“Công lý không thể ban bố xong rồi chấm dứt“

“Công lý không thể ban bố xong rồi chấm dứt“
(PLO) - Đó là ý kiến của ông Trương Trọng Nghĩa (ĐBQH Tp Hồ Chí Minh) góp ý sửa đổi Luật Thi hành án, theo hướng Tòa phải có trách nhiệm đến khi bản án được thi hành xong.
- Thưa ông, theo quan điểm của ông, những bất cập nào của thực tiễn thi hành án, đặt ra yêu cầu phải sửa luật?
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã phân tích các ý kiến còn phân tán tuy nhiên qua giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và dư luận cử tri, luật cần theo hướng tăng cường hơn nữa trách nhiệm của ngành thi hành án, quyền của người được thi hành án. Bởi vì khi người ta đã ra đến tòa án có những vụ án 3 năm, 5 năm thậm chí đến 7 năm mới có được phán quyết của cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam. Đôi khi phải kháng nghị giám đốc thẩm 5-7 lượt. Cầm bản án có hiệu lực trong tay nhưng bản án này không có giá trị trên thực tế, vài ba năm nữa, 10 năm nữa không được thi hành án từ đó dẫn đến hiện tượng người ta phải đi tìm một lực lượng khác, công ty đòi nợ thuê, xã hội đen để xử lý bằng những cách khác ngoài pháp luật, thậm chí trái pháp luật. Đó là nguyên nhân của án quá tải, tồn đọng dẫn tới phải sửa Luật Thi hành án. 
- Tình trạng án tồn đọng quá nhiều, theo ông, còn nguyên nhân nào khác?
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Ngoài ra, luật đã sửa đổi  thì còn tổ chức thi hành. Do đó chúng tôi đã đề nghị tòa án khi ban hành bản án phải có trách nhiệm đến khi bản án được thi hành xong, công lý không thể ban bố xong rồi chấm dứt. Còn công lý có thực thi được hay không tòa án không quan tâm và tòa án không có quyền là không nên. Trong luật Thi hành án dân sự tôi có đề nghị như vậy.
- ĐB Tô văn Tám có phát biểu, TPHCM có ghi nhận, có 200 bản án tuyên không rõ ràng, do đó không thể thi hành được. Vậy hướng phải xử lý như thế nào, ông có nhận định gì về vấnn đề này?
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Đúng, có một nguyên nhân đáng nói nữa là có những bản án tuyên không chuẩn xác và không hợp lý khiến cho việc thi hành rất khó khăn. Chúng ta nói trách nhiệm của ngành thi hành án với bản án thì cũng phải nói đến trách nhiệm của tòa án đối với bản án. Như vậy, bản thân bản án phải có tính khả thi ở mức độ cao. Đòi hỏi các thẩm phán phải điều tra, xác minh trước khi ra bản án hoặc yêu cầu luật sư bên nguyên, bên bị phải cung cấp tin tức, chứng cứ cần thiết để khi ra bản án đúng, bao hàm trong đó tính khả thi nhất định. Và khi đưa ra thi hành nó không tạo ra những mâu thuẫn không giải quyết được.
- Tình trạng án tuyên không rõ ràng có phổ biến không thưa ông?
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Tôi không nắm được hết con số nhưng báo cáo giám sát của các Ủy ban (không phải giám sát trên toàn quốc), hàng năm Chính phủ có báo cáo con số chung về lượng án thi hành, trong đó một bộ phận nhỏ là án không thi hành được do bản án. Số lượng không nhiều nhưng ý nghĩa của nó rất đáng quan tâm vì đã là bản án không được để người ta chỉ ra rằng tuyên như thế không thi hành được.
- Nguyên nhân có phải do trình độ thẩm phán hay do đâu?
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Theo tôi có một phần nào đó do pháp luật Dân sự nên Bộ luật Dân sự của ta đang được sửa đổi. Cũng có  những có những bản án không thi hành được do nội dung trong bản tuyên án. Ví dụ trường hợp, căn nhà chỉ có một cửa, tuyên là anh A ở trên, anh B ở dưới nhà, mà không tuyên anh A đi ra cửa bằng con đường nào. Những dạng như vậy là không thể xử lý được lúc thi hành án mà phải xử lý từ lúc tuyên án. Hay tuyên là tòa án cho mảnh đất này thuộc về anh X nhưng khi anh X cầm bản án để đăng ký quyền sử dụng đất thì gặp rất nhiều khó khăn. Trong những trường hợp đó, trong bản án đó phải nghiên cứu thêm một bước và phải có yêu cầu một số cơ quan có trách nhiệm khi thi hành án. Trường hợp phán quyết miếng đất thuộc quyền sở hữu của người ta và phải yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phải thi hành bản án này thì người ta mới đăng ký quyền sử dụng đất được.
- Ở đây rõ ràng là trách nhiệm của thẩm phán phải không thưa ông?
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Theo tôi, trách nhiệm thẩm phán là một phần, luật tố tụng dân sự tới đây cũng cần phải nghiên cứu đặt vấn đề trách nhiệm của chánh án tòa án nhân dân tối cao cũng như chánh án tòa tỉnh phải có trách nhiệm đóng góp để bộ luật Tố tụng Dân sự tới đây khi xét xử bản án phải chi tiết rõ ràng trong đó hàm chữa những điều kiện khả thi đến mức tối đa mới giúp cho công tác thi hành án đạt hiệu quả.
- Thưa ông có đặt vấn đề truy lại các bản án tuyên không rõ ràng, thời hiệu kháng nghị không còn nữa, quyền của đương sự bị thiệt hại, có thể kiện lên đâu để được hưởng quyền của mình?
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Theo tôi đã từng làm rồi, yêu cầu tòa án giải thích cũng là một cáchnhưng cũng khó vì giải thích  không phải là sửa lại, không có điều kiện để sửa lại, không có quyền để giải thích. Theo tôi, Cơ quan thi hành án và tòa án phải có trách nhiệm hợp tác với nhau để giải quyết tối đa, tháo gỡ cho người dân khi thi hành bản án. Quan trọng vẫn là sửa luật và chấn chỉnh vì tổ chức thi hành các luật.
- Xin cám ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(PLVN) -  Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cho nên, việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là lương tâm và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak
Sáng 23/10 (giờ địa phương), ngay sau khi đến Kazan, Cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga, để dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak; cùng dự có Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov và Bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
Sau hơn 8 giờ bay, vào lúc 10h23, theo giờ địa phương (tức 14h23 giờ Hà Nội), ngày 23/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.