Cuộc chuyển giao của những người chạy trước mặt trời

(PLO) - 27 tuổi, từng kinh qua nhiều vị trí khác nhau từ đội trưởng kỹ thuật tới trưởng phòng, phó giám đốc và hiện đang trong chương trình đào tạo chuyển giao để đảm nhiệm vị trí giám đốc chi nhánh Tete của Movitel, Goncalves Faustino Afonso được “người thầy” Trần Trung Hiếu, giám đốc đương nhiệm tại chi nhánh Tete nhận xét là “một người Mozambique rất thấm tinh thần và triết lý Viettel”.
Trao quyền cho đội ngũ của mình tại địa phương để họ (những nhân sự bản địa) tiến xa hơn nữa trong sáng tạo và tìm ra những giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu cuả thị trường nội địa là một chiến lược mới của Viettel cho các thị trường ở nước ngoài và Mozambique là thị trường thí điểm đầu tiên.
Goncalves Faustino Afonso được giám đốc người Việt Trần Trung Hiếu (thứ 2 trái sang) hướng dẫn bán hàng tại chợ phiên
Goncalves Faustino Afonso được giám đốc người Việt Trần Trung Hiếu
 (thứ 2 trái sang) hướng dẫn bán hàng tại chợ phiên
Bước “sải chân” của những người dậy sớm
Đầu tư dồn dập, diện rộng, tới tận các địa bàn xa xôi, cách trở, đầu tư xong hạ tầng mới kinh doanh, kinh doanh với giá thấp đi cùng phổ cập dịch vụ cho người dân, tập trung chiến lược vào cung ứng dịch vụ ở vùng nông thôn Mozambique với các gói cước linh hoạt, hợp lý cùng chính sách bán hàng tận nhà, sau hơn 3 năm hoạt động, Movitel đã trở thành mạng viễn thông có vùng phủ sóng lớn nhất nước này (phủ sóng 100% Huyện và 90% dân số)với 3.150 trạm phát sóng và 28.000 km cáp quang, chiếm 38% thị phần với khoảng 4 triệu thuê bao. Tổng doanh thu luỹ kế tính đến hết tháng 5/2015 đạt 473 triệu USD.
Thị trường viễn thông Mozambique từ khi có mạng Movitel bắt đầu có tính cạnh tranh, nhờ đó người dân bản địa được hưởng lợi. Vùng phủ sóng tăng từ 55% lên 85%, giá cước giảm một nửa, có khoảng 6 triệu người dân Mozambique lần đầu tiên được tiếp cận dịch vụ viễn thông nhờ vùng phủ của Movitel. Nhiều người dân ở những vùng nghèo họ không biết đọc, biết viết , khi có mạng Movitel bắt đầu biết đọc, biết viết nhờ mạng lưới hệ thống tin nhắn của Movitel.
“Movitel đã làm thay đổi cuộc sống của người dân Mozambique” và những cam kết khi bước chân vào thị trường cũng đang dần được hiện thực hoá trong mắt người dân Mozambique. Không phải chỉ là 6 triệu USD Movitel đã chi cho các hoạt động nhằm thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội của nước này mà nó còn là một mạng viễn thông dành cho người Mozambique kết nối với nhau, kết nối với thế giới, qua đó xây dựng tương lai tươi sáng cho người Mozambique. 
Có tận mắt nhìn cách những người Viettel tại Mozambique xây dựng mạng viễn thông Movitel với 3000 nhân viên là người sở tại và khoảng 30 ngàn cộng tác viên là người bản địa mới thấy đó không phải là “lời nói xuông”. Một chương trình đào tạo chuyển giao  cũng đang được Viettel gấp rút tiến hành với mục tiêu “chuyển giao hoạt động điều hành Movitel cho người bản địa, người Việt Nam chỉ giữ vai trò cố vấn, chuyên gia chứ không trực tiếp điều hành, trước hết là ở tuyến huyện và các chi nhánh”, Tổng giám đốc Movitel Nguyễn Đức Quang cho biết.
Cũng theo chia sẻ của CEO Nguyễn Đức Quang thì đang có khoảng 500 vị trí quản lý từ Tổng công ty, các chi nhánh và cấp huyện được đào tạo, chuyển giao cho người Mozambique. Đây là chiến lược lớn của Viettel mà Moazambique là thị trường đầu tiên được thí điểm bởi người Viettel tin rằng: “Các giải pháp từ địa phương sẽ phù hợp nhất cho thị trường đó. Chúng tôi mang đội ngũ nhân tài tinh túy nhất của mình đến tận nơi, đồng thời trao quyền cho các đội ngũ của mình tại địa phương để họ tiến xa hơn nữa trong sáng tạo và tìm ra những giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu của thị trường nội địa”.
