Colombia chấm dứt 50 năm xung đột vũ trang

Thủ lĩnh FARC Timoleon Jimenez (phải) và Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos (trái), Chủ tịch Cuba Raul Castro (giữa) tại lễ ký kết thỏa thuận hòa bình ở La Habana. (Nguồn: AFP)
Thủ lĩnh FARC Timoleon Jimenez (phải) và Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos (trái), Chủ tịch Cuba Raul Castro (giữa) tại lễ ký kết thỏa thuận hòa bình ở La Habana. (Nguồn: AFP)
(PLO) - Chính phủ Colombia và nhóm du kích Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) vừa đạt được thỏa thuận hòa bình lịch sử nhằm chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột vũ trang dai dẳng nhất tại Mỹ Latinh.

Ngày 24/8/2016, hai phái đoàn đàm phán của Chính phủ Colombia và FARC đã tiến hành ký kết thỏa thuận hòa bình cuối cùng, toàn diện và vĩnh viễn, kết thúc thành công quá trình thương lượng kéo dài gần 4 năm qua tại thủ đô La Habana của Cuba.

Thỏa thuận lịch sử

Văn bản được ký kết dưới sự chứng kiến của đại diện hai nước bảo trợ đàm phán là Cuba và Na Uy, cùng đại diện các bên quan sát là Venezuela, Chile, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) gồm 6 điểm được xác định trong lộ trình ban đầu và toàn bộ nội dung các thỏa thuận từng phần đã được ký kết trước đó. 

Theo đó, điểm đầu tiên là việc tiến hành một cuộc Cải cách nông thôn toàn diện, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, thực thi bình đẳng và đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người nông dân. 

Điểm thứ hai là thỏa thuận về việc quá trình tham gia chính trường và mở cửa dân chủ để xây dựng hòa bình cho các lực lượng chính trị mới của Colombia, bao gồm cả FARC sau khi chấm dứt xung đột. 

Điểm thứ ba là thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn, bao gồm cả việc tái hòa nhập các du kích quân vào đời sống dân sự, kinh tế và xã hội Colombia cung như đảm bảo về an toàn và việc đấu tranh chống các tổ chức tội phạm vũ trang chống các phong trào xã hội và nhân quyền, trong đó có cả các nhóm bán quân sự cực hữu. 

Điểm thứ tư quy định các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề ma túy và điểm thứ 5 bao gồm các giải pháp cho vấn đề nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang đã kéo dài hơn nửa thế kỷ qua tại Colombia. 

Điểm cuối cùng trong thỏa thuận là về việc thành lập và vận hành các cơ chế để thông qua, triển khai và giám sát thực hiện thỏa thuận hòa bình, cũng như giải quyết những khác biệt còn tồn tại và có thể nẩy sinh giữa hai bên. 

Từ nay, im tiếng súng đạn, nền hòa bình đang mở ra với Colombia và Mỹ Latinh
Từ nay, im tiếng súng đạn, nền hòa bình đang mở ra với Colombia và Mỹ Latinh

Trận chiến...hòa bình

Phát biểu sau lễ ký, Trưởng đoàn đàm phán của chính phủ Colombia Humberto de la Calle nhấn mạnh “cách tốt nhất để chiến thắng một cuộc chiến là ngồi thảo luận về hòa bình” và khẳng định “dù mọi người đều có thể trông đợi những gì lớn lao hơn, những thỏa thuận đạt được là tốt nhất có thể mang tính khả thi”. 

Trong khi đó, Trưởng đoàn đàm phán của FARC Iván Márquez cho rằng hai bên đã “đánh thắng trận chiến đẹp nhất, trận chiến hòa bình” và bày tỏ tin tưởng hòa bình sẽ là hiện thực nếu các thỏa thuận được tôn trọng và thực thi đầy đủ. 

Ngay sau khi Chính phủ Colombia và FARC ký thỏa thuận hòa bình, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đã khẳng định thỏa thuận có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng đối với người dân Colombia.

Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp ở thủ đô Bogota, Tổng thống Santos nhấn mạnh thỏa thuận hòa bình là chiến thắng của tất cả người dân Colombia, chấm dứt hàng thập kỷ chết chóc và đau thương.

Ông bày tỏ chính người dân Colombia sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về nền hòa bình vĩnh viễn, đồng thời thông báo ngay trong ngày 25/8 sẽ trình Quốc hội thỏa thuận chính thức dài hơn 200 trang vừa được ký kết và cuộc trưng cầu dân ý về văn bản này sẽ được tiến hành vào ngày 2/10.

Ông kêu gọi người dân đoàn kết, bỏ phiếu thông qua thỏa thuận để văn bản chính thức được thực thi và nhấn mạnh đây là cơ hội cuối cùng cho một nền hòa bình vĩnh viễn ở Colombia, tạo thuận lợi cho đất nước phát triển.

Nhà lãnh đạo Colombia cũng đánh giá cao những nỗ lực của các bên trong suốt gần 4 năm đàm phán ở La Habana, đồng thời cảm ơn sự ủng hộ của Cuba, Na Uy, Venezuela và Chile đối với tiến trình đàm phán. 

