Cụ bà “gần đất xa trời” miệt mài may chăn ấm tặng người nghèo

Cụ Khanh xếp những chiếc chăn do mình may từ vải vụn để dành tặng cho người nghèo.
Cụ Khanh xếp những chiếc chăn do mình may từ vải vụn để dành tặng cho người nghèo.
(PLO) -Từng trải qua những năm tháng cuộc sống khốn khó, cụ bà Võ Thị Vân Khanh (86 tuổi, ở tổ 8, khu vực 4, phường Lý Thường Kiệt, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) hiểu rõ nỗi cơ cực của người nghèo. Nhiều năm qua, cụ Khanh âm thầm đi xin vải rẻo (vải thừa) ở các tiệm may và tự tay mình may rất nhiều chăn, áo gối, quần đùi gửi tặng cho người nghèo ở địa phương và huyện miền núi khó khăn của tỉnh Bình Định.

Đồ thừa thành hữu ích

Trong căn phòng chật chội, mọi thứ được tối giản và sắp xếp gọn gàng. Giữa phòng có chiếc vách gỗ nhỏ, ngăn giường ngủ với cái máy may và những bao vải vụn đủ màu sắc được cụ xếp khá ngay ngắn, cụ Khanh gò người may vá. 

“Tôi vốn là một thợ may, con gái cũng là thợ may. Mỗi lần thấy con gái bỏ đi những miếng vải rẻo, tôi thấy tiếc nên nghĩ mình con sức thì gom lại rồi may cái gì đó. Rồi nghĩ đến những người nghèo, những đứa trẻ mồ côi nên tôi nghĩ đến việc may chăn, giúp đỡ họ trong khả năng của mình”, cụ Khanh lý giải về việc làm của mình.

Vậy là, hàng ngày cụ Khanh xin vải rẻo về, chọn lựa, cắt thành miếng vuông cùng kích cỡ và tự tay may thành những chiếc áo gối, cái quần đùi, cái chăn xinh xắn. Cụ bảo, nếu làm cho chăn đẹp hơn bằng cách cắt vải thành hình lục giác, ngũ giác để ghép lại thì phải may bằng tay, tỉ mỉ và tốn nhiều công. 

Chính vì vậy để có được nhiều chiếc chăn cho người nghèo (chiều ngang từ 1 - 1,2 m, dài 1,9 - 2m), cụ cắt những tấm vải thành hình vuông, chữ nhật theo kích thước đều nhau và ráp chúng lại bằng máy may là ra thành phẩm. Sau đó, cụ may đường viền cẩn thận để chiếc chăn chắc, bền hơn. Tấm chăn được ghép nối bởi nhiều rẻo vải nhỏ, mang nhiều màu sắc, sinh động bất ngờ. 

Cụ Khanh may chăn từ những tấm vải rẻo xin được.
Cụ Khanh may chăn từ những tấm vải rẻo xin được.

Thời gian trước, cụ Khanh còn khỏe thì tự mình đi đến các nhà may để xin vải rẻo, về sau sức khỏe kém hơn thì con gái cụ làm giúp mẹ việc ấy. Cụ kể: Năm 2012, tôi bắt đầu may chăn, áo gối từ vải vụn. Trước đó, căn bệnh sụn cột sống khiến tôi chỉ nằm và đi lại chút ít trong phòng. Từ khi bắt đầu công việc này, tôi cảm thấy mình đỡ bệnh hơn vì nghĩ đã làm được một việc có ích cho người nghèo. 

“Lúc đầu, tôi may cho mấy người nghèo ở địa phương tôi sinh sống. Về sau thì may tặng cho những người nghèo sống ở thành phố này. Khoảng một năm trở lại đây, tôi tận dụng vải rẻo may thêm quần đùi cho trẻ em. Rồi cùng với chăn, áo gối, tôi nhờ các con chuyển lên cho bà con nghèo ở huyện miền núi Vân Canh. Tôi từng sống ở đó nên biết người đồng bào còn nghèo lắm”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mấy năm trước còn khỏe, mỗi năm cụ Khanh may được khoảng 40 cái chăn, nay sức khỏe giảm sút, mỗi năm cụ may khoảng 20 - 30 cái. 

“Một cái chăn giá có mấy chục ngàn đồng, đối với nhiều người chỉ bằng bữa ăn, nhưng với những người nghèo thì có khi vài ngày công dành dụm cũng chưa mua được. Từng làm Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi nên tôi biết người nghèo họ vất vả trăm bề, từ miếng ăn đến giấc ngủ cũng thấy họ khổ. Những lần đi thực tế, chứng kiến những cảnh tượng ấy, tôi thấy thương họ lắm. Mình giúp họ được cái gì thì giúp, cho đi cũng chính là nhận lại”, cụ Khanh tâm sự.

Nói rồi, cụ Khanh bảo: “Mình không có điều kiện để giúp đỡ nhiều về tiền bạc cho người nghèo nên giúp bằng việc may và tặng chăn, một công việc tương đối phù hợp sức mình. Hơn nữa, tận dụng phế phẩm là hàng vạn mảnh vải dư thừa và biến chúng thành vật hữu ích cũng là góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường là việc nên làm”. 

