Vũ khí nào xuyên thủng lá chắn tên lửa Aegis?

Vũ khí nào xuyên thủng lá chắn tên lửa Aegis?
(PLO) - Bị máy bay Nga dọa phát khiếp, 27 thủy binh tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ xin giải ngũ. Điều gì đã khiến họ sợ đến thế?
Hôm 12/4/2014, một máy bay ném bom Su-24 (không nói rõ biến thể nào) của Không quân Nga đã bay quanh tàu khu trục tên lửa USS Donald Cook trang bị hệ thống thông tin - chỉ huy chiến đấu đa năng tối tân Aegis và tên lửa hành trình Tomahawk, cùng nhiều vũ khí hiện đại khác.
Ngày 14/4, Lầu Năm góc đã bất ngờ đưa ra bình luận đầy cảm xúc liên quan đến sự kiện này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Steve Warren tuyên bố: “Những hành động khiêu khích và không chuyên nghiệp này của Nga không phù hợp với các quy tắc quốc gia và các thỏa thuận trước đó về phối hợp công việc giữa quân đội hai nước chúng ta”.
Tiêm kích Su-24.
 Tiêm kích Su-24.
Ông Warren cũng nói rõ rằng, một máy bay Su-24 của Nga mà xem ra là không mang vũ khí đã 12 lần bay sát một chiến hạm của Hải quân Mỹ, khi tàu này đang ở hải phận quốc tế, gần bờ biển Rumani.
Hàng cũ rích uy hiếp hệ thống tác chiến khủng
Phát biểu cảm xúc và thậm chí là có hơi hướng tức tối của quan chức Lầu Năm góc xem ra rất, rất lạ. Chỉ là một máy bay ném bom chiến thuật cũ rích, không mang vũ khí bay dù cho là 12 lần gần một tàu khu trục tối tân trang bị đến tận răng, chuyên dùng để tác chiến phòng không của Mỹ thì sao chứ? Thời đối đầu Xô-Mỹ, những chuyến bay dò xét hạm tàu của hai cường quốc lần nào hai bên chạm mặt nhau chả xảy ra. 
Thế thì điều gì đã xảy ra lần này? Điều gì đã làm người Mỹ đau lòng thế? Hơn nữa, theo thông tin bán chính thức trên các trang mạng không nổi bật của Nga thì sau sự cố này, US Donald Cook đã cấp tốc cập cảng ở Rumani và tại đó 27 người của thủy thủ đoàn đã viết đơn xin giải ngũ và đã rời tàu hoặc có ý định rời tàu.
Điều đó được gián tiếp xác nhận một phần chính bởi tuyên bố đó của Lầu Năm góc. Trong tuyên bố đó có khẳng định rằng, hành động của chiếc Su-24 đã làm mất tinh thần thủy thủ đoàn của chiến hạm Mỹ. Câu nói này thật mơ hồ, khó hiểu.
Vấn đề là ở chỗ chiến hạm USS Donald Cook (DDG-75) lớp Arleigh Burke thuộc lớp tàu khu trục tên lửa, chiến hạm đa năng cao tốc, cơ động cao, dùng để tác chiến chống tàu ngầm, phương tiện bay, kể cả tên lửa và hạm tàu đối phương, cũng như bảo vệ và phòng thủ cho các binh đoàn tàu hay đoàn tàu vận tải khi vượt biển.
Chiến hạm USS Donald Cook (DDG-75) lớp Arleigh Burke.
 Chiến hạm USS Donald Cook (DDG-75) lớp Arleigh Burke.
Trong số các vũ khí trang bị cho tàu này có 2 ụ pháo phòng không 6 nòng Phalanx và đến 74 tên lửa RIM-66 SM-2 (Standart 2). Nói cách khác, chức năng chuyên trách của tàu này là tác chiến không chỉ với các mục tiêu tốc độ thấp, ít cơ động như Su-24 mà cả các mục tiêu khó hơn nhiều là tên lửa chống hạm vốn có tốc độ cao hơn và sức cơ động không bị hạn chế bởi quá tải đối với tổ lái và có độ bộc lộ nhỏ hơn nhiều lần so với Su-24.
Có vẻ chẳng có gì mà mất tinh thần vì chỉ cần ngồi bật hệ thống Aegis và luyện tập đánh trả cuộc tấn công của một máy bay địch trong điều kiện gần với thực tế? Nhưng không, thủy thủ đoàn đã bị mất tinh thần, 27 người đã viết đơn với nội dung đại ý - “Họ không định liều mạng sống của mình”.

Bí ẩn Khibiny

Vậy điều gì đã xảy ra ở vùng biển quốc tế đó? Câu trả lời có lẽ ẩn giấu sau cái tên bí ẩn Khibiny.
Khibiny là vùng núi trên bán đảo Kola, tỉnh Murmansk, Nga. Tuy nhiên, đó không phải là Khibiny đã dọa khiếp thủy thủ đoàn USS Donald Cook. Mà ở đây, Khibiny là hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất của Nga và sẽ được lắp cho tất cả các máy bay tương lai của Nga.