Nụ cười của những nhân viên bản địa khi có công việc tốt tại Movitel
Nụ cười của những nhân viên bản địa khi có công việc tốt tại Movitel 
Khát vọng “đội ngũ nhân tài hoà hợp”
Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Viettel ngay từ ban đầu đã xác định không mang thương hiệu Viettel ra nước ngoài mà tạo ra những thương hiệu khác nhau cho mỗi thị trường, dựa trên đặc điểm của từng quốc gia và xã hội cũng bắt nguồn từ việc người Viettel tin rằng người dân địa phương sẽ gắn bó với một thương hiệu khi nó thực sự thuộc về họ. 
Viettel tạo điều kiện để đội ngũ nhân viên địa phương xây dựng bản sắc và giá trị cốt lõi cho thương hiệu của chính họ dựa trên các giá trị cốt lõi chung của Viettel. Nói một cách khác, đó chính là khát vọng có một “đội ngũ nhân tài hoà hợp” để Viettel có những nhân viên toàn cầu, đúng theo cái nghĩa: Mạng Viettel ở đâu, người Viettel ở đó.
“Đội ngũ nhân tài hoà hợp” cũng chính là một “vũ khí mềm”, năng lực cạnh tranh động của Viettel khi bước chân ra thị trường quốc tế. Tại Mozambique, không phải nhà mạng Mcel hay Vodaphone không muốn đầu tư mạnh, phủ sóng rộng khắp nhưng họ không có “sức người” hay nói cách khác, họ chưa biết “dụng sức người”. 
Còn Viettel thì khác, triết lý kinh doanh lấy sự sáng tạo của con người làm gốc và tinh thần không ngại khó, ngại khổ của người lính, Viettel đã tạo ra một công thức thành công mới. Ở đó, người Việt được đưa sang làm mẫu cho người bản địa, đào tạo người bản địa để họ thấm nhuần tinh thần, triết lý kinh doanh của Viettel. 
Hãy nhìn cách Trần Trung Hiếu đào tạo chuyển giao vị trí giám đốc chi nhánh cho Goncalves Faustino Afonso. 4 năm trước, anh chàng 27 tuổi người tỉnh Tete này được tuyển về Movitel chi nhánh Tete ở vị trí đội trưởng đội kỹ thuật. Từng trực tiếp đi kéo dây, dựng trạm, Afonso sớm bộc lộ năng lực của mình và nhanh chóng được thăng chức lên phó phòng, trưởng phòng rồi được chọn là nhân viên suất sắc về Việt Nam dự Đại hội tôn vinh điển hình tiên tiến của Viettel và sau đó lên Phó giám đốc và được chọn tham gia chương trình đào tạo chuyển giao, là giám đốc người bản địa đầu tiên nhận quyết định chuyển giao từ người Việt Nam. 
Để có được ngày này, Hiếu và Afonso đã trải qua 8 tuần “cầm tay chỉ việc”, Hiếu hướng dẫn cho Afonso những việc Afonso chưa thạo, đưa Afonso đi bán hàng ở các điểm chợ phiên, đồng thời khích lệ Afonso phát huy điểm mạnh của mình. “Một người Viettel là phải làm được việc như siêu nhân, làm từ A đến Z, cái gì cũng  đều làm được hết và phải làm tốt. Afonso là một người thấm nhuần tinh thần của người Viettel”, Hiếu chân thành khen “chân truyền” của mình, không quên chia sẻ rằng anh tự tin khi chuyển giao vị trí của mình cho Afonso và vui vẻ với công việc của một “ông cố vấn”. 
Tương tự như Trần Trung Hiếu, Nguyễn Hải Hoà, giám đốc chi nhánh Niassa cũng đang “đào tạo chuyển giao” cho Fabiao Fernando Bulaho,  Phó giám đốc kinh doanh. Làm việc ở chi nhánh Niassa được 4 năm, bắt đầu là nhân viên bán hàng, 6 tháng sau Bulaho được thăng chức lên phó phòng điều hành bán hàng và sau đó lên chức trưởng phòng rồi phó giám đốc kinh doanh. 
