Cụ bà 87 tuổi 'tranh chấp chồng' với người phụ nữ 61 tuổi

Người đại diện cho cụ Ngọc đi kiện nhiều năm qua trưng ra một chứng cứ
Người đại diện cho cụ Ngọc đi kiện nhiều năm qua trưng ra một chứng cứ
(PLO) -Cụ bà 87 tuổi kéo người phụ nữ 61 tuổi ra tòa để kiện vì cho rằng mình mới là vợ hợp pháp của một ông lão đã mất 4 năm trước. Vụ án “tranh chấp chồng” nhùng nhằng nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Cụ bà ấm ức, bức xúc thề đi kiện cho đến lúc chết để “danh chính ngôn thuận” với người chồng đã cưới hơn 60 năm trước.

Cụ Ngọc cho rằng bà Yến chỉ là người làm công, không phải vợ của cụ Kham như lời bà Yến trình bày. “Bà Yến nói quen với chồng tôi qua mạng internet vào năm 1987. Năm đó, Sài Gòn có mạng rồi sao? Chồng tôi biết sử dụng sao? Lại còn nói rằng, quen biết qua mạng 3 năm mới gặp nhau và quyết định sống chung từ năm 1990. Năm 1990, bà “vợ cả” còn sống, các con bà “vợ cả” ở ngay trong căn nhà đó, chồng tôi dắt một người phụ nữ khác về sống chung công khai, liệu họ có biết hay không và có phản ứng hay không? Bà “vợ cả” chấp nhận cảnh 1 ông 2 bà chung sống 1 nhà hay sao?”.

Một ông 3 bà 

Đó là tình cảnh của cụ Trương Thị Mỹ Ngọc (SN 1930, ngụ quận 11, TP HCM) là nguyên đơn và bà Tào Thị Yến (SN 1956, ngụ quận 8, TP HCM) là bị đơn. Điều gì khiến hai cụ bà đưa nhau ra tòa, ngoài danh dự, có phải chính khối tài sản mà “chồng” hai cụ để lại là căn nhà mà cụ Yến đang sử dụng.

Theo trình bày, cụ Ngọc người gốc Nha Trang sau đó ra Quy Nhơn (Bình Định), quen với cụ Tôn Thất Kham (SN 1923, mất năm 2013, quê Bình Định). Năm 1953, hai người tiến hành làm đám cưới tại Bình Định.

Năm 1954, cụ Ngọc và cụ Kham dìu dắt, bế con về Nha Trang sống chung nhà với cha mẹ vợ. Tại Nha Trang, người cha vợ yêu cầu cả hai phải đi đăng ký kết hôn để tạo lập thành vợ chồng chính thức. Việc đăng ký kết hôn được xác lập vào ngày 5/10/1955 tại Nha Trang và được chính quyền thời bấy giờ chứng nhận. Giấy đăng ký kết hôn này, cụ Ngọc vẫn giữ đến bây giờ.

Sau khi đăng ký kết hôn với cụ Ngọc, cụ Kham bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa tạm giữ điều tra vì cho rằng là cán bộ cách mạng nằm vùng, hoạt động chống phá. Tuy nhiên, do không có chứng cứ, giam được đôi tháng, cụ Kham được tha. Lo sợ bị bắt trở lại, cụ Kham được cha mẹ vợ chu cấp tiền vào Sài Gòn sinh sống.

Năm 1956, cụ Kham vào Sài Gòn và mua căn nhà số 112 đường Dạ Nam bằng tiền cha mẹ vợ cho. Lúc này, do mang thai người con thứ 3, cụ Ngọc chưa thể theo chồng. Sinh con xong, cụ Ngọc vào Sài Gòn sinh sống. Tại căn nhà số 112 đường Dạ Nam, cụ Ngọc và cụ Kham mở một cơ sở xay bột trẻ em tại nhà. Công việc, cuộc sống khá ổn định.

Tấm hình chung giữa cụ Kham và các con của cụ Ngọc, cụ Thành
 Tấm hình chung giữa cụ Kham và các con của cụ Ngọc, cụ Thành

Cụ Ngọc kể: “Năm 1960, một người phụ nữ người Bình Định dắt theo 3 đứa con và một cái bụng bầu đến nhà, nói rằng là vợ của ông Kham ở ngoài quê mới vào tìm chồng. Ông Kham thừa nhận trước khi cưới tôi đã chung sống với người này từ năm 1948 và có 3 đứa con. Người đó là bà Phạm Thị Ngọc Thành (SN 1923, mất năm 1997). Trước đó tôi không hay biết chuyện này. Ông Kham không kể cho tôi nghe. Khi cưới tôi, ông Kham nói là chưa từng có vợ. Tự dưng có một người phụ nữ ở đâu vào, tôi như té ngửa”.

