(PLO) - Khi mọc răng trẻ thường có biểu hiện quấy khóc bởi có cảm giác đau đớn khi răng nhú lên. Cảm giác đau đớn có thể tự qua đi nhưng các bậc phụ huynh cũng đừng nên thụ động đợi đến thời điểm đó. Hãy giúp bé nhanh chóng chủ động “đánh đuổi” cảm giác khó chịu đó với những mẹo vặt đơn giản sau.
Làm “mát” lợi
Vùng lợi có chiếc răng nhú lên thường bị đau đớn và nóng hơn những vùng khác xung quanh. Để hạn chế cảm giác này bạn hãy dùng một chiếc thìa inox để vào ngăn mát tủ lạnh sau vào giờ, sau đó chườm lên vùng lợi đó. Theo các nha khoa Hoa Kỳ thì đây là cách giảm đau rất hiệu quả, đem lại cảm giác dễ chịu và mát mẻ cho bé.
Cho bé “nhai” vú giả
Một chiếc vú giả cho bé ngậm hoặc nhai sẽ giúp “đánh lừa” cảm giác và giúp bé nhanh chóng quên đi sự đau đớn khi mọc răng.
Tuy nhiên, cần chọn chiếc núm vú giả đặt tiêu chuẩn và phải rất thận trọng khi cho bé ngậm vì bé có thể cắn nát chiếc núm vú giả. Khi ấy những mảnh cao su nhỏ sẽ khiến bé nuốt phải và như thế rất nguy hiểm. Ngoài núm vú giả bạn có thể cho bé ngậm đồ cao su chuyên dụng đã được vệ sinh sạch sẽ để thay thế.
Mát xa lợi
Mát xa lợi vùng răng mọc sẽ có tác dụng mang lại cảm giác dễ chịu hơn, tình trạng bé quấy khóc do đau răng sẽ thuyên giảm. Trước khi mát xa bạn cần rửa sạch đôi bàn tay, hãy nhớ hãy cắt gọn móng tay để không làm tổn thương vùng lợi của bé.
Tiếp đó dùng một chiếc gạc sạch quấn đầu ngón tay, xoa nhẹ ở vùng lợi, thực hiện liên tục nhiều lần. Khi mát xa có thể dùng thêm tinh dầu oliu để các thao tác mát xa trở nên dễ dàng hơn.
Dùng thuốc giảm đau
Thực ra đa số những em bé khi mọc răng đều có thể chịu đựng được cảm giác đau đớn khi răng nhú. Tuy nhiên nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm thì có thể hỏi ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng, cách dùng và loại thuốc sử dụng.
Giữ vệ sinh răng miệng
Theo các chuyên gia nha khoa thì việc vệ sinh răng miệng cho bé đừng nên đợi đến thời điểm bé mọc răng. Ngay từ khi bé mới chào đời, sau mỗi lần bú bạn đã nên hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng gạc mềm lau sạch vùng lợi.
Vào giai đoạn bé nhú răng thì các bậc phụ huynh càng cần đề cao ý thức chăm sóc răng miệng cho bé. Đơn giản như sau khi cho bé ăn bạn nên cho bé uống chút nước súc miệng hoặc duy trì thói quen dùng khăn mềm để vệ sinh lợi và răng cho trẻ. Thói quen đơn giản này sẽ giúp tăng cường “sức đề kháng” răng miệng cho bé, giảm trừ nguy cơ bị sâu răng, viêm lợi.
Hạ sốt cho bé
Khi mọc răng bé thường rất dễ bị sốt thậm chí là sốt cao, bạn nên tìm cách hạ sốt cho bé bằng cách dùng khăn lạnh đắp lên trán, cho bé “diện” những bộ đồ thoáng mát, dễ chịu. Đừng quên bổ sung nước vì nước giúp hạ nhiệt rất hiệu quả.
Nếu bé sốt quá cao trên 39 độ thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị kịp thời. Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con có biểu hiện sốt khi mọc răng vì đây là biểu hiện rất thường thấy ở các bé.
Quan tâm tới chế độ ăn uống
Trong giai đoạn bé mọc răng nên ưu tiên lựa chọn đồ ăn, thực phẩm mềm dễ nuốt để bé không phải nhai hoặc vận động hàm răng quá nhiều sẽ gây nên cảm giác đau đớn khó chịu.
Các đồ ăn mềm thích hợp cho bé trong giai đoạn này có thể là cháo, bột, sinh tố, các món ninh nhừ…Những đồ ăn mát như sữa chua, nước sinh tố hoa quả để trong ngăn mát tủ lạnh với một mức nhiệt vừa phải thì sẽ có tác dụng làm dịu lợi bị căng đau.
Lưu ý: Không nên cho bé ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều gây nên những hệ lụy không tốt đối với men răng của bé.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
(PLVN) - Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.
(PLVN) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
(PLVN) - Các quảng cáo "lương y gia truyền" bán các loại thuốc đông y được “thổi phồng” chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và giá trị của dược liệu y học cổ truyền nước ta.
(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...
(PLVN) - Các ca trẻ mắc sởi gia tăng, thay vì đợi đủ 9 tháng tuổi, Bộ Y tế đồng ý để TP HCM triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.
(PLVN) - Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lai Châu, 19/20 trẻ đã lấy được dịch tiêu hóa gửi đi xét nghiệm độc chất. Đến thời điểm 17h00 ngày 5/11, các cháu nhỏ trong tình trạng ổn định, không có cháu nào diễn biến nặng.
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
(PLVN) - Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.
(PLVN) - Đây là thông tin từ Tiến sĩ Ulysses Dorotheo, Giám đốc Điều hành, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN, do Bộ y tế tổ chức chiều 4/11.
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).
(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.
(PLVN) - Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P (7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi.
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
(PLVN) - Chuyên gia cho rằng, việc mua bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng online, vận chuyển diễn ra rất dễ dàng. Đơn hàng được đóng gói, chuyển phát qua các đơn vị vận chuyển dưới dạng thông tin “thuốc trị mụn”, “mỹ phẩm” để qua mắt cơ quan chức năng, phụ huynh...
(PLVN) - Theo báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Chỉ 27% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn...