Sữa bột "tấn công" các bà mẹ vùng sâu, vùng xa

Cả giai đoạn mang bầu cũng như trong quá trình thăm khám trước khi đẻ, em tôi chưa bao giờ được bác sỹ, nhân viên y tế tư vấn về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí, vừa mới bước chân xuống bàn đẻ, chưa kịp nhìn thấy con, cô đã được nhân viên y tế ân cần hỏi han: “Đã có sữa cho con uống bổ sung chưa?”...

Không rầm rộ quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ ngoài thị trường cũng như công khai giới thiệu, bán sản phẩm tại các cơ sở y tế như trước, nhưng hoạt động tiếp thị sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ lại biến tướng dưới hình thức khác, hoặc âm thầm “tản cư” về các vùng sâu xa hơn…

Thanh tra sữa (Ảnh - Internet)
Ảnh minh họa từ Internet.

Luật có giúp bé được bú mẹ?

Đơn cử là trường hợp của em dâu người viết bài. Cả giai đoạn mang bầu cũng như trong quá trình thăm khám trước khi đẻ, em tôi chưa bao giờ được bác sỹ, nhân viên y tế tư vấn về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí, vừa mới bước chân xuống bàn đẻ, chưa kịp nhìn thấy con, cô đã được nhân viên y tế ân cần hỏi han: “Đã có sữa cho con uống bổ sung chưa?”.

Biết rằng, nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và con bú đến 24 tháng tuổi nên em dâu tôi tìm cách từ chối khéo nhân viên nọ, nhưng vẻ mặt cô này có vẻ không mấy vui sau khi nhận được sự hồi âm này.

Bị rơi vào vòng vây của nhân viên tiếp thị hãng sữa là chuyện có thể gặp tại trạm y tế xã, phường ở vùng sâu, vùng xa khi cha mẹ đưa con mình đến tiêm phòng. Họ xúm vào hỏi han, xin địa chỉ, số điện thoại, thậm chí sẵn sàng cung cấp sữa ngay tại chỗ, nếu khách hàng có yêu cầu.

Khi thị trường thành phố đã bão hòa, nhiều hãng sữa tìm đến vùng sâu, vùng xa, miền núi để mở rộng thị trường và “khách hàng tiềm năng” của họ chính là những người phụ nữ nông thôn vừa sinh con, thiếu kiến thức làm mẹ, nuôi dưỡng con.

Nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ đến 24 tháng tuổi

Là đề xuất của Bộ Y tế tại dự thảo nghị định quy định về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ đang soạn thảo.

Bộ Y tế cũng đề xuất cấm quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ đến 6 tháng tuổi. Theo dự thảo, việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”; nội dung quảng cáo phải nêu rõ “sản phẩm này không phải là sữa và không có tác dụng thay thế sữa mẹ”...

Thậm chí, để tăng thêm độ tin cậy của “thượng đế”, họ dựa vào nhân viên y tế địa phương và lấy đó làm cơ sở để giới thiệu sản phẩm, hoặc  lợi dụng những người uy tín, tài trợ tổ chức hội thảo, hội nghị để lồng ghép quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của mình.

"Không chỉ âm thầm quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, họ còn “hô biến” sữa công thức thành thức ăn bổ sung để lách luật, dẫn đến thanh tra không thể xử phạt được”, ông Lê Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết.

Chính vì thế, theo ông Giang, tất cả các loại thức ăn bổ sung dưới 12 tháng tuổi đều phải cấm quảng cáo, nếu không các hãng sữa "tha hồ làm mưa làm gió". Cụ thể, sữa công thức chỉ cần bỏ hoặc thêm vài chỉ tiêu là có thể “biến” thành thực phẩm bổ sung và các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tha hồ quảng cáo, tiếp thị sản phẩm…

“Trong khi đó, có phải bà mẹ nào cũng biết phân biệt sữa với các loại thực phẩm bổ sung đâu”, ông Lê Văn Giang khẳng định.

"Mẹ hiểu biết chỉ là một chuyện"

Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ Y tế phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan về việc thực hiện các quy định trong kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ vừa được tiến hành tại 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP. HCM, Hậu Giang, Khánh Hòa và Lâm Đồng), kết quả cho thấy:

2 cơ sở xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực; 12/20 cơ sở được thanh, kiểm tra vẫn còn vi phạm về ghi nhãn sản phẩm; 2/20 cơ sở chưa đảm bảo vệ sinh tại kho bảo quản và bảo quản sản phẩm đúng quy định; 1 cửa hàng kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có treo tờ quảng cáo sản phẩm chưa đúng quy định…

Để siết chặt hơn việc quản lý thị trường này, hạn chế sự tác động của các công ty sữa đến các bà mẹ, làm mất đi nguồn sữa mẹ quý giá, Nghị định 21 của Chính phủ đã ra đời (năm 2006). Tuy nhiên, qua thời gian, văn bản này đã có những điểm bất cập, hạn chế, cần thiết phải được điều chỉnh cho phù hợp, nhất là khi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như: Luật Thực phẩm; Luật Quảng cáo, Luật Thương mại… vừa được sửa đổi, bổ sung.

Nghị định Quy định về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ đang được xây dựng và hoàn thiện sẽ khắc phục và giải quyết các vấn đề này.

Theo bà Đinh Thị Thủy, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - một trong những thành viên tham gia soạn thảo Nghị định cho hay, Nghị định mới quy định rất chặt chẽ việc quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; cũng như quy định các công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm; quy định về nhãn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ nhỏ; quy định nhãn thức ăn bổ sung dùng cho trẻ nhỏ…

Ngoài ra, Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế; thầy thuốc, nhân viên y tế; đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ và các thành viên trong gia đình trong vấn đề này. “Bởi hơn ai hết người mẹ và các thành viên trong gia đình là người có vai trò quan trọng trong việc sử dụng và quyết định sử dụng các sản phẩm nêu trên”, bà Thủy nói.

Đoan Trang

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.