Có tự mảy may…

Mùa Phật đản, hãy thong thả dành cho mình thêm chút tĩnh lặng, hãy thưởng thức hương vị của kiếp sống như đứng trước một đầm sen rộng lớn, tận hưởng mùi của lá xanh, của những cánh sen biếc. (Internet)
Mùa Phật đản, hãy thong thả dành cho mình thêm chút tĩnh lặng, hãy thưởng thức hương vị của kiếp sống như đứng trước một đầm sen rộng lớn, tận hưởng mùi của lá xanh, của những cánh sen biếc. (Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời Lý, thiền sư Từ Đạo Hạnh từng nói: "Có thì có tự mảy may/ Không thì cả thế gian này cũng không."

Đây là bài kệ mang đậm tinh thần Chân không diệu hữu, cái thấy bất nhị và pháp giới vô ngại, trùng trùng duyên khởi trong Kinh Hoa Nghiêm của thiền sư. Bài kệ ra đời vì nhân duyên một vị tăng đã hỏi thế nào là tâm Phật.

Khi tâm hoàn toàn vắng lặng thì nội ngoại đều không. Khi tâm khởi động dụng thì trong ngoài, đều có. Thế nên mới có câu: ngũ uẩn giai không vậy. Tuệ giác soi thấy năm uẩn đều không có tự tính, thì thoát khỏi mọi khổ đau ách nạn. Tâm kinh từng khẳng định như vậy. Không dính mắc vào cái nhìn nhị nguyên. Có và Không là hai thực tại tương dung, không biệt lập.

Chính bởi chỗ lập tri của hành giả là có, thì muôn sự đều có. Cái này sinh nên cái kia sinh, chúng ở trong nhau, phản ánh lẫn nhau trùng trùng vô tận như những hạt châu của lưới trời Đế Thích.

Bát Nhã từng nói, khi bồ tát “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” vậy. Thấy rằng không, thì muôn sự đều là không. Không có một tự tánh riêng biệt. Tất cả đều tương dung, tương tức, tương nhiếp, tương nhập chính là lý duyên khởi trùng trùng của giáo điển Hoa Nghiêm.

Trong Kinh Phật Tự Thuyết (Tiểu Bộ kinh I), nguyên lý Duyên khởi đã được Thế Tôn tóm tắt thế này:

Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.

Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt.

Do cái này sinh nên cái kia sinh.

Do cái này diệt nên cái kia diệt.

Định thức duyên khởi hay chân không – diệu hữu cũng chính là thực tánh của các pháp. Từ chỗ thấy ra lý duyên khởi mà đức Thế Tôn đã đạt được giác ngộ toàn vẹn. Ngài từng nói: "Ai thấy duyên khởi là thấy pháp; ai thấy pháp là thấy Như Lai." Thấy Như Lai chính là thấy ra được, hiểu được thế nào là tâm Phật.

Liên hiệp quốc năm 2017 đã có một thông điệp Phật đản thế này:

Như một đoạn Kinh đã viết: Vì tất cả chúng sinh đều bị bệnh tật, ta (Như Lai) cũng trải qua bệnh tật.”

Thông điệp từ bi này là vô tận. Trong thế giới tương liên của chúng ta, sẽ không thể có hoà bình đích thực trong khi người khác đang gặp nguy khốn; không có an ninh thực sự khi người khác vẫn còn bị tước đoạt; không thể có tương lai bền vững cho đến khi tất cả thành viên của gia đình nhân loại tận hưởng được các quyền con người. Nhân ngày Vesak này, tất cả chúng ta hãy ca tụng trí tuệ của đức Phật bằng cách hành động vì tha nhân với tinh thần đoàn kết mạnh mẽ.

Chính bởi tính duyên khởi trùng trùng nên con người và vạn vật trong vũ trụ này không phải là những thực tại riêng biệt và độc lập. Chúng ta có mặt ở trong nhau, phản chiếu lẫn nhau, vì nhau mà biểu hiện. Nếu hiểu được điều đó, vì tha nhân và đoàn kết xây dựng một thế giới an lành chính là chúng ta đang thiết lập một quốc độ tốt đẹp cho bản thân mình vậy.

Sự cộng sinh mang đến mối quan hệ tương hỗ vô cùng đáng quý. Cuộc sống chỉ trở nên đầy những rối ren vì cái tôi của ai cũng muốn thể hiện mình, muốn cái tôi của mình được khẳng định, được chú ý, được sự tốt đẹp. Tham, sân, si cũng được bắt nguồn do bởi muốn bành trướng bản ngã. Tập khí lâu ngày đã trở nên sâu dày và tinh thần còn yếu đuối sẽ không ngừng kéo chúng ta đi về phía bất an và tự ti, về phía của sợ hãi...

Như bóng tối chỉ có thể được loại trừ khi chúng ta rọi vào đó ánh sáng. Tuệ giác về duyên khởi, về tương tức chính là một thứ ánh sáng giúp cho người ta sống tốt đẹp, lành thiện và hạnh phúc.

