Nghị sĩ quốc hội bị điều tra vì làm gián điệp cho Trung Quốc

 Dương Kiện
Dương Kiện
(PLO) -Cục Tình báo an ninh New Zealand - NZSIS-  bất ngờ tuyên bố điều tra về ông Dương Kiện, người Hoa, nghị sĩ quốc hội thuộc Đảng Quốc gia (National Party- NP) vì nghi ngờ ông này là gián điệp của quân đội Trung Quốc.

Theo tờ “Financial Times” của Anh số ra ngày 13/9, Dương Kiện, 55 tuổi là nghị sĩ, thành viên của Đảng Quốc gia cầm quyền; nhưng 32 năm trước Kiện sống ở Trung Quốc, từng được đào tạo, huấn luyện và giảng dạy ở nhà trường quân sự - những nơi đào tạo gián điệp tới hơn 10 năm.

Hai nhà trường mà Dương Kiện từng học và làm việc là Học viện Công trình Không quân và Học viện Ngoại ngữ Lạc Dương. Financial Times viết: Những học viên tốt nghiệp và những nhân viên từng làm việc tại hai trường này hầu như đều là các nhân viên tình báo quân sự của Trung Quốc.

Nghị sĩ đảng cầm quyền bất ngờ bị điều tra

Tờ “Newsroom” của New Zealand viết: Năm 2011, Dương Kiện trúng cử nghị sĩ quốc hội với tư cách đại biểu của NP và là người đóng vai trò then chốt trong việc quyên góp tài chính cho NP từ cộng đồng người Hoa ở Auckland. Kiện đã nhận được tiền tài trợ cho NP từ các khu Chinatown, trong đó có những khoản tiền lớn từ những người giấu tên...

Từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2016, Dương Kiện là Ủy viên của Ủy ban đặc biệt về Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại của quốc hội New Zealand, Ông ta hoạt động rất sôi nổi, như con thoi qua lại các khu Chinatown và các lãnh sự quán ở thủ đô Wellington và Auckland. Hiện nay Kiện đang là Thư ký của Ủy ban các vấn đề dân tộc thiểu số của quốc hội.

Dương Kiện gặp gỡ báo chí
Dương Kiện gặp gỡ báo chí

Trong danh sách các ứng cử viên của Đảng Quốc gia đưa ra ứng cử ghế nghị sĩ trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tới, Dương Kiện đứng thứ 33; căn cứ vào chế độ bầu cử đại biểu hỗn hợp của New Zealand (MMP), nhiều khả năng ông ta sẽ lần thứ 3 trúng cử vào nghị viện.

Dương Kiện đã nhiều lần đại diện cho New Zealand thăm chính thức Trung Quốc và tham dự nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Ông luôn phát biểu và hành động thúc đẩy phát triển quan hệ giữa New Zealand với Trung Quốc; chính sách quốc tế và lập trường của Dương Kiện được coi là luôn nhất trí với chính sách và lập trường của Trung Quốc Đại lục.

Vấn đề của Dương Kiện là ở chỗ, theo tiểu sử chính thức của ông ta khi tham gia chính trường cũng như lý lịch học giả được Đại học Auckland công bố thì ông ta đã giấu biệt bối cảnh được đào tạo và làm việc tại các nhà trường quân sự khi còn ở Trung Quốc.

Cục Tình báo và an ninh New Zealand (NZSIS) đã nhiều lần báo cáo và lưu ý giới chính trị nước này về sự quan ngại của họ đối với Dương Kiện. Năm ngoái, các nhân viên điều tra của NZSIS đã từng tìm đến những người quen biết nắm được bối cảnh của Dương Kiện khi còn ở Trung Quốc để tìm hiểu tình hình. 

Dương Kiện chụp ảnh chung với Tùy viên quân sự Trung Quốc tại New Zealand năm 2015
Dương Kiện chụp ảnh chung với Tùy viên quân sự Trung Quốc tại New Zealand năm 2015

Từng học và dạy trong trường tình báo ở Trung Quốc

Theo Financial Times, năm 1978, Dương Kiện thi vào Học viện Công trình Không quân Trung Quốc (nay đã đổi thành Đại học Công trình Không quân), học chuyên ngành Tiếng Anh, sau khi tốt nghiệp đã ở lại trường giảng dạy. Báo này dẫn lời ông Peter Mattis – một chuyên gia về vấn đề tình báo và quân sự Trung Quốc của Quỹ Jamestown, Washington – khẳng định: “Một người đã giảng dạy trong nhà trường quân đội Trung Quốc thì chắc chắn là sĩ quan và là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. 

