Tên lửa Triều Tiên rời bệ phóng

Triều Tiên đã phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh lúc 7h39 (22h39 GMT), nhưng dường như vụ phóng thất bại và tên lửa vỡ ra thành nhiều mảnh, các quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Mỹ thông báo.

Triều Tiên đã phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh lúc 7h39 (22h39 GMT), nhưng dường như vụ phóng thất bại và tên lửa vỡ ra thành nhiều mảnh, các quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Mỹ thông báo.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tin rằng vụ phóng thất bại. "Dường như việc phóng tên lửa thất bại", phát ngôn viên Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok thông báo. "Chúng tôi cần phân tích thêm để có đủ thông tin", ông Kim cho biết trong khi các chuyên gia Mỹ và Hàn Quốc đang nghiên cứu quỹ đạo của tên lửa Triều Tiên.

Theo giới quân sự Hàn, một vài phút sau khi được phóng lên, tên lửa Triều Tiên đã vỡ thành nhiều mảnh và mất độ cao, rơi xuống biển Hoàng Hải, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn, ông Kim, nói. Hoàng Hải là vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói rằng vật thể bay của Triều Tiên đã rơi xuống đại dương sau một đoạn bay ngắn ngủi. "Chúng tôi có thông tin về việc một vật thể bay được phóng lên từ Triều Tiên vào lúc 7h40 (22h40 GMT)", ông Naoki Tanaka thông báo. "Vật thể bay bay được hơn một phút và sau đó rơi xuống biển. Nó không ảnh hưởng gì đến lãnh thổ Nhật".

Một số quan chức Mỹ cho hay tên lửa của Triều Tiên đã được phóng lên nhưng dường như bị nổ ngay sau đó.

Ngay sau khi tên lửa Triều Tiên được phóng lên, Hàn Quốc ra lệnh khẩn cấp cho cư dân sống gần biên giới liên Triều vào hầm trú ẩn để tránh các mảnh vỡ của tên lửa có thể rơi xuống. Nhật, nước đe dọa sẽ bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu nó gây nguy hại cho lãnh thổ nước này, kêu gọi các bên kiềm chế. Tuy nhiên, hôm qua Thủ tướng Nhật khẳng định: "Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống".

 

sđ
Tên lửa Unha-3 trên bệ phóng. Nó có nhiệm vụ đưa vệ tinh của Triều Tiên lên quỹ đạo hôm nay.


Nhà Trắng đang chuẩn bị ra tuyên bố phản ứng chính thức về việc Triều Tiên phóng tên lửa và vệ tinh. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak triệu tập họp chính phủ khẩn cấp vào sáng nay để vạch ra các kế hoạch đối phó với diễn biến mới.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp ngay hôm nay về việc Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh. Vitaly Churkin, đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, nói rằng Hội đồng vẫn chưa nhất trí một cách rõ ràng về các bước đi tiếp theo nếu Triều Tiên phóng tên lửa.

Đại sứ Mỹ Susan Rice cảnh báo: "Mỗi một lần họ tiến xa hơn trên con đường này, sự cô lập sẽ càng tăng". Mỹ cũng cho hay Triều Tiên bắn một tên lửa đạn đạo Taepodong-2, trong khi Bình Nhưỡng tuyên bố phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3).

Ông Lý Bảo Đông, đại sứ Trung Quốc cho rằng các nước cần làm mọi điều có thể để giảm căng thẳng chứ không nên đổ thêm dầu vào lửa.

Triều Tiên từng có hành động tương tự năm 2009 và sau đó bị Hội đồng Bảo an yêu cầu không được phép tiến thử tên lửa tầm xa.

Theo kế hoạch tên lửa của Triều Tiên được phóng lên từ phía tây đất nước này, theo quỹ đạo hướng xuống phía nam. Tầng thứ nhất của tên lửa sẽ rơi xuống khu vực biển Hoàng Hải hoặc vùng nước giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tầng thứ hai dự kiến rơi xuống ngoài khơi phía bắc đông bắc Philippines. Nếu thành công, bộ phận đẩy của tên lửa sẽ đưa vệ tinh lên quỹ đạo.

Triều Tiên tuyên bố phóng vệ tinh là hoạt động chào mừng 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành.

Mỹ và nhiều nước khác cho rằng đây thực chất là một cuộc thử tên lửa tầm xa. Điều này vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời phá vỡ thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà Washington và Bình Nhưỡng đạt được hồi cuối tháng hai. Tuy nhiên, bất chấp sức ép quốc tế, Triều Tiên tuyên bố sẽ thực hiện đến cùng việc phóng tên lửa.

 

zấ
Hình vẽ cho thấy sự chuẩn bị của Nhật Bản và Hàn Quốc để sẵn sàng đối phó với tên lửa Triều Tiên nếu nó xâm phạm lãnh thổ hai nước này. Hàn Quốc đã bố trí các khu trục hạm Aegis trong khi Nhật cũng đưa các chiến hạm loại này tới chuỗi đảo phía nam, đồng thời huy động các hệ thống đánh chặn tên lửa phòng không PAC-3 và binh sĩ cả ở thủ đô Tokyo lẫn các đảo cực nam. Đường màu đỏ là quỹ đạo dự kiến của tên lửa Triều Tiên. Đồ họa: The Asahi Shimbun


Triều Tiên đang tổ chức những hoạt động rầm rộ nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông Kim Nhật Thành, trong đó có việc phóng vệ tinh, tổ chức đại lễ văn hóa nghệ thuật và xây dựng nhiều công trình đồ sộ. Về chính trị, Triều Tiên vừa tổ chức đại hội đảng Lao Động lần thứ tư và bầu đại tướng trẻ Kim Jong-un làm Bí thư thứ nhất và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Theo VnExpress
 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.