Cựu giáo chức đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dạy học

Hội thảo Góp ý các nội dung về chính sách Nhà giáo trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)
Hội thảo Góp ý các nội dung về chính sách Nhà giáo trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)
(PLVN) - Vừa qua, Cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) đã tổ chức Hội thảo Góp ý các nội dung về chính sách Nhà giáo trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Tại đây, các cựu giáo chức tâm huyết đã kiến nghị, Việt Nam nên chăng có chế độ cấp chứng chỉ hành nghề dạy học để kiểm soát chất lượng đảm bảo của giáo viên trong thực tế hành nghề.

Câu chuyện làm nhiều người quan tâm suy nghĩ. Cách đây mấy năm Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT) cũng cấp “Chứng chỉ hành nghề biên tập” cho biên tập viên các nhà xuất bản. Theo đó, nếu anh không có chứng chỉ, dẫu là biên tập trực tiếp thì không được ghi tên lên xuất bản phẩm. Nhỡ ghi, lập tức xuất bản phẩm bị Cục “thổi còi” không được “nộp lưu chiểu”. “Làng xuất bản” giống “làng dược sỹ” phải “mượn tên” người có chứng chỉ, dẫu “mượn” không phải trả tiền như của hàng bán thuốc thuê tên dược sỹ.

Người ta đặt câu hỏi, liệu “chứng chỉ” có phải là “biến tướng” của “giấy phép con” không? Biên tập viên báo chí, xuất bản là một ngạch viên chức, từ biên tập viên lên biên tập viên chính, biên tập viên cao cấp đều do Nhà nước “sát hạch” bằng các cuộc thi cử, sao còn cần “chứng chỉ hành nghề” của cấp Cục?

Việc cấp chứng chỉ hành nghề sư phạm được nhiều nước trên thế giới áp dụng, không phải là “ngoại lệ”, nhưng với Việt Nam thì đề xuất này lại vấp phải nhiều ý kiến phản ứng, phần nhiều do nghi ngờ tính minh bạch của quá trình cấp chứng chỉ này. Tại sao thế?

Một giáo viên nhiều thâm niên tâm sự: “Chúng tôi đã có bằng sư phạm, dạy học bao nhiêu năm nay, được quản lý cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Tại sao lại cần phải có chứng chỉ nghề nghiệp? Điều tôi lo ngại nhất là cứ thêm yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp thì lại phát sinh tiêu cực”.

Nhiều giáo viên lo ngại có khi chứng chỉ hành nghề lại trở thành một loại “giấy phép con” trong ngành sư phạm, chỉ là làm thêm giấy tờ mà thôi. Trên thực tế, một giáo viên đi dạy phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, giáo sinh có hơn 3 tháng thực tập trên đối tượng giảng dạy (nếu thấy chưa đủ thì đề nghị bộ bổ sung thành 1 năm), giáo sinh qua tuyển dụng (thi tuyển), phân công về trường lại thêm 1 năm tập sự. Như thế là đủ thời gian để giáo viên có thể dạy học. Còn nếu giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, căn cứ Luật Giáo dục để xử lý, chứ sao “đẻ” ra các loại giấy tờ thủ tục phiền hà, tạo điều kiện cho tiêu cực?

Sẽ ra sao nếu các Cục quản lý Nhà nước chuyên ngành (hơi bị nhiều) cứ “học tập và làm theo” nhau, lĩnh vực nào cũng cấp “chứng chỉ hành nghề”? Không biết quá trình cấp có minh bạch, đáp ứng yêu cầu như kỳ vọng hay không nhưng chắc chắn là: mất thời gian đi học và lại tốn kém không ít kinh phí của mỗi trường để có được “chứng chỉ hành nghề”. Điều này không phải “võ đoán” mà lĩnh vực xuất bản đã như vậy.

Câu chuyện không chỉ một lĩnh vực mà nó cảnh báo một “nguy cơ”: biến tướng của các loại “giấy phép con” nhưng trên thực tế, rất hình thức.

Đọc thêm

Sự việc lấn chiếm đất tại Thừa Thiên - Huế: Tỉnh yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, buộc người vi phạm chấp hành quyết định

Văn bản phản hồi Báo PLVN của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(PLVN) -  Liên quan việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Quyết định “Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả” buộc ông Phạm Đình Toại khôi phục tình trạng ban đầu trước khi vi phạm, trả lại đất đã lấn chiếm cho bà Trần Tố Dung, nhưng qua nhiều năm sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để; mới đây UBND tỉnh có văn bản cho biết đang xây dựng phương án cưỡng chế.

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất
(PLVN) - Nhận thức rõ mức độ bị ảnh hưởng của người bị Nhà nước thu hồi đất, khoản 1 Điều 84 Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường; thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Khi nào nuôi con nhỏ được hưởng trợ cấp?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc Như Quỳnh (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang một mình nuôi ba người con (lớp 8, lớp 6 và lớp 5). Bốn mẹ con cùng một hộ khẩu và không chung với ai, không có nhà riêng mà đang phải đi thuê. Tôi hiện làm công nhân với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Xin hỏi, tôi có thuộc diện được hỗ trợ, trợ cấp gì không?

Vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng, nhân văn

Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí
(PLVN) - Trong báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí vừa gửi đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan 4 nhóm vấn đề chất vấn ngày 20/3 tới đây tại Phiên họp thứ 21 UBTVQH, có một vấn đề đáng lưu ý, là Viện trưởng VKSNDTC cho rằng án kinh tế cần phân hóa, giảm nhẹ, tạo điều kiện để chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả nếu xác định không có vụ lợi.

Phát huy giá trị, tiện ích thẻ căn cước công dân

Đại diện Bộ Công an phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) -  Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) (CCCD).  Theo báo cáo tại buổi làm việc, Luật Căn cước công dân (CCCD) được Quốc hội khoá XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Di sản và nguồn lực

Chùa Côn Sơn
(PLVN) - Hôm qua (16/3), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương. Trong rất nhiều nhiệm vụ, Thủ tướng gợi ý Hải Dương bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị truyền thống, biến di sản thành tài sản, thành nguồn lực phát triển.

Quyết sách nào với nhà chung cư?

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Dự kiến, tại Phiên họp thứ 21, ngày 17/3 tới đây, UBTVQH xem xét, thảo luận dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó có một nội dung quan trọng, là có nên quy định thời hạn sở hữu với nhà chung cư hay không?

20 hộ dân “mắc kẹt” ở Dự án xử lý nước thải Đà Nẵng

Dự án diện tích 100.000m2 trải dài tại xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu).
(PLVN) -  Vì vướng 20 hộ dân chưa thể giải tỏa đền bù mà Dự án Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu (Đà Nẵng) trễ hẹn suốt 5 năm. Điều này cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường quanh khu công nghiệp chưa thể giải quyết. Đặc biệt cuộc sống của hơn 20 hộ dân cũng chịu cảnh “đi không được, ở không xong”, ngày nắng hôi hám, chưa mưa đã ngập…

Lo chung, lo riêng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước khó khăn của thị trường BĐS hiện nay, quan điểm của Chính phủ là “chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững”.

'Cuộc chiến' giành vỉa hè

Ảnh minh họa. (Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ)
(PLVN) -  Hà Nội đang vào “cuộc chiến” mới giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Suy cho cùng đó là cuộc chiến của “thượng tôn luật pháp”, cuộc chiến của văn minh đô thị.