Sau một thời gian giảng dạy ở trường này, Dương Kiện lại thi vào hệ nghiên cứu sinh Thạc sĩ của Học viện Ngoại ngữ quân đội Lạc Dương. Trường này trực thuộc Cục 3/Bộ Tổng tham mưu, chuyên đào tạo, huấn luyện các gián điệp quân sự cả công khai lẫn bí mật.

Sau khi tốt nghiệp Học viện NNQĐ Lạc Dương, từ 1988 đến 1989, Dương Kiện theo học tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Trung-Mỹ Đại học Johns Hopkins đặt tại Đại học Nam Kinh. 3 cựu nhân viên tình báo cao cấp của phương Tây khẳng định với Financial Times: Khi đó, đại đa số những sinh viên Trung Quốc học ở trung tâm này nếu không là nhân viên tình báo quân sự thì cũng là quan chức của cơ quan an ninh quốc gia Trung Quốc.

Từ 1989 đến 1994, người ta không rõ Dương Kiện làm gì, ở đâu? Năm 1994, ông ta được nhận học bổng của Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AUSAID) rồi rời Trung Quốc sang học tại Đại học quốc lập Australia ở Canberra.

Trụ sở NZSIS
Trụ sở NZSIS

Năm 1999, Dương Kiện sang New Zealand giảng dạy khóa trình về quan hệ quốc tế tại Đại học Aukland. Những người quen biết Dương Kiện ở Canberra nói, bối cảnh quân đội của Kiện là một “bí mật được công khai”. Với một lai lịch như thế, Dương Kiện phải được chính phủ và quân đội Trung Quốc phê chuẩn mới được phép ra nước ngoài học tập và sinh sống.

Trước thông tin bị nghi ngờ từng được đào tạo về tình báo và làm gián điệp cho Trung Quốc, hôm 13/9, khi bị các phóng viên chất vấn, Dương Kiện đã thừa nhận: Trong thời gian giảng dạy ở trường quân sự Trung Quốc, ông ta dạy tiếng Anh và nghiên cứu về Mỹ; một số học sinh có được huấn luyện về thu thập tình báo, giám sát và phiên dịch tin tình báo.

Dương Kiện nói, ông ta không định che giấu bối cảnh của mình, nhưng không nói rõ vì người New Zealand có thể sẽ cảm thấy bất an về mối quan hệ của ông với quân đội Trung Quốc. “Nếu các bạn hiểu được hệ thống ấy và các trường đại học ấy như thế nào thì sẽ hiểu tôi không phải là gián điệp mà chỉ là một giáo viên” – Dương Kiện nói. “Nếu các bạn định nghĩa các học viên đó là gián điệp thì tôi chỉ là người từng dạy cho các gián điệp”. Dương Kiện cũng thừa nhận: Khi ở Trung Quốc ông ta là đảng viên ĐCSTQ, còn hiện nay thì không.

Dương Kiện cũng nói không hay biết gì về việc mình bị NZSIS điều tra. Ông bày tỏ rất tự hào vì đã là một công dân New Zealand và sẽ cống hiến cho đất nước mới của mình. Dương Kiện khẳng định mình thẳng thắn và minh bạch về bối cảnh của bản thân và nói ông là nạn nhân của hành động bôi đen trước cuộc bầu cử.

Mối lo ngại về sự thâm nhập chính trường

New Zealand là quốc gia thành viên của Liên minh tình báo “Five Eyes” gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand, 5 nước này thường xuyên chia sẻ với nhau những thông tin về tình báo. Việc Dương Kiện - một người nguyên là sĩ quan quân đội Trung Quốc - trở thành nghị sĩ quốc hội của đảng cầm quyền ở New Zealand trở thành một vấn đề thách thức đối với họ trong việc làm thế nào để đối phó với hoạt động gián điệp và sự tiến công, gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính phủ nước khác.