“Vì sao tôi chấp nhận bà Thành, cho ở chung nhà với chồng tôi dù không muốn, không chấp nhận? Lý do là bà Thành “nắm thóp” được tôi và ông Kham. Nếu không chấp nhận, không cho ở chung, bà ta sẽ đi tố cáo một số vấn đề với chính quyền thời đó. Chỉ cần bà Thành trình báo là tôi và ông Kham tiêu đời. Mấy đứa con nheo nhóc biết làm sao. Chính vì đó, tôi mới chấp nhận”, cụ Ngọc kể.

Cụ Ngọc không chịu đựng được cảnh sống 1 ông 2 bà nên chọn cách đi thuê nhà khác sinh sống, mỗi quận đôi ba tháng. Cụ Kham cũng sống theo kiểu không bỏ người nào, cứ tới với cả hai và tiếp tục sinh thêm những người con khác. Tổng cộng đến năm 1978, cụ Kham có được 17 người con. Cụ Ngọc sinh 10 người, cụ Thành sinh 7 người.

Công việc làm ăn phát đạt, cụ Kham mua thêm căn nhà số 110 đường Dạ Nam liền kề và hai căn nhà khác. Cả bốn căn nhà nói trên, các con cụ Ngọc, cụ Thành đều được sử dụng chung. Mãi đến sau này, khi lập thành gia thất, các con cụ Ngọc mới ra riêng, mua nhà khác.

Cụ Ngọc kể: “Nhà làm xưởng, thuê rất nhiều người làm công. Chính điều đó làm xuất hiện một người phụ nữ tên Tào Yến (ngụ quận 6) nhỏ hơn ông nhà tôi đến 33 tuổi. Tôi khẳng định người này chỉ là người làm công do bà Thành thuê từ năm 1987”. Chính bà Tào Yến xuất hiện làm xảy ra vụ kiện hi hữu.

Giấy đăng ký kết hôn của cụ Kham và bà Yến
 Giấy đăng ký kết hôn của cụ Kham và bà Yến

Kiện đòi làm vợ chính danh người chết 

Năm 2013, khi cụ Kham chết, các con bà Ngọc đến dự đám tang mới té ngửa vì biết một chuyện động trời. Bà Tôn Nữ Minh Hiền, con gái cụ Ngọc và là người đại diện cho cụ Ngọc đi kiện mấy năm qua kể:

“Quan tài của cha tôi không được đặt ở căn nhà số 112 đường Dạ Nam. Hỏi mấy người con của bà Thành thì những người này nói rằng “bà Yến lừa cha chiếm căn nhà, giờ không còn làm gì được”. Anh em chúng tôi không hề hay biết chuyện gì kể cả việc bà Yến và cha tôi có đăng ký kết hôn vào năm 2000 tại phường 7, quận 6”.

Cụ Ngọc cho rằng bà Yến chỉ là người làm công, không phải vợ của cụ Kham như lời bà Yến trình bày. “Bà Yến nói quen với chồng tôi qua mạng internet vào năm 1987. Năm đó, Sài Gòn có mạng rồi sao? Chồng tôi biết sử dụng sao? Lại còn nói rằng, quen biết qua mạng 3 năm mới gặp nhau và quyết định sống chung từ năm 1990. Năm 1990, bà Thành còn sống, các con bà Thành ở ngay trong căn nhà đó, chồng tôi dắt một người phụ nữ khác về sống chung công khai, liệu họ có biết hay không và có phản ứng hay không? Bà Thành chấp nhận cảnh 1 ông 2 bà chung sống 1 nhà hay sao?”.

Cụ Ngọc bảo hơn 60 năm làm vợ cụ Kham, cụ đã chịu nhiều cay đắng khi có một người vợ ngoài hôn thú khác là cụ Thành nhưng cụ chịu đựng được vì hoàn cảnh lúc bấy giờ. Về phía bà Yến, suốt nhiều năm liền, cụ Ngọc và các con vẫn đinh ninh bà Yến là người làm công bình thường như những người khác.

Tại cả phiên sơ thẩm và phúc thẩm, bà Yến cho rằng mình mới là vợ hợp pháp, còn cụ Ngọc và cụ Thành chỉ là chung sống như vợ chồng chứ không có đăng ký kết hôn. Theo bà Yến, dù biết cụ Kham chung sống như vợ chồng với cụ Ngọc và cụ Thành nhưng vẫn chấp nhận sự tìm hiểu từ năm 1978. Bà Yến cho rằng mình không phải là người làm công như lời cụ Ngọc trình bày.