Về phần mình, thủ lĩnh FARC Timoleon Jimenez cũng hoan nghênh việc Chính phủ Colombia và FARC ký kết thành công thỏa thuận hòa bình.

Cùng ngày, trong buổi điện đàm với Tổng thống Colombia Santos, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chúc mừng thành công của tiến trình hòa đàm giữa chính phủ Colombia và FARC. Ông Obama nhấn mạnh đây là một ngày lịch sử, một sự kiện quan trọng, mở đường cho một nền hòa bình dài lâu, thúc đẩy an ninh và thịnh vượng ở Colombia. 

Tiến trình đầy chông gai

FARC là tổ chức vũ trang đối lập lâu năm nhất tại Mỹ Latinh, được thành lập từ năm 1964, với quân số vào thời điểm lớn nhất lên hơn 20.000 người.

Hiện tại, FARC còn khoảng 8.000 thành viên. FARC được hình thành từ phong trào đấu tranh phản đối chính sách ruộng đất của chính phủ Colombia và theo thời gian dần leo thang đối kháng và biến dạng thành một cuộc nội chiến thực sự trong suốt thời gian dài.

Cuộc xung đột vũ trang kéo dài hơn 5 thập kỷ qua giữa Chính phủ Colombia và FARC, đã cướp đi sinh mạng của 260.000 người, khiến 45.000 người mất tích, khoảng 6,6 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, đồng thời khiến cho nền kinh tế Colombia bị ảnh hưởng, bởi hầu hết các mỏ dầu và khoáng sản của Colombia đều nằm trong những vùng có sự hiện diện của FARC.

Từ nay, im tiếng súng đạn, nền hòa bình đang mở ra với Colombia và Mỹ Latinh
Từ nay, im tiếng súng đạn, nền hòa bình đang mở ra với Colombia và Mỹ Latinh

Thực tế trong suốt hơn 50 năm qua, việc tìm kiếm giải pháp chính trị giữa Chính phủ Colombia và FARC là rất nan giải, việc xây dựng lòng tin giữa hai bên cũng rất khó khăn. Các cuộc đàm phán hòa bình trước đây đều cứ thế thất bại. Và cứ sau mỗi lần đàm phán thất bại là một chu kỳ bạo lực mới lại bùng phát.

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2010, Tổng thống Colombia Santos đã nhiều lần bày tỏ quyết tâm giải quyết cuộc nội chiến kéo dài, gây nhiều thiệt hại về người và của cho quốc gia Nam Mỹ này.

Quyết tâm của ông đã được thể hiện bằng hành động cụ thể khi tiến trình đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Colombia và FARC được chính thức khởi động lại từ tháng 10/2012, đánh dấu mốc mới cho tiến trình đàm phán sau 10 năm “giậm chân” tại chỗ.

Ngoài Chính phủ Colombia và FARC, tiến trình đàm phán này còn có sự tham gia của Cuba và Na Uy trong tư cách là các nước bảo trợ, Venezuela và Chile là hai nước đồng hành.

Nội dung đàm phán chủ yếu tập trung vào chính sách cải cách đất đai; giải giáp vũ khí; sự tham gia của FARC vào đời sống chính trị của đất nước; giải quyết các vấn đề liên quan tới buôn bán ma túy và bồi thường cho các nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang.

Việc khởi động lại tiến trình đàm phán vốn bị đình lại sau 10 năm đã mở ra một ngã rẽ mới khi chính phủ Colombia và đặc biệt là FARC đã có những động thái nhượng bộ cụ thể, tỏ rõ thiện chí mong muốn đem lại hòa bình, ổn định cho đất nước. 

Trước khi ký kết thỏa thuận hòa bình, qua quá trình thương lượng kéo dài gần 4 năm với 44 vòng đàm phán tại La Habana, Chính phủ Colombia và FARC đã đạt được thỏa thuận về cải cách ruộng đất toàn diện, đấu tranh chống buôn lậu ma túy, công tác rà phá bom mìn, chuyển hóa FARC thành một chính đảng, thiết lập cơ chế tư pháp đặc biệt đảm bảo tiến trình giải giáp của nhóm du kích này, tìm kiếm người mất tích, giảm xung đột vũ trang, bồi thường cho nạn nhân của cuộc xung đột và hòa nhập đời sống xã hội của các thành viên FARC.

Và ngày 23/6 vừa qua, đại diện chính phủ Colombia và FARC đã chính thức ký kết thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn, được coi là tiền đề cho thỏa thuận hòa bình cuối cùng giữa hai bên. 

Việc Chính phủ Colombia và FARC ký kết hiệp định hòa bình toàn diện cho thấy quá trình hòa đàm dai dẳng và gai góc đã khép lại thành công đồng thời mở ra một thời đại mới tại Colombia, thời đại của hòa bình và phát triển ./.

Cuộc xung đột vũ trang kéo dài hơn 5 thập kỷ qua giữa Chính phủ Colombia và FARC, đã cướp đi sinh mạng của 260.000 người, khiến 45.000 người mất tích, khoảng 6,6 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, đồng thời khiến cho nền kinh tế Colombia bị ảnh hưởng, bởi hầu hết các mỏ dầu và khoáng sản của Colombia đều nằm trong những vùng có sự hiện diện của FARC.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.