Nhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

(PLVN) -  Đi lên từ nghèo khó nhưng với quyết tâm lập chí “biến không thành có để giúp đời, giúp người”, Thượng tọa Lý Hùng đã truyền tải, lan tỏa nhiều giá trị “tốt đời, đẹp đạo” đến cộng đồng. Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì hòa bình hữu nghị”, “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”… và trên hết là tấm lòng tha thiết “vì Nhân dân”, “vì đồng bào dân tộc”.

“Biến không thành có” vì cộng đồng

Sinh ra và lớn lên tại TP Cần Thơ, Thượng tọa Lý Hùng (SN 1967, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ, Trụ trì Chùa Pitu Khôsa Răngsây) trải qua tuổi thơ cơ cực, phải làm nhiều việc như: Lượm ve chai, mò cua, bắt ốc… để có tiền đi học. Với niềm tin và nỗ lực không ngừng, ông đã vượt lên mọi khó khăn, khát vọng “lập thân, giúp đời”.
Từ thiện tâm sẵn có cùng giáo lý “từ bi, hỷ xả” của nhà Phật đã hun đúc thêm những phẩm chất tốt đẹp của Thượng tọa Lý Hùng. Với ông, “đạo” cũng là “đời”, “đời” cũng như “đạo”, có tính chất song hành. Người tu sĩ phải học “đạo” để tu “đời”, sống sao cho “tốt đời, đẹp đạo”.

Thượng tọa Lý Hùng luôn nỗ lực cống hiến, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Thượng tọa Lý Hùng luôn nỗ lực cống hiến, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Ông luôn mang tinh thần “nhập thế”, giúp đỡ cộng đồng, nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, thiện nguyện. Nhiều năm qua, ông kêu gọi quyên góp xây trường học ở vùng sâu, vùng xa; làm đường giao thông nông thôn, cầu bê tông ở các phum, sóc; xây nhà tình thương; tổ chức mổ mắt nhân đạo cho người mù...

Bên cạnh đó, ông còn tuyên truyền, tư vấn pháp luật, tháo gỡ khó khăn pháp lý trong đồng bào dân tộc Khmer. Gần 10 năm tham gia trợ giúp pháp lý, ông vận dụng hiệu quả kiến thức pháp luật và hiểu biết về văn hóa Khmer để hòa giải, giúp đỡ nhiều trường hợp. Theo Thượng tọa Lý Hùng, công tác hòa giải trong đồng bào Khmer là công việc rất quan trọng. Muốn làm tốt, phải hiểu đặc tính vùng miền, ngôn ngữ để tiếp xúc với bà con, vận dụng cái lý, cái tình sao cho hài hòa, thuyết phục.

Thượng tọa Lý Hùng luôn đề cao và gìn giữ giá trị ngôn ngữ Khmer

Thượng tọa Lý Hùng luôn đề cao và gìn giữ giá trị ngôn ngữ Khmer

Từ cậu học trò nghèo nhờ vượt khó đã trở thành vị Thượng tọa đáng kính, có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer. Thượng tọa Lý Hùng còn là tấm gương sáng của tinh thần hiếu học. Ông dành nhiều thời gian chuyên tâm tu học và có nhiều bằng cấp, chứng chỉ trong các lĩnh vực. Hiện ông là Tiến sĩ Tôn giáo học và giao tiếp thành thạo nhiều ngôn ngữ như: Việt, Khmer, Anh, Trung Quốc, Bali…

Theo Thượng tọa Lý Hùng, học để mở mang kiến thức và phải học mới tiến thân, vươn lên được. Việc học trước tiên là giúp mình và sau là giúp người, giúp đời. “Sư xuất thân nghèo khó nên phải cố gắng học để biến không thành có nhưng không phải có cho mình mà tạo nên cái có cho mọi người”. Với tinh thần ham học đó, mới đây, Thượng tọa Lý Hùng đã vinh dự được khen thưởng danh hiệu “Người lớn học không bao giờ cùng” năm 2024.

Thượng tọa Lý Hùng luôn tận tụy giảng dạy cho sinh viên về phong tục, tập quán và các giá trị tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer

Thượng tọa Lý Hùng luôn tận tụy giảng dạy cho sinh viên về phong tục, tập quán và các giá trị tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer

Nặng lòng sự nghiệp “trồng người”

Đi lên từ nghèo khó, thấu hiểu tầm quan trọng của việc học nên Thượng tọa Lý Hùng luôn tập trung chăm lo cho nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc, sinh viên nghèo vùng ĐBSCL. Ông luôn khuyến khích, tạo điều kiện, giúp đỡ để các em tiếp tục đến trường. Trong khuôn viên chùa Pitu Khôsa Răngsây, Thượng tọa Lý Hùng đã xây dựng 2 khu ký túc xá để nhận nuôi và hỗ trợ sinh viên nghèo.