“Tôi làm việc ở Movitel không đặt mục tiêu hàng đầu là vì tiền hay chức danh mà vì đam mê. Tôi hạnh phúc khi tôi đóng góp sức mình cho công ty và thấy công ty phát triển từng ngày, cá nhân tôi cũng phát triển lên từng ngày. Khi chúng tôi so sánh bản đồ kinh doanh của các tỉnh thì Niassa bao giờ cũng nằm trong Top 3 của những tỉnh dẫn đầu và  16 trung tâm huyện của Niassa lúc nào cũng nằm trong top dẫn đầu. Tôi vui vì sự cống hiến đó”, Bulaho khẳng định. 
Hỏi Bulaho về “cảm giác” được đào tạo để chuyển giao, anh chân thành nói rằng anh vui và hạnh phúc vì công ty đã nhìn thấy những nỗ lực của mình. Suốt cuộc trò chuyện với Bulaho, tôi dường như không nhận ra anh chàng này là người Phi, anh nói như một người Viettel thực thụ mà tôi vẫn có dịp tiếp xúc ở Việt Nam. 
Nghe anh “mắng” nhân viên mới người bản địa mà phì cười, anh bảo họ “Movitel không cần những người lười, chúng tôi cần những người chăm chỉ, biết cống hiến cho công việc và làm việc cả ngày lẫn đêm vì chúng ta có những đối thủ cạnh tranh lớn, chúng ta luôn luôn phải cố gắng, luôn luôn phải chăm chỉ làm việc”.
Nói về chương trình chuyển giao, Bulaho tỏ ra tự tin “Nếu được chuyển giao, người Mozambique chúng tôi sẽ có niềm tự hào trong công việc và có thể đóng góp, cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của Movitel”. 
Một cuộc sống mới tươi sáng hơn đang đến với người dân Mozambique khi họ được kết nối với nhau và với thế giới
Một cuộc sống mới tươi sáng hơn đang đến với người dân Mozambique
 khi họ được kết nối với nhau và với thế giới
Vĩ thanh
Với Bulaho và Afonso, được chuyển giao, vinh dự đi liền với trách nhiệm, họ cũng có những mối bận tâm và lo lắng riêng nhưng “không giỏi thì có thể học, nếu chăm chỉ, mọi người đều có thể vượt qua giới hạn của mình”, Bulaho tâm niệm như thế và Afonso cũng đang nỗ lực chạy trước mặt trời, bắt đầu từ những chợ phiên vùng sâu, những ngày dầm mưa dãi nắng. 
Ngày mai, họ có thể ở trên cương vị mới, một giám đốc chi nhánh của một mạng viễn thông hàng đầu Mozambique, họ có thể tiến rất xa trên con đường sự nghiệp cũng như người Moazambique sẽ còn tiếp tục được hưởng lợi lớn hơn khi Movitel đang mang tới cho họ sự kết nối không chỉ mạng di động, Internet mà còn là kênh truyền hình, là thương mại điện tử…
Nhưng, họ sẽ không bao giờ quên bài học đầu đời những giám đốc người Việt như Trần Trung Hiếu, Nguyễn Hải Hoà đã hướng dẫn cho họ. Không chỉ là làm kế hoạch, kinh doanh, quản lý tiền hàng và mà là một lối sống và làm việc để trở thành một người tốt. “Ngoài kiến thức chuyên môn nếu chúng tôi là người tốt thì sẽ làm việc tốt hơn”, Bulaho nói với tôi như vậy lúc chia tay.
Và từ đó, ấn tượng về người Châu Phi trong tôi gần gũi hơn bao giờ hết, nó cũng tuyệt vời như khi tôi đi qua một ngôi làng hẻo lánh, đám trẻ thấy xe của Movitel thì ùa ra vẫy vẫy tay với ánh mắt rạng rỡ. Qua gương xe, trong nắng, chữ M màu cam trên thân xe, óng ánh như được dát bởi những tia nắng mặt trời, những tia nắng đẹp nhất tôi từng thấy, bởi nó được chắt chiu từ một chặng đường vượt khó, dậy sớm, chạy trước mặt trời của những người Viettel…
Thành công của Viettel tại Mozambique cũng là “chìa khóa” để Viettel mở cánh cửa ra các địa bàn lân cận. Từ Mozambique, Viettel chính thức có thêm các thị trường Burundi, Cameroon, Tanzania. Nhiều nhà lãnh đạo của Angola, Tanzania, Chad, Sierra Leon, Liberia, Kenya… đã sang Mozambique tìm hiểu cách làm của Movitel và mong muốn Viettel sẽ tới đất nước họ đầu tư. Châu Phi đã trở thành địa bàn chiến lược trong trụ cột đầu tư nước ngoài của Viettel.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.