Kinh hoàng vùng đất cứ đẻ sinh đôi thì giết một bé cúng Giàng

Bờ suối trong rừng, nơi người phụ nữ đến cách ly để sinh con.
Bờ suối trong rừng, nơi người phụ nữ đến cách ly để sinh con.
(PLO) - Khi bắt đầu chuyển dạ, người phụ nữ được chồng đưa lên rừng rồi bỏ mặc ở đó. Chỉ khi đã “mẹ tròn con vuông”, sản phụ mới được chồng đón về nhà. Kinh khủng hơn, nếu sinh đôi, một đứa con sẽ bị sát hại để trả Giàng (trời). 

Mưa ầm ầm cũng phải ra rừng “vượt cạn”
Xốp là một xã nghèo nằm dưới chân núi Ngọc Linh, thuộc huyện Đakglei, tỉnh Kon Tum là khu vực sinh sống chủ yếu của người Ta Rẽ. Sống khép mình giữa đại ngàn, hàng trăm năm qua tộc người này đã từng tồn tại những phong tục kỳ lạ. Sản phụ phải tự sinh con trong rừng là một trong những tập tục kỳ lạ nhất của người Ta Rẽ.
Chị Y Hạt, phụ trách dân số kế hoạch hoá gia đình xã Xốp kể lại, ngày trước, với nhận thức mông muội, sơ khai, người Ta Rẽ cho rằng phụ nữ lúc sinh con sẽ gây ô uế cho làng. Vì thế, khi sản phụ bắt đầu trở dạ, người chồng sẽ dẫn vợ lên rẫy, ra bìa rừng hay bên một con suối để họ tự mình “vượt cạn”. Mỗi hộ gia đình người Ta Rẽ thường có riêng một khu rừng, một nương rẫy. Đó chính là nơi những người phụ nữ được đưa đến để cách ly khi sinh nở.
Hàng trăm năm, biết bao thế hệ người Ta Rẽ đã được sinh ra như thế. Rẫy người Ta Rẽ nằm cách xa khu vực sinh sống, ngày ngày họ trỉa bắp, trồng lúa, bó củi, săn thú. Khi người phụ nữ sắp sinh nở, những người đàn ông trong gia đình mới dựng lên một căn chòi nhỏ làm nơi “vượt cạn”. Căn chòi nhỏ bốn bề thưng lại bằng những mảnh gỗ đơn giản, sơ sài, sàn nhà được trải bằng một tấm vải hoặc có khi, chỉ là những đống lá rừng.
“Người phụ nữ sinh con ở đó một mình, kể cả trời đổ mưa trôi rừng núi cũng phải ra rừng để đẻ. Họ không được đem theo đồ vật gì, cũng không hề có sự chăm sóc của người thân. Họ gắng chịu những con đau quặn thắt khi sinh đẻ, tự mình cắt rốn cho con ngay chính cái nơi heo hút ấy”, chị Y Hạt nhớ lại.
Theo luật người Ta Rẽ, khi sinh con, người phụ nữ phải rời xa khu dân cư và cách ly mọi thứ. Nếu người nhà có mặt tại nơi người phụ nữ sinh, sẽ là điềm gở của cả làng và làng đó sẽ bị Giàng phạt mà sinh ra đau ốm. Chỉ khi nào người phụ nữ  “vượt cạn” xong, “mẹ tròn con vuông”, người chồng mới được phép lên rẫy đón vợ con về. 
Khi sinh con xong, người phụ nữ được cách ly khỏi cuộc sống gia đình mười ngày. Họ không được phép tắm rửa, cấm kỵ dùng chung nguồn nước với gia đình, làng xóm. “Họ phải lên một con suối thật xa để tắm. Bởi theo quan niệm ngàn đời, nếu tắm ở nhà hay rửa chân tay bằng nước chung của làng, sẽ gây ra ô uế, mang đến những xui xẻo cho làng”, chị Y Hạt cho biết. 
Dấu tích còn sót lại của một căn chòi tạm vượt cạn.
Dấu tích còn sót lại của một căn chòi tạm vượt cạn. 
Không chỉ thế, sau khi được  chồng đón về nhà, sản phụ không được ăn cơm chung với các thành viên khác trong gia đình. Họ ăn một mình một mâm, rồi ngủ ngay trên nền đất chứ không được phép lên giường. Hết hạn kiêng cữ mười ngày, sản phụ mới được phép hoà nhập trở lại cuộc sống chung như mọi thành viên khác ở gia đình. Mọi thứ diễn ra như vậy hàng trăm năm qua bất di bất dịch, nếu ai làm sai thì sẽ bị làng phạt vạ, tốn nhiều trâu bò, heo, gà để cúng Giàng (trời).
Sinh đôi thì... giết một trả Giàng
Không chỉ một mình sinh con ngoài rừng với bao hiểm nguy có thể ảnh hưởng đến tính mạng, luật tục người Ta Rẽ cũng quy định nếu người mẹ sinh con song sinh thì buộc phải “trả lại cho Giàng một đứa”, bằng cách… giết con.
