được phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk. Các công trình sư giỏi nhất của Nga đã tham gia nghiên cứu chế tạo tên lửa này trong vài chục năm qua.
ầTên lửa sẽ góp phẩn củng cố khả năng quốc phòng của Nga. Nhờ tên lửa này, Nga sẽ phát triển hệ thống báo động sớm tên lửa tiến công, trinh sát, định vị, thông tin liên lạc và tiếp phát tín hiệu liên lạc./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.