Thác loạn hủ tục “tẩy trần” cho góa phụ

Nếu mối ràng buộc giữa người sống và người chết không được cắt đi, người dân trong làng cũng sẽ phát điên hoặc mắc nhiều bệnh tật khác. Chính vì thế, cần phải có người đàn ông đứng ra làm nhiệm vụ “tẩy trần”, giúp cắt đứt mối ràng buộc giữa góa phụ với linh hồn của chồng, để cứu rỗi người phụ nữ và cả dân làng bằng cách ngủ với người góa phụ.

Đám tang của người đàn ông vừa qua đời tại Malawi thường kết thúc với một nghi lễ cuối cùng: góa phụ người quá cố quan hệ tình dục với một người đàn ông khác. Theo quan niệm của người dân Malawi và cả ở nhiều nước châu Phi khác, khi chết đi, mối quan hệ giữa người chồng với vợ của mình vẫn còn tồn tại, linh hồn người chồng sau đó sẽ giày vò, quấy nhiễu người góa phụ. Góa phụ phải ngủ với một người đàn ông lạ để làm thanh khiết cơ thể và linh hồn.

Một nhà hoạt động chống hủ tục “tẩy trần góa phụ”. Ảnh: Internet
Một nhà hoạt động chống hủ tục “tẩy trần góa phụ”. Ảnh: Internet

Không chỉ vậy, nếu mối ràng buộc giữa người sống và người chết không được cắt đi, người dân trong làng cũng sẽ phát điên hoặc mắc nhiều bệnh tật khác. Chính vì thế, cần phải có người đàn ông đứng ra làm nhiệm vụ “tẩy trần”, giúp cắt đứt mối ràng buộc giữa góa phụ với linh hồn của chồng, để cứu rỗi người phụ nữ và cả dân làng bằng cách ngủ với người góa phụ.

Tục lệ nói trên đã được duy trì tại Malawi cũng như nhiều nước tại khu vực cận Sahara từ nhiều đời nay. Những người đàn ông làm nhiệm vụ này được gọi là “người làm thanh khiết” cơ thể và linh hồn phụ nữ.

Ông Amos Machika Schisoni – một người có thâm niên hành nghề “tẩy trần” cho các góa phụ - cho hay, theo truyền thống, ông sẽ phải ngủ với người góa phụ, sau đó lần lượt đến những người vợ của mình rồi lại quay trở lại với người đàn bà có chồng vừa chết. Tất cả đều trong một đêm. Cũng theo lời Schisoni, ông không bao giờ sử dụng bao cao su khi “làm việc”. Bởi theo quan niệm của người Malawi, người góa phụ sẽ không được tẩy rửa sạch sẽ nếu “người làm thanh khiết” đeo bao cao su khi quan hệ.

Schisoni cho hay, ông tiếp tục vai trò của mình vì nghĩa vụ hơn là niềm vui. “Nếu chúng tôi không làm điều đó, người góa phụ sẽ bị mắc hội chứng phù nề, tiêu chảy và thiệt mạng. Những đứa con của cô ta cũng vậy. Phải được tẩy trần thì họ mới thoát khỏi chuyện này” – Schisoni khẳng định.

Ba bà vợ của Schisoni cũng ủng hộ công việc của chồng vì theo như lời ông Schisoni, các bà cũng thích khoản thu nhập mà chồng mình mang về. Nếu như trước đây chỉ là một con gà thì hiện nay mức “phí” để những người như ông Schisoni giúp một góa phụ cắt đứt mối liên hệ với người chồng quá cố đã tăng lên đến 50 USD. Đây thực sự là một khoản tiền lớn khi mức lương tối thiểu hiện nay tại Malawi chỉ chưa đến 1 USD mỗi ngày.

Theo thống kê, tại các nước châu Phi, cứ 10 người bị AIDS thì 6 người là nữ giới. Một phần nguyên nhân khiến cho nhiều phụ nữ ở đây mắc căn bệnh thế kỷ chính là hủ tục ép góa phụ ngủ với người đàn ông như nói trên.

Vì, một góa phụ hoàn toàn bình thường sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm HIV từ người đàn ông đã giúp cô “thanh lọc” cơ thể. Trong các trường hợp khác, nếu người phụ nữ đã bị lây nhiễm HIV từ người chồng quá cố của mình, khi bị ép buộc quan hệ tình dục với “người làm thanh khiết”, cô sẽ trở thành tác nhân truyền bệnh cho người đàn ông đó.

Vấn đề này càng trở nên tồi tệ hơn vì Malawi vẫn duy trì chế độ đa thê. Vòng thảm kịch luẩn quẩn sẽ ngày càng lớn hơn khi người đàn ông đó lại truyền virut cho những người vợ của họ, rồi lại có nhiều người khác có thể bị lây bệnh khi “người làm thanh khiết” qua đời vì bệnh AIDS.

Nhận thức được sự nguy hiểm của vấn đề, trong thời gian qua, giới chức Malawi cũng như các luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền thực hiện nhiều chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đẩy lùi các hủ tục, trong đó có tục ép góa phụ phải ngủ với người đàn ông khác. Tuy nhiên, bản thân họ cũng thừa nhận kết quả mà họ đạt được vẫn chưa cao vì những hủ tục đó đã bám sâu vào suy nghĩ của người dân.

Minh Ngọc (Theo báo nước ngoài)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.