Bà Yến về chung sống với cụ Kham vào năm 1990 tại căn nhà 112 đường Dạ Nam, quận 8. Lúc này, trong nhà vẫn còn cụ Thành, người vợ đầu tiên của cụ Kham. Bà Yến nói rằng cụ Kham chưa từng đăng ký kết hôn với ai nên sau khi cụ Thành mất, bà Yến và cụ Kham tình nguyện đến UBND phường 7, quận 6 để đăng ký kết hôn. Bà nói rằng từ năm 2000 đến nay, không ai phản đối việc chung sống giữa hai người. Bà Yến cũng nói rằng có chung với cụ Kham 1 đứa con sinh vào năm 2009.

Bà Yến đã bán căn nhà số 112 (cổng đen) và chuyển đi nơi khác sinh sống
Bà Yến đã bán căn nhà số 112 (cổng đen) và chuyển đi nơi khác sinh sống

Tại tòa, bà Yến nói không phản đối việc con chung con riêng của cụ Kham vì biết những người con này thực sự đúng là con của cụ Kham. Do trong thời gian chung sống, bà Yến và cụ Kham không tạo lập được bất cứ tài sản nào nên không có yêu cầu nào về việc này. Hiện bà Yến đang nuôi con chung với cụ Kham nên yêu cầu có một phần tài sản mà cụ Kham để lại. Bà Yến không đồng ý với đơn khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận kết hôn của bà và cụ Kham.

Phiên sơ thẩm tuyên hủy việc kết hôn giữa cụ Kham và bà Yến nhưng phiên phúc thẩm lại hủy án vì cho rằng chưa đưa các con cụ Thành vào làm người có quyền nghĩa vụ liên quan và cần giám định xem giấy đăng ký kết hôn mà cụ Ngọc trình tại tòa là thật hay giả?

Vụ án lại rơi vào vòng lẩn quẩn, chưa có hồi kết. Riêng cụ Ngọc “thề sẽ theo đuổi” để đòi lại danh phận làm vợ “chính thức” có đăng ký kết hôn với cụ Kham.

PV tìm đến số nhà 112 đường Dạ Nam để tìm hiểu thêm thông tin từ phía bà Yến. Tuy nhiên, căn nhà này đã bán cho người khác vài tháng trước. Người chủ mới không biết bà Yến đi đâu, cư ngụ địa chỉ nào. Một số hàng xóm nói rằng biết câu chuyện bị kiện của bà Yến và: “Bà Yến bán nhà đi 3 tháng rồi. Đi trong đêm, bí mật thì sao biết đi đâu?”.

Phiên sơ thẩm tuyên hủy việc kết hôn giữa cụ Kham và bà Yến nhưng phiên phúc thẩm lại hủy án vì cho rằng chưa đưa các con cụ Thành vào làm người có quyền nghĩa vụ liên quan và cần giám định xem giấy đăng ký kết hôn mà cụ Ngọc trình tại tòa là thật hay giả? Vụ án lại rơi vào vòng lẩn quẩn, chưa có hồi kết. Riêng cụ Ngọc “thề sẽ theo đuổi” để đòi lại danh phận làm vợ “chính thức” có đăng ký kết hôn với cụ Kham.

Đọc thêm

Cụ ông con liệt sỹ bất ngờ nhận được thông báo cưỡng chế vi phạm hành chính?!

Mỗi khi trời mưa lối vào nhà ông Đạt thường bị ngập vì bị bít chặn đường thoát nước.
(PLVN) - Cụ ông 82 tuổi khẳng định trước khi nhận được thông báo về việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, ông chưa từng nhận được biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính để biết bản chất sự việc và thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu
(PLVN) - Ngày 26/7, Công an huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết đang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi, xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của một thi thể trên sông Hậu.

Kon Tum: Kỳ lạ những công trình kiên cố tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông

Công trình tại tiểu khu 478, thôn Kon Năng, xã Măng Cành.
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo ra ngày 9/1/2024, thời gian gần đây, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (trụ sở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông; 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu) đã để xảy ra một số vụ phá rừng trên lâm phần của Cty; như tại tiểu khu 388, xã Đắk Ring; tiểu khu 400, xã Măng Bút.

Nhiệt điện Hải Phòng hủy thầu gói thầu mua than cám có giá hơn 1.311 tỷ đồng sau gần 5 tháng đấu thầu

Trụ sở Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng.
(PLVN) - Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng vừa có quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp than cám 6a.14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng. Lý do hủy thầu được thông báo là do tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.