Từ hàng ngàn năm nay, dân tộc Việt đã thực hành nghi thức tắm Phật trong ngày mừng kỷ niệm đản sanh của ngài. Thời điểm tôi ghi lại mấy dòng chữ này, Sen đã bắt đầu hé nụ. Hạ về. Những ánh nắng khiến cho màu lá thêm xanh mướt, hương lúa, hương sen quện vào nhau và ướp cho nắng, cho gió trở thành những tấm áo mỏng manh ngọt ngào, cho mùa Hạ thơm lành.

Mùa Phật đản sinh, cũng là mùa sen nở. Nắng vàng rực rỡ chào đón sự ra đời của đức Từ Phụ. Kể từ 1072, theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư, nước ta đã tổ chức lễ tắm Phật, đến năm 1105 thì trở thành lệ thường hàng năm, từ đây, nghi thức tắm Phật chính thức mang tầm vóc quốc gia:

(Năm Nhâm Tý, Thần Vũ năm thứ 4 (1072).

“Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 8, vua (Lý Thánh Tông) tham dự lễ tắm Phật”.

"Ất Dậu, Long Phù, năm thứ 5 (1105), (Tống Sùng Ninh năm thứ 4). Mùa thu, tháng 9, làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu, ba ngọn tháp chỏm đá ở chùa Lãm Sơn. Bấy giờ vua sửa lại chùa Diên Hựu đẹp hơn cũ, đào hồ Liên Hoa Đài, gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là hồ Bích Trì, đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây bảo tháp. Hàng tháng cứ ngày rằm, mồng một và mùa hạ, ngày mồng 8 tháng 4, xa giá ngự đến, đặt lễ cầu phúc, bày nghi thức tắm Phật, hàng năm lấy làm lệ thường".

Đức Thế Tôn đã đặt chân đến mảnh đất của dân tộc này. Bằng giáo pháp của mình, ngài chỉ cho mỗi người thấy được con đường giác ngộ, giải thoát. Đó là con đường của tuệ giác, chứng vào tri kiến Phật. Đức Thế Tôn cố nhiên muốn chúng ta có được tuệ giác để giải thoát mình khỏi bị ràng buộc dính mắc trong sinh tử luân hồi. Người muốn chúng sinh không còn khổ đau và chìm đắm trong ba nẻo sáu đường, trong vô minh và những sân si tham đắm mà thị hiện nơi cõi ta bà. Ngài đã tuyên thuyết một tin mừng cho nhân loại: Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều là vị Phật sẽ thành.

Vậy thì có lẽ “chưa thành” là bởi do chúng sinh cần phải trải qua những bài học. Học để hiểu, học để yêu thương. Học để nhận ra rằng cộng sinh nơi cõi ta bà này trong kiếp sống hữu hạn chính là để dần dần thấy ra những sự thực và nâng cao phẩm chất giác ngộ của mình. Mỗi một chướng ngại, một sự việc xảy đến chính là lòng từ bi vô hạn của Pháp.

Chúng ta có lẽ đôi lúc cho rằng rất nhiều điều phải vượt qua bởi cuộc sống có quá nhiều gian khó, quá nhiều những thiếu thốn, mất mát, cô độc và chia ly. Nhưng, chúng ta cũng có thể thưởng thức cuộc sống. Bởi dù đau khổ, buồn vui, xấu tốt, tất cả cũng đều là những thực tại màu nhiệm.

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh! Thế Tôn là vị Phật đã thành, chúng sinh cũng đều là những vị Phật sẽ thành. Kiếp sống chính là trường học, những khó khăn phải vượt qua chính là bởi do lòng từ bi vô hạn của Pháp.

Mùa Phật đản, hãy thong thả dành cho mình thêm chút tĩnh lặng, hãy thưởng thức hương vị của kiếp sống như đứng trước một đầm sen rộng lớn. Có mùi nắng, gió, có mùi vị của bùn, của những giọt sương, có hương thơm lành ngọt của lá xanh và của những cánh sen biếc. Hãy mời vị Phật trong mình biểu hiện, và hoan hỷ đón mừng ngày kỷ niệm đức Từ Phụ đã thị hiện nơi cõi Ta Bà, chỉ cho chúng ta con đường giác ngộ!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô bạn mẫu ảnh của tôi…

Cô bạn mẫu ảnh của tôi…
(PLVN) - Đầu năm nay, cô bạn của tôi vừa khai trương quán cà phê. Hai mươi lăm tuổi, nhưng cô đã dần rời xa ánh đèn của giới showbiz. Tôi quen cô từ khi hai đứa mới học trung học. Bạn tôi như bao đứa trẻ khác, đi chiếc xe đạp cà tàng, xách chiếc cặp búp bê Barbie bước vào ngôi trường công lập bình thường.

Đi tìm mình trong 'kẻ khác'?