Trong cuộc trò chuyện, cụ Khanh còn bảo, mới được biết Quy Nhơn có Làng trẻ em SOS, cụ mong sao năm nay sức khỏe ổn định để may chăn, áo gối, quần đùi tặng cho các em nhỏ sống ở đây.

 “Nhiều lần thấy tôi ho, đứng lên ngồi xuống đi lại khó khăn vì vẹo cột sống những vẫn mải mê với đống vải vụn, con cái xót lòng muốn ngăn không cho tôi làm nữa. Tụi nó nói mãi nên tôi hứa với tụi nó là làm trong khả năng của mình, lúc nào mệt thì nghỉ, vẫn giữ gìn sức khỏe. Tôi còn nhiều dự định lắm, may cho người nghèo rồi các em nhỏ ở làng trẻ SOS nữa, sợ chết đi lại bỏ lỡ dở”, cụ Khanh tâm sự.

Cuộc đời nhiều khốn khó

Ngồi trò chuyện, cụ Khanh kể, cuộc sống của cụ có nhiều thăng trầm. Cụ sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo ở xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Thời ấy, cô bé Khanh cũng được cha mẹ cho đi học như bao bạn bè, nhưng rồi cái đói cái nghèo đeo bám nên năm 12 tuổi cụ nghỉ học. 

“Hồi ấy, quê tôi bị quân thù giày xéo dữ tợn lắm. Nhiều lần chứng kiến cảnh ấy, tôi căm thù bọn giặc lắm, nhưng nhỏ quá nên không đi bộ đội được. Biết tôi có ý chí cách mạng nên các chú cán bộ cho tôi làm giao liên, đưa thư phục vụ cách mạng.

Hồi ấy, toàn bộ thư từ đều viết trên lá chuối, cứ trưa là tôi giả vờ cầm tàu chuối đi chơi, rồi băng qua đồn địch, tiếp cận với bộ đội ta, chiều lại nhong nhong ra về nên địch không nghĩ gì hết. Chúng cứ nghĩ tôi đi chơi như bao đứa trẻ khác, chúng nghĩ tuổi của tôi làm gì giác ngộ được cách mạng, nhưng chúng đã lầm”, cụ Khanh chia sẻ.

Cũng trong thời gian này, cô giao liên Khanh được gia đình cho đi học may. Cụ bảo: “Đi học may cũng là cái cớ để qua mặt kẻ thù. Mấy chú cán bộ bảo tôi phải đi học, nếu lỡ may bị bọn chúng bắt thì còn có lý do mà nói. Ý là nói tôi nhỏ tuổi, đang theo học may chứ chẳng biết gì đến cách mạng. Cũng từ đó tôi bắt đầu làm quen với đường kim mũi chỉ”.

Năm 19 tuổi, cụ Khanh lập gia đình, rồi chút vốn liếng về may, cụ mở tiệm may ngay tại quê nhà. Thời gian sau đó, vợ chồng cụ cùng 6 người con vào TP.Quy Nhơn sinh sống. 

Giấy khen của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Định tặng cụ Khanh.
 Giấy khen của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Định tặng cụ Khanh.

“Hồi mới vào đây, hai vợ chồng tôi làm đủ thứ nghề nhưng vì con đông nên miếng ăn chẳng thấm thía vào đầu. Rồi chồng tôi đau bệnh liên miên, tôi vừa lo cho chồng vừa chạy vạy mưu sinh cho cả nhà. Nhưng rồi, có lẽ vì cái nghề may có duyên với mình nên cuối cùng tôi cũng quay lại nghề may, thêu để nuôi các con ăn học”, cụ Khanh cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau năm 1975, cụ Khanh tham gia xây dựng kinh tế mới tại xã Canh Hiển (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) đó là những năm tháng cơ cực khốn khó trong cuộc đời. Phận nữ nhi nhưng cũng lại là trụ cột gia đình khi chồng mất sớm, cụ chẳng quản từ việc giữa đêm đi đuổi heo rừng đến trèo mít hái bán. 

Cụ cho biết: “Tôi đi kinh tế mới nhưng con cái ở lại Quy Nhơn, vì mấy đứa nhỏ còn học, mấy đứa lớn phải ở lại lo cho mấy đứa nhỏ. Nhớ hồi mới lên, những đêm mưa, cái bạt che tạm cứ dột, cả đêm ngồi co ro, lạnh lẽo không sao chợp mắt được. Bao nhiêu công sức, tiền của, tôi dồn hết cho những khu vườn cây trái ở vùng miền núi này. Khi đến mùa thu hoạch thì heo rừng phá nên thất lên thất xuống, vất vả lắm”.

Năm 1991, sức khỏe suy sụp, cụ Khanh bị bệnh dạ dày, khớp và cột sống nên được các con đưa về Quy Nhơn sống cho đến nay. Từ khi trở về, cụ tích cực tham gia công tác Hội Người cao tuổi của phường Lý Thường Kiệt và dành dụm tiền các con cho tiêu vặt chỉ để giúp những người nghèo ở địa phương nơi mình sinh sống.