Dương Kiện (trái) trong 1 lần sang thăm Trung Quốc
Dương Kiện (trái) trong 1 lần sang thăm Trung Quốc

Việc Dương Kiện trở thành một nghị sĩ quốc hội của chính đảng cầm quyền suốt 6 năm qua đặt thành vấn đề lớn: Các chính phủ phương Tây đã chuẩn bị thế nào cho việc ứng phó với ảnh hưởng và sự giám sát bí mật đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với họ? Theo Financial Times, ngoài New Zealand chưa có bất cứ quốc gia phương Tây nào lại có một nghị sĩ đương nhiệm từng được huấn luyện trong hệ thống tình báo quân sự của Trung Quốc như thế.

Theo Financial Times, ông Christopher Johnson, học giả thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Washington, nguyên chuyên gia phân tích cao cấp về vấn đề Trung Quốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nói: “Mấy năm gần đây, Trung Quốc luôn tìm cách cài người vào và kết giao với những người làm việc trong hệ thống chính trị của các quốc gia dân chủ phương Tây, giúp cho họ có được vị trí gây được ảnh hưởng”.

Một người quen biết Dương Kiện và rất am hiểu về hoạt động của tình báo Trung Quốc ở hải ngoại cho biết: Trong khoảng 5 đến 10 năm vừa qua, cơ quan tình báo Trung Quốc đã tập trung toàn lực để chiêu mộ trên toàn cầu những công chức các nước có thể làm việc cho họ. Ông này nói: “Một người có bối cảnh giáo dục như thế (tức Dương Kiện) nếu không trở thành gián điệp thì cũng là một mục tiêu hàng đầu của họ (cơ quan tình báo Trung Quốc)”.

Hồi năm 2010, ông Cục trưởng Tình báo an ninh Canada (CSIS) từng cảnh báo: “Một số bộ trưởng và nhân viên chính phủ các bang của Canada đã trở thành người đại diện thế lực và bị nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc khống chế”. Mới đây, chính phủ Australia cũng bày tỏ lo ngại những hoạt động tình báo và hành động bí mật của Trung Quốc ảnh hưởng đến cục diện chính trị của nước họ.../.

Tin cùng chuyên mục

Nguyễn Duy Khanh (áo trắng) cùng đồng bọn bị bắt giữ. (Ảnh: CTTĐT BCA)

Đà Nẵng: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá với số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ

(PLVN) - Theo CTTĐT Bộ Công an, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng An ninh mạng) - Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Công an quận Hải Châu và Công an TP Hồ Chí Minh vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng quy mô liên tỉnh, thành phố, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng.

Đọc thêm

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Liên quan vụ bắt giữ ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây: Còn nhiều đối tượng khác trong diện mở rộng điều tra

Từ vụ 4 nữ tiếp viên xách ma tuý từ nước ngoài về, đến nay cơ quan công an khởi tố, bắt 1.132 đối tượng. (Ảnh: Hải quan cung cấp)
(PLVN) - Liên quan vụ án, hiện còn nhiều đối tượng khác tham gia nhưng trong diện mở rộng điều tra nên công an chưa thông tin chi tiết. Sở dĩ việc bắt giữ các bị can trên được công bố vì các đối tượng là người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội...

Truy bắt nhanh đối tượng cướp tài sản ở TP Hạ Long

UBND TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khen thưởng đột xuất Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố và 6 cán bộ, chiến sỹ của Đội.
(PLVN) -  Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Hạ Long (Quảng Ninh) mới truy bắt được Đỗ Hoàng Thanh (sinh năm 2005, đăng ký thường trú tại tổ 4, khu 1, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long) - đối tượng có hành vi dùng hung khí tấn công gây thương tích người dân, cướp tài sản.

Con đường vướng vòng lao lý của những người gieo rắc “cái chết trắng”

Phạm nhân Sồng A Đùa (Sn 1984), hiện đang chấp hành án tại Trại giam Yên Hạ, C10, Bộ Công an.
(PLVN) -   Khà A Tú và Sồng A Đùa, hai chàng trai người Mông từng ôm mộng đổi đời, đã sa vào con đường buôn bán ma túy, gieo rắc "cái chết trắng" tự đẩy mình vào vòng lao lý. Giờ đây, giữa chốn ngục tù, trong những năm tháng cải tạo chỉ còn lại sự ân hận muộn màng cho một lựa chọn sai lầm đã đánh đổi bằng cả tương lai và gia đình.