Đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ: Thủ tướng phải báo cáo nhân dân

Trụ sở UBND thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Trụ sở UBND thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
(PLO) - Đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương là mục tiêu quan trọng để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở.
Trên tinh thần đó, chiều qua (3/11), Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (TCCP - sửa đổi) và Dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (CQĐP - sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội, cũng như cụ thể hóa những yêu cầu mới đối với TCCP và CQĐP đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
Không qui định “cứng” số bộ
Chính phủ đề nghị không quy định cụ thể tên gọi và số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ mà chỉ quy định có tính nguyên tắc vì tên gọi và số lượng bộ, cơ quan ngang bộ vẫn do Quốc hội xem xét, quyết định trên cơ sở Thủ tướng thay mặt Chính phủ trình, để bảo đảm được tính năng động, chủ động của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Qua thảo luận, một số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật (UBPL) tán thành với Dự thảo Luật không quy định “cứng” số lượng và tên gọi các bộ, cơ quan ngang bộ ngay trong Luật này nhằm bảo đảm tính năng động, sự chủ động của Chính phủ khi cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ như cách đã làm từ các nhiệm kỳ gần đây. 
UBPL cũng cơ bản tán thành quy định về Thủ tướng trong Dự án Luật TCCP; đồng thời cho rằng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng cần đặt trong mối quan hệ với nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, phân biệt với các thành viên khác của Chính phủ, phải khắc phục được tình trạng “dồn trách nhiệm lên Thủ tướng” như trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của UBPL đề nghị quy định cụ thể hơn trách nhiệm của Thủ tướng “thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ” đã được quy định tại Khoản 6 Điều 98 Hiến pháp. 
Một nội dung quan trọng được quan tâm khi sửa đổi Luật TCCP là qui định liên quan đến nhiệm vụ thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đa số ý kiến đề nghị không quy định bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. Chính  phủ đề xuất, chức năng này sẽ do Chính phủ thực hiện hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật. 
Tăng quyền tự chủ cho Chính quyền địa phương
Về mô hình tổ chức CQĐP ở các đơn vị hành chính, Chính phủ đề nghị thực hiện phương án không tổ chức cấp chính quyền (có HĐND và UBND) ở quận, phường mà chỉ tổ chức UBND là CQĐP của quận, phường, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật này và các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên ủy quyền (chức năng đại diện, giám sát và quyết định các vấn đề ở quận, phường không phải là ‘‘bỏ’’ mà do HĐND thành phố, thị xã thực hiện). Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra phương án 2 là giữ nguyên mô hình tổ chức HĐND ở tất cả các đơn vị hành chính, nhưng có đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND các cấp (đặc biệt ở quận và phường). 
Đồng thời, Dự thảo Luật cũng quy định nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa các cấp CQĐP theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp CQĐP trong việc quyết định các vấn đề của địa phương, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và Chủ tịch UBND theo hướng đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
UBPL thấy rằng, mô hình tổ chức CQĐP là vấn đề hệ trọng của quốc gia, nên đề nghị Chính phủ cần làm rõ một số vấn đề liên quan để xác định đơn vị hành chính nào thì tổ chức cấp CQĐP (gồm HĐND và UBND) và ở đơn vị hành chính nào không tổ chức cấp CQĐP, làm rõ mối quan hệ giữa HĐND và UBND cùng cấp, mối quan hệ của cơ quan hành chính ở các đơn vị hành chính không tổ chức cấp CQĐP và mối quan hệ của cơ quan này với CQĐP cấp trên.
Bên cạnh đó, cần làm rõ những điểm chung và riêng về tính chất, đặc điểm của địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo để xác định mô hình tổ chức CQĐP phù hợp. Mà quan trọng hơn là phải làm rõ được sự khác biệt về nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở mỗi địa bàn khác nhau để CQĐP ở mỗi nơi đều có thể đáp ứng được yêu cầu, đặc điểm của địa phương mình.
UBPL cũng đề nghị Chính phủ cần cân nhắc tên gọi của cơ quan hành chính trong trường hợp không tổ chức HĐND, cũng như mô hình tổ chức, cách thức thành lập, cơ chế hoạt động của cơ quan này, kể cả các cơ quan chuyên môn cùng cấp để làm rõ sự cần thiết của việc không tổ chức cấp chính quyền ở các đơn vị hành chính này, đảm bảo sự thống nhất, tránh nhầm lẫn trong quá trình triển khai... 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...