Con bệnh nhẹ thành nặng vì sai lầm của bố mẹ

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Theo các bác sĩ, rất nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay - chân - miệng, làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn.

Bệnh nặng vì kiêng tắm

Những ngày này, chị Hoàng Thị Loan (ở Cát Linh, Hà Nội) luôn cảm thấy lo lắng vì cậu con trai 11 tháng tuổi xuất hiện những vết mẩn đỏ, trong có những mụn nước nhỏ li ti ở nhiều vị trí trên tay và chân. 

Sau một vài ngày, những mụn nước xuất hiện thêm ở miệng khiến bé khó chịu và lười ăn. Đi khám bác sĩ cho biết con trai chị bị bệnh tay - chân - miệng (TCM). Bác sĩ dặn chị Loan phải cho con uống thuốc và bôi thuốc đầy đủ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và quan trọng nhất phải luôn giữ vệ sinh cho con được sạch sẽ. 

Vì chị Loan phải đi làm cả ngày nên việc chăm sóc con chị đều phải nhờ cậy mẹ chồng trông nom hộ. Với quan niệm khi mắc bệnh TCM phải kiêng nước, kiêng gió nên trong mấy ngày liền con trai chị đều không được bà nội tắm rửa. 

“Trời mùa hè nóng bức, cháu lại nô đùa hoạt động nhiều nên mồ hôi ra cộng với các chất bụi, bẩn nhưng không được tắm nên người cháu càng bẩn. Hàng ngày, cháu chỉ được vệ sinh hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần vệ sinh, cháu chỉ được lau mặt và lau hai bàn tay bàn chân. Vì thế mà sau vài ngày uống thuốc, tình trạng của cháu vẫn không đỡ mà các mụn nước ngày càng lan rộng và loét sâu hơn khiến cháu mệt mỏi khó chịu” - chị Loan cho biết. 

Chưa kể, mẹ chồng chị Loan còn nghe bạn bè mách nước về lấy kim nhể những mụn nước trên người cháu cho vỡ ra. Khi thấy những vết mụn nước của con đã có biến chứng chị Loan đưa con đi khám lại. 

Tại bệnh viện, chị đã chứng kiến không ít đứa trẻ giống con chị cũng bị bệnh TCM nhưng bị biến chứng nặng do những quan niệm sai lầm của phụ huynh trong quá trình chăm sóc. 

Xà phòng là cách hữu hiệu

Theo các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người, dễ gây thành dịch, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh TCM xuất hiện quanh năm nhưng tăng mạnh vào tháng 3, tháng 5 và tháng 9, tháng 10. 

Hiện nay bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có điều trị hỗ trợ Cách hữu hiệu nhất giúp đẩy lùi bệnh TCM chính là việc trẻ được tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch. 

Các bậc phụ huynh cần tuyệt đối tránh những quan niệm sai lầm như kiêng tắm, kiêng gió, châm chích cho mụn vỡ ra khi chăm sóc trẻ bị bệnh TCM. Vì đây chính là nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm. 

Ngoài ra, người lớn cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh tình của trẻ để được điều trị đúng hướng, tránh xảy ra biến chứng. Trẻ bị bệnh cần được bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ nhằm tạo ra sức đề kháng. 

Về phía Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh TCM. Theo đó, phần vệ sinh cá nhân được đặc biệt chú trọng. Cha mẹ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày cho cả mình và con trẻ, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Đọc thêm

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu
(PLVN) -  Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM vừa phát cảnh báo về việc kẻ gian mạo danh bệnh viện gọi điện cho người hiến máu với lý do có bất thường, yêu cầu gửi ảnh căn cước công dân và kết bạn Zalo để 'hướng dẫn khám, xét nghiệm'.

Thuốc lá điện tử – 'gọng kìm' đang siết chặt giới trẻ

PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
(PLVN) - Theo PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, dù mang hình ảnh “hiện đại” và được quảng cáo “ít độc hại” hơn thuốc lá truyền thống, nhưng thực chất thuốc lá điện tử là "cửa ngõ” dẫn đến nghiện kép, là "gọng kìm" đang siết chặt giới trẻ.