Chùa tiếp nhận và hỗ trợ các em từ năm 1996 đến nay. Lúc đầu, do điều kiện khó khăn nên chỉ hỗ trợ vài em.
Từ năm 2000, chùa hỗ trợ một lần vài chục em, có lúc đông nhất lên đến 60 em. “Mình lo cho các em từ điện nước, ăn uống, sinh hoạt. Các em sinh sống như một thành viên trong chùa. Em nào khó khăn thì mình trao học bổng. Trường hợp không có xe đạp thì mình sắm xe đạp cho các em đi học”, Thượng tọa Lý Hùng nói.

Ông thường xuyên thăm hỏi, tận tình chỉ dạy cho sinh viên và các vị tu tại chùa

Ông thường xuyên thăm hỏi, tận tình chỉ dạy cho sinh viên và các vị tu tại chùa

Mong muốn lớn nhất của ông là hỗ trợ cho con em đồng bào dân tộc Khmer, giúp các em có cái chữ, cái nghề để sau này về phục vụ quê hương.

“Sư nhớ có một em đi bán vé số bị giật rồi bán bánh mì cũng bị ế. Thấy vậy sư mới mua hết bánh mì rồi hỗ trợ cho em có điều kiện đi học. Bây giờ em đó đã trở thành Giám đốc Maketting của một doanh nghiệp lớn. Nhiều trường hợp 14-15 năm sau, các em chở vợ con lại kể cho vợ con nghe rồi kính ân với sư, xúc động lắm”, Thượng tọa Lý Hùng kể.

Gần 30 năm qua, có hàng ngàn kỹ sư, bác sĩ, giám đốc… thành tài đang công tác khắp nơi bước ra từ ngôi chùa Pitu Khôsa Răngsây với sự dìu dắt, giúp đỡ của Thượng tọa Lý Hùng. Những số phận khó khăn cứ ngỡ sẽ bỏ lỡ sự học nhưng với sự tiếp sức đồng hành của ông đã giúp các em vươn lên thành tài, phụng sự đất nước, giúp ích cho đời.

Thượng tọa Lý Hùng giới thiệu về Kinh trên lá buông của đồng bào Khmer

Thượng tọa Lý Hùng giới thiệu về Kinh trên lá buông của đồng bào Khmer

Mong muốn phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa Khmer

Bên cạnh sự nghiệp giáo dục trong đồng bào dân tộc, Thượng tọa Lý Hùng cũng “nặng lòng” và tâm huyết trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của ngôn ngữ, văn hóa Khmer. Theo Thượng tọa Lý Hùng, phong tục, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer có nhiều nét đặc sắc, hấp dẫn nhưng đến nay còn rất ít người biết đến. Phần lớn, người dân chỉ thấy “bề nổi” mà chưa hiểu rõ về ý nghĩa các phong tục, tín ngưỡng của đồng bào Khmer. Văn hóa Khmer cần được truyền dạy, giữ gìn trong đồng bào dân tộc và lan tỏa giá trị tốt đẹp đó đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Thượng tọa Lý Hùng rất tâm huyết với việc bảo tồn giá trị tốt đẹp của văn hóa Khmer

Thượng tọa Lý Hùng rất tâm huyết với việc bảo tồn giá trị tốt đẹp của văn hóa Khmer

Cũng vì lẽ đó, những sinh viên đồng bào dân tộc Khmer ở tại chùa đều được Thượng tọa Lý Hùng dạy tiếng Khmer để các em biết và gìn giữ tiếng nói của dân tộc. Đồng thời, ông còn dạy lễ nghi, phong tục, tập quán, nếp sống để các em biết, gìn giữ và phát huy.
Theo Thượng tọa Lý Hùng, thanh niên đồng bào dân tộc lớn lên phải vô chùa tu báo hiếu – nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc. Các em không được đi tu nhưng có dịp ở trong chùa coi như được tu, được dạy dỗ về cách sống, hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em.

Thượng tọa Lý Hùng hướng dẫn sinh viên chơi nhạc ngũ âm

Thượng tọa Lý Hùng hướng dẫn sinh viên chơi nhạc ngũ âm

Kiến trúc đặc sắc cùng cách bày trí và những vật dụng, hình tượng quen thuộc mang đậm văn hóa Khmer trong khuôn viên chùa cũng là cách Thượng tọa Lý Hùng muốn quảng bá và giới thiệu về văn hóa Khmer. Từng hình ảnh, họa tiết bày trí đều được ông sắp đặt tỉ mỉ, đẹp mắt và thu hút nhiều khách du lịch.
Theo Thượng tọa Lý Hùng, Chùa Pitu Khôsa Răngsây cũng thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, cúng bái. Với khao khát muốn quảng bá, giới thiệu văn hóa Khmer đến khách du lịch, ông dự định thành lập bảo tàng về văn hóa Khmer tại chùa. Tại đây sẽ trưng bày nhiều hiện vật đặc trưng về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer: Phong tục, tập quán, lễ hội; Nhạc ngũ âm; Vật dụng đời sống của đồng bào Khmer… Trong khuôn viên chùa