Cứu cụ ông 84 tuổi nguy kịch do xuất huyết tiêu hóa

Phẫu thuật cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh: BVCC
Phẫu thuật cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật cắt đoạn dạ dày kèm ổ loét do ung thư dạ dày cho cụ ông 84 tuổi trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa nguy kịch.

Bệnh nhân Nguyễn V M (84 tuổi, trú tại TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) có tiền sử suy thận mạn tính, lọc máu chu kì, rối loạn đông máu. Người bệnh nôn ra máu đỏ tươi số lượng nhiều, được chuyển tuyến cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng da niêm mạc nhợt, thể trạng suy kiệt.

Quá trình nội soi thực quản – dạ dày cho thấy nhiều dịch máu đen lẫn đỏ hạn chế quan sát, dạ dày có ổ loét sùi đường kính 1,5x3,5cm, đáy có nhiều điểm đang rỉ máu. Các bác sĩ đã tiến hành tiêm cầm máu qua nội soi thực quản – dạ dày nhưng không cầm được máu, tiên lượng tử vong cao.

Người bệnh được hội chẩn chuyên khoa Ung bướu – Gây mê hồi sức – Hồi sức tích cực thống nhất chỉ định phẫu thuật cấp cứu xử trí theo tổn thương.

Quá trình mở ổ bụng kiểm tra thấy các quai ruột chứa nhiều máu đen, dạ dày chứa 500ml máu không đông lẫn máu cục, có ổ loét mặt sau tâm vị kích thước 3x2cm sần sùi, đang chảy máu.

Các bác sĩ đã tiến hành cắt đoạn dạ dày kèm ổ loét cầm máu cho người bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật kết luận Ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa xâm nhập đến lớp cơ, xâm nhập mạch máu.

Sau 8 ngày điều trị hậu phẫu tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã thoát nguy kịch, chỉ số sinh tồn ổn định.

Thạc sĩ – Bác sĩ CKII. Nguyễn Văn Dũng cho biết: “Đây là ca phẫu thuật cấp cứu đầy thách thức do người bệnh cao tuổi bị xuất huyết tiêu hóa có kèm nhiều bệnh lý nền nặng nề. Nếu không xử trí kịp thời, tích cực bệnh nhân có thể tử vong do mất máu nặng. Đặc biệt tình trạng rối loạn đông máu làm tăng nguy cơ tai biến chảy máu không cầm, đe dọa tính mạng bệnh nhân trên bàn mổ."

Theo nghiên cứu y khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa cao như loét dạ dày tá tràng, vỡ đường tĩnh mạch thực quản, viêm dạ dày, u lành tính, ung thư, suy gan, suy thận, nhiễm khuẩn huyết...

Những dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết như đau thượng vị dữ dội, nôn máu, đi ngoài phân đen hoặc đỏ, hoa mắt, chóng mặt… Xuất huyết tiêu hóa nặng gây sốc, lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt…

Để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo người dân cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.