Người Ta Rẽ không coi đó là tội ác, bởi quan niệm của họ, mỗi lần sinh nở, Giàng chỉ cho một đứa con. Nếu có thêm đứa khác thì phải trả lại cho Giàng nếu không làng sẽ bị phạt, nhiều người đau ốm tật bệnh. Sau “khi trả một đứa cho Giàng” và giữ một đứa con, cha mẹ còn phải mổ trâu bò đãi cả làng để xả xui. Bởi điều này, hàng trăm năm qua đã có biết bao bé sơ sinh bị tước đoạt quyền được sống ngay khi vừa mới chào đời. 
Chị Y Lưới và một đứa trẻ sinh ra sau một thời đẻ rừng.
Chị Y Lưới và một đứa trẻ sinh ra sau một thời đẻ rừng. 
Nhiều cán bộ làm công tác tuyên truyền ở xã Xốp còn nhớ chuyện một người phụ nữ ở làng Loong Ri, sau khi sinh đôi đã lặng lẽ cuốn một đứa con vào tấm vải, treo lên cây dẻ ở bìa rừng. Vài ngày sau, người đi rừng mới phát hiện. Đứa trẻ đã chết, thi thể bị kiến bu đen kịt. 
Hoặc như câu chuyện của một cán bộ Khu bao Bảo tồn rừng Ngọc Linh. “Hôm đó đã là 22 Tết, mấy anh em vào rừng hái lá dong về làm bánh. Đang đi bỗng phát hiện một bãi đất trống lạ thường, đất đai như bị ai cuốc xới. Đến gần thì thấy chai lọ, bát nhang vương vãi. Mọi người ai cũng kinh hãi nhận ra xác của một bé sơ sinh đã chết nằm bên trong một chiếc hộp nhỏ chỏng chơ dưới đất”, người cán bộ bàng hoàng kể lại. 
Không chỉ giết một trẻ em trong trường hợp song sinh, chính phong tục đẻ rừng cũng gây ra những nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và đứa trẻ sơ sinh. Người dân ở làng Kon Liêm vẫn còn nhớ đến cái chết của mẹ con một người phụ nữ bởi thai “ngôi ngược” (thai nhi khi sinh chân ra trước - PV). Do không có ai bên cạnh giúp đỡ khi rơi vào trường hợp sinh đẻ nguy hiểm này, sau khi một mình vật lộn với cơn đau quằn quại, chị đã tắt thở, đứa con cũng không sống được.
Chị Y Lưới kể lại: “Ngày trước, khi Xốp chưa tách khỏi xã Đak Choong, cán bộ tuyên truyền chưa có điều kiện vào sâu với khu vực bà con hẻo lánh ở trong này, tình trạng đẻ rừng nhiều lắm. Nhiều trường hợp con chết, có trường hợp mẹ chết, hoặc cả mẹ con đều chết khi đẻ trên rẫy thường xuyên xảy ra!”.
Hủ tục đã lui vào dĩ vãng
“Ngày đó, cán bộ trạm y tế với cán bộ Ban Dân số hầu như đêm nào cũng phải đi tuyên truyền vận động bà con ở các thôn. Đường xa, vất vả, phải đi bộ nhưng không đêm nào dám nghỉ. Phải tìm cách thay đổi nếp sống còn lạc hậu của bà con. Giờ, bà con đã tiến bộ lắm, sinh đẻ thì vào trạm y tế xã, đau ốm đến trạm lấy thuốc uống. Tình trạng đẻ rừng không còn nữa. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh 10 năm qua đã giảm xuống trông thấy", chị Y Lưới nhớ lại.
Tiếp lời, chị kể về trường hợp một phụ nữ ở làng T’Lưm sinh đôi. Gia đình này sợ bị Giàng phạt vạ nên muốn “trả” lại một đứa. Nắm được tình hình, cán bộ tuyên truyền nhanh chóng có mặt, vận động gia đình giữ lại cả hai con. Trước những lý lẽ đầy thuyết phục, gia đình đã nghe theo. Một thời gian sau, hai đứa trẻ dần lớn lên mà làng vẫn chẳng gặp chuyện gì xui xẻo. Từ đó bà con bỏ đi hủ tục “trả con cho Giàng”. 
Trường hợp khác ở làng Kon Liêm, vào năm 2006, một gia đình có trẻ sinh đôi cũng nghe theo vận động, giữ con lại nuôi. Hai cháu bé giờ đã được đi học như bao đứa trẻ khác.
10 năm đã qua, đời sống người dân xã Xốp đã thay đổi, nhiều nhà ngói khang trang mọc lên, đường ô tô đã vào tận thôn bản, nhà nào cũng có ti vi, xe máy. Người dân Ta Rẽ giờ đã biết đọc, biết viết, hiểu được pháp luật và chính sách của Đảng, Nhà nước. Cuộc sống bà con đã hoà nhập với thời đại văn minh. Hủ tục sinh đẻ ngoài rừng, giết con trả Giàng đã chính thức lùi vào dĩ vãng./.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.