(PLO) - Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng số 1 đối với trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ thường lo lắng rằng họ có nên tiếp tục cho con bú hay ngưng khi đang sử dụng các loại thuốc giảm đau, đặc biệt là những loại bắt buộc phải có toa bác sĩ như morphine, oxycodone, vicodin...
Các cơn đau thường xảy ra với muôn hình vạn trạng. Những cơn đau nhẹ thường được “hóa giải” bằng các loại thuốc giảm đau thông thường vốn không cần toa bác sĩ, như paracetamol (Mỹ gọi là acetaminophen) hoặc ibuprofen... Đối với những cơn đau nặng hơn thì các thuốc kể trên tỏ ra chẳng “xi nhê” hay “ép phê” gì.
Để giải tỏa những cơn đau này, bệnh nhân phải dùng đến các loại thuốc cần kê toa “nặng đô” hơn, thậm chí phải sử dụng loại giảm đau thuộc nhóm narcotic vốn có những tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng. Vì những tác dụng phụ nghiêm trọng này mà nhiều bà mẹ lo sợ rằng họ có thể vô tình gây ngộ độc thuốc hoặc làm hại đứa bé nếu mình sử dụng các loại thuốc giảm đau trong thời gian trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.
Chính vì mối lo ngại này mà một số bà mẹ đã dùng sữa bột để thay thế sữa mẹ. Thực ra, mỗi loại thuốc có những tác động khác nhau. Mỗi loại thuốc đi vào sữa mẹ với mức độ và hàm lượng hoàn toàn khác nhau. Sự phân bố của thuốc trong sữa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, tùy từng loại và cũng phụ thuộc vào thể trạng của người dùng thuốc.
Điều khó khăn nhất với các bà mẹ đang cho con bú là việc quyết định có nên sử dụng thuốc giảm đau hay không, bởi chẳng bà mẹ nào muốn gây hại sức khỏe cho con của mình. Tuy nhiên, có những cơn đau quá nghiêm trọng mà họ khó có thể chịu đựng nổi nếu không nhờ thuốc. Lúc này, điều mà các bà mẹ quan tâm là làm thế nào để sữa mẹ an toàn nhất và những rủi ro nếu có ở mức độ thấp nhất.
Để đạt được điều này, khi bà mẹ buộc phải sử dụng thuốc giảm đau, họ cần phải hiểu thật rõ về loại mà mình sử dụng. Họ phải tìm hiểu xem loại thuốc này sẽ có tác động gì với bản thân và với trẻ đang được nuôi bằng sữa mẹ. Điều người sử dụng thuốc cần đặc biệt lưu tâm là cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, hỏi rõ những dấu hiệu, triệu chứng và cả những hành vi cần lưu ý ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ khi người mẹ sử dụng những loại thuốc ấy.
Nếu bạn đang cho con bú và cần sử dụng thuốc giảm đau, đừng bao giờ dùng những loại thuốc của ai khác, chỉ sử dụng loại mà bác sĩ kê toa cho chính mình.
Các thầy thuốc khuyên những bà mẹ đang cho con bú rằng một khi sử dụng thuốc giảm đau thì nên tránh ngủ chung với trẻ vì có thể gây rủi ro cho bé cũng như có thể làm gia tăng tần suất đột tử ở trẻ sơ sinh.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.
(PLVN) - Ngày 12/12, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tổ chức hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 10 của TP Hà Nội triển khai hệ thống này.
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.
(PLVN) - Ngành y tế Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp với căn bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại Congo.
(PLVN) - Ngày 9/12, Bộ trưởng Y tế Queensland Tim Nicholls thông báo hơn 300 lọ mẫu virus chết người đã bị mất khỏi phòng thí nghiệm an toàn sinh học ở tiểu bang Queensland, Australia, vào năm 2021.
(PLVN) - Tọa đàm “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, từ đó tìm ra giải pháp giúp thanh niên nói chung, sinh viên nói rêng tự bảo vệ mình trước những tác hại nguy hiểm của thuốc lá.
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế), thời gian gần đây xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.
(PLVN) - Mới đây, hơn 200 y, bác sĩ và điều dưỡng cùng hàng trăm tình nguyện viên đã tích cực tham gia khám sàng lọc vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày và các bệnh không lây nhiễm cho trên 3.000 người dân Thủ đô.
(PLVN) - Sáng 7/12, thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An cho biết, đơn vị này đã đã có báo cáo ban đầu về sự việc nghi ngộ độc thực phẩm khiến 84 công nhân phải nhập viện sau bữa cơm trưa.
(PLVN) - Trong năm 2024, Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên ngành tổ chức 90 cuộc thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá cho hàng nghìn học sinh, người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức về thuốc lá trong cộng đồng.
(PLVN) - Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(PLVN) - Sáng 6/12, tại Hà Nội, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, định hướng Kế hoạch năm 2025 (Hội nghị).
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.