Đi tìm mình trong 'kẻ khác'?
(PLVN) - Hành trình sống của con người luôn gắn với hành trình đi tìm bản ngã, cái tôi của chính mình. Thế nhưng, dù con người được coi là giống loài tinh khôn với những trí tuệ, năng lực, cảm xúc vượt trội hơn các loài khác thì bao thế kỷ trôi qua vẫn băn khoăn, chơi vơi và chật vật trong hành trình tìm kiếm “màu sắc”, dấu ấn cá nhân của mình.

Gắn biển công trình chùa Trúc Lâm đảo Trần

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành.
(PLVN) - Ngày 25/10 (nhằm ngày 11/9 Âm lịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1 và gắn biển công trình chùa Trúc Lâm đảo Trần.

Dấu xưa còn lại ở kinh đô Vạn Lại – Yên Trường

Nghinh môn thuộc hành cung Vạn Lại - Yên Trường mà người dân quen gọi là di tích voi đá - ngựa đá.
(PLVN) - Ngược dòng lịch sử khoảng trên 500 năm trước, khu vực xã Thuận Minh và xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay là kinh đô Vạn Lại - Yên Trường thời nhà Lê Trung Hưng (từ 1546 đến 1593). Qua những thăng trầm lịch sử, kinh đô vàng son một thời nay chỉ còn sót lại một vài dấu tích...

Khi phụ nữ tự cứu mình, cứu người

Nhiều bà mẹ đã tự cứu mình khỏi trầm cảm sau sinh. (Ảnh minh họa: Internet)
(PLVN) - Mỗi người có một cuộc đời để sống và một con đường để đi, cuộc đời của người phụ nữ cũng vậy. Có những người tìm được hạnh phúc của mình trên con đường “trải đầy hoa”, nhưng cũng có những người phụ nữ phải đương đầu với đầy thử thách, gian truân của cuộc đời để giúp mình và những người phụ nữ khác chạm tay tới hạnh phúc.

Ngôi miếu được dựng từ thời Hùng Vương trên đỉnh Cấm Sơn

Hùng Vương miếu Tổ trên đỉnh núi Cấm nên còn gọi là miếu Cấm.
(PLVN) - Đó là Hùng Vương Tổ Miếu nằm trên đỉnh núi Cấm, thuộc địa phận làng An Thái, xã Phượng Lâu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tương truyền, ngôi miếu này có lịch sử từ thời Hùng Vương, do chính vua Hùng dựng lên. Đến với di tích này, người dân, du khách không chỉ cầu may mắn, bình an mà còn tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc từ thuở Hùng Vương dựng nước.

Đền thiêng thờ vị vua đầu tiên xưng Đế trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Đền thiêng thờ vị vua đầu tiên xưng Đế trong lịch sử dân tộc Việt Nam
(PLVN) - Trong số hàng trăm di tích thờ vua Lý Nam Đế, duy nhất ngôi đền ở xã Vạn Xuân (Tam Nông, Phú Thọ) là tại nơi Ngài mất và có lăng mộ của đức vua. Đây là di tích có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh, cũng là một địa chỉ về nguồn để giáo dục truyền thống và tri ân công đức các bậc anh hùng, hào kiệt trong lịch sử.

“Ngôi nhà chung” trong Thiên Hương cổ tự

“Ngôi nhà chung” trong Thiên Hương cổ tự
(PLVN) - Chùa Thiên Hương ở xã Dương Xá, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 200 năm, đã được Chứng nhận Việt Nam linh thiêng cổ tự. Địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh này còn là mái ấm nuôi dưỡng hơn 40 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sản phụ đơn thân cơ nhỡ và người già không nơi nương tựa.

Đền thờ vị thần phòng cháy chữa cháy duy nhất ở Việt Nam

Đền thờ vị thần phòng cháy chữa cháy duy nhất ở Việt Nam
(PLVN) - Tại đất Thăng Long Hà Nội linh thiêng và hào hoa, có một ngôi đền thiêng mà dân gian quen gọi là đền Thần Lửa - thờ vị thần linh ứng phòng ngừa hỏa hoạn, phòng cháy chữa cháy. Đó là đền Hỏa Thần nằm trên phố Hàng Điếu (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đền Trúc và giai thoại "cờ bay lên đỉnh núi" về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt

Toàn cảnh Đền Trúc.
(PLVN) - Đền Trúc thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt và mẹ con bà hàng nước, có bề dày hàng ngàn năm lịch sử, từng được vua ban 32 sắc phong qua các triều đại, được Nhà nước công nhận Di tích thắng cảnh cấp quốc gia năm 1994, trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa đặc sắc thu hút du khách mọi miền.

Thở để cân bằng cuộc sống

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Người ta vẫn thường nghĩ về “thở” như một điều gì đó rất bình thường, rất hiển nhiên trong cuộc sống mà không biết rằng, thực ra thở cũng cần phải học, phải biết cách thở đúng thì sức khoẻ mới tốt, chất lượng cuộc sống mới được nâng cao và tâm trí mới được bình an.