Cụ Khanh cho biết: “Các con cho tiền, tôi cứ bỏ heo đất dành dụm, khi đập heo thì nhờ Hội Người cao tuổi phường đến nhận rồi chia cho người nghèo. Đặc biệt, hàng năm, tôi đều dành chăn, tiền tặng cho các hộ nghèo ở xã Canh Hiển, huyện Vân Canh. Ngoài ra, tôi vẫn thường xuyên giúp đỡ gia đình của bà Cháu, bà Sáu Em và ông Tú ở cùng khu phố. Cách đây mấy năm, những người này lần lượt qua đời vì đau ốm, tôi buồn lắm, khóc rất nhiều vì họ quá khổ cực, lại bệnh tật”.

Sau lời chào tiễn chúng tôi ra về, cụ Khanh với đôi tay chai sần vẫn thuần thục đưa mũi kim lên xuống một cách đều đặn và chính xác. Cứ nghĩ đến những tấm chăn nhiều màu sắc của cụ phủ lên mình, xua tan cái lạnh giá cho những phận nghèo, chúng tôi chợt nghĩ đến hình ảnh ánh mắt cụ lại long lanh hạnh phúc.

Đọc thêm

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.

Thâm nhập "hầm vàng tặc“ tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh bên ngoài lán "nguỵ trang"hầm "vàng tặc". Nguồn ảnh MC

(PLVN) - Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ đây là lán đựng đồ của người dân địa phương. Tuy nhiên núp bóng dưới danh nghĩa trồng rừng sản xuất, một số đối tượng đã tập kết máy móc, huy động nhiều nhân lực tại vị trí bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu để khai thác vàng trái phép. 

Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: "Ai sai người đó chịu trách nhiệm"

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng.
(PLVN) - Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng được UBND xã Đình Cao phê duyệt từ năm 2022. Mặc dù dự án đã được thi công đến nay khoảng 2 tháng nhưng có nhiều điểm khó hiểu…Trong khi đó, khi được hỏi về quá trình triển khai cũng như các đơn vị thực hiện dự án, lãnh đạo xã cho biết: “Do xã không có trình độ chuyên môn nên phải đi thuê và cũng không nắm rõ đơn vị thực hiện, còn ai sai thì người đó chịu trách nhiệm…”

Vì sao gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng tại Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đấu thầu gần 4 tháng vẫn chưa có kết quả?

Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng có địa chỉ tại huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng.
(PLVN) -  Được thông báo mời thầu vào ngày 08/6/2023 và đóng, mở thầu vào ngày 28/6/2023. Tuy nhiên, đến nay đã gần 4 tháng nhưng gói thầu cung cấp than cám 6a. 14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng do Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu vẫn chưa có kết quả. Bên cạnh đó, trong quá trình đấu thầu, một nhà thầu có kiến nghị về những “bất thường” của một số nhà thầu cùng tham dự đấu thầu gói thầu trên.

Ninh Thuận: Sông Dinh tan hoang vì “ma trên đất”: Bài 2: Chỉ đạo kiểm tra, xử lý kịp thời sai phạm

Đại công trường khai thác, chế biến khoáng sản trái phép trên sông Dinh được người dân xác định là của ông H.X.T
(PLVN) - “Trường hợp địa phương nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông, suối trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu”, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh thuận chỉ đạo quyết liệt.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.
(PLVN) - Trả lời báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt hành chính về hành vi thực hiện quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm trên trang website: http://myphamnusee.com nhưng không xuất trình được giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
(PLVN) - Thông tin đến Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết Cục mới có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội đề nghị kiểm tra hoạt động tuân thủ, chấp hành các quy định về quản lý mỹ phẩm đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Nusee và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu có vi phạm.

Cựu Bí thư Bến Cát kêu oan, vụ án bị tạm đình chỉ

Sau 7 năm, 7 lần trả hồ sơ, vụ án mà ông Nguyễn Hồng Khanh - cựu Bí thư TX. Bến Cát kêu oan tiếp tục bị tạm đình chỉ điều tra
(PLVN) - Ngày 4/10, Thượng tá Bùi Phạm Hải – Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 42/QĐ-CSKT tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” mà ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX. Bến Cát) bị cáo buộc đồng phạm giúp sức cho ông Nguyễn Huy Hùng và ông Nguyễn Quang Lộc (2 cán bộ Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn) đã kêu oan từ ngày khởi tố đến nay .

Kết luận điều tra vụ 'lướt cọc' tại Đà Nẵng: Luật sư đánh giá cần làm rõ thêm một số vấn đề

Căn nhà 27 Lê Vĩnh Huy, Hải Châu, Đà Nẵng.
(PLVN) - Sau hơn 3 năm khởi tố, Công an Đà Nẵng vừa ra Kết luận điều tra số 99 (KLĐT) với bà Huỳnh Thị Châu (SN 1975, ngụ quận Cẩm Lệ) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. CQĐT cho rằng bà Châu “lừa đảo chiếm đoạt” 2,5 tỷ đồng liên quan căn nhà số 27 Lê Vĩnh Huy, Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.