Thông tin về hệ thống này rất ít, ngoại trừ việc Su-24 đã sử dụng hệ thống này trong cuộc tập trận ở Buryatya. Tóm lại, không cái gì làm mất tinh thần một người lính hơn là sự bất lực của chính mình.

Từ đó, có thể tưởng tượng câu chuyện đã xảy ra như sau. Ngày 10/4/2014, tàu khu trục tên lửa USS Donald Cook đến vùng biển quốc tế ở Biển Đen để thực hiện hành động uy hiếp và phô trương sức mạnh do Nga có lập trường cứng rắn về vấn đề Ukraine và Crimea. Trước đó, tại Biển Đen đã có mặt tàu khu trục khác của Mỹ là USS Truxtun.

Tức là đang diễn ra một màn diễu võ giương oai, vung đao múa kiếm điển hình của Mỹ.

Cuộc chạm trán bí hiểm khiến Lầu Năm góc tức tối.
 Cuộc chạm trán bí hiểm khiến Lầu Năm góc tức tối.
Phản ứng của Nga thật điềm tĩnh, nhưng chết người: ngày 12/4, Nga phái đến vùng biển quốc tế đó một chiếc Su-24 tay không, nhưng mang theo hệ thống Khibiny dưới cánh.
Tiếp đó, tình hình diễn biến theo kịch bản như sau: Các thủy binh Mỹ trên USS Donald Cook ngay từ xa đã phát hiện chiếc Su-24 đang tiếp cận, báo động và nhanh chóng chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu.
Tất cả diễn ra rất bài bản, các radar tính toán hướng tiếp cận với mục tiêu, Aegis điều khiển ngon lành các hệ thống dẫn đường thì đột nhiên - phụt. Tất cả tắt ngóm. Aegis không làm việc, các màn hình tối om, ngay cả các hệ thống pháo Phalanx cũng không thể nhận thông tin chỉ thị mục tiêu.
Trong khi đó, chiếc Su-24 đã vọt qua bên trên boong tàu Cook, làm một thao tác lượn chiến đấu và thực hiện một cuộc tấn công mô phỏng vào mục tiêu. Dĩ nhiên là cuộc tấn công đó thành công vì phía Mỹ không hề chống cự.
Sau đó, máy bay Nga vòng lại và làm một động tác tấn công lần nữa. Cứ như thế thêm 10 lần nữa. Tất cả mọi nỗ lực của các kỹ thuật viên Mỹ nhằm khôi phục hoạt động của Aegis và cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho hệ thống phòng không trên tàu đều thất bại và chỉ khi bóng chiếc Sukhoi đã biến mất trong làn khói mỏng bên trên bờ biển Nga thì các màn hình trên tàu Mỹ mới sống lại, các hệ thống dẫn đường lại hiển thị, ngon lành bầu trời quang đãng, trong xanh tháng 4.
Chắc chắn là sau khi chiếc Su-24 bật hệ thống Khibiny ở ngay sát USS Donald Cook,, toàn bộ hệ thống phòng không của chiến hạm này đã bị loại khỏi vòng chiến. Phía Nga như vậy đã kiểm tra hiệu quả hoạt động của hệ thống tác chiến điện tử Khibiny bằng cách mô phỏng tấn công tàu Mỹ tới… 12 lần.
Trong suối thời gian này, thủy thủ đoàn đã không thể hồi sức được hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu Aegis. Nó chỉ làm việc trở lại Su-24 đã bay về  hướng căn cứ. Và khi hiểu ra sự bất lực của mình chống lại hệ thống tác chiến điện tử trên một máy bay ném bom bình thường của Nga, 27 thủy binh Mỹ đã viết đơn xin… giải ngũ.
Vấn đề còn lại là: Đây là màn chào hỏi cứng rắn của Nga đối với át chủ bài trong hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu trong cuộc đối đầu xung quanh Ukraine hay là chiêu quảng cáo hệ thống tác chiến điện tử Khibiny và nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Bộ đội Tác chiến điện tử Nga (15/4/1904-15/4/2014)?

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Đọc thêm

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập
(PLVN) -  Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thời cơ vàng để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLVN) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu, dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ
(PLVN) - Ngày 13 - 14/2/2025, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã long trọng tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi các địa phương đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.

Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 57-NQ/TW

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã, đang có những thành công vượt bậc về lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST). Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Sắp xếp, tinh gọn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường
(PLVN) -  Chiều 13/2, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao - đơn vị chủ trì sự kiện cho biết, sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” .

Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật

 Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật
(PLVN) - Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi bật có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane từ ngày 12-17/2; Việc Mỹ dừng các dự án USAID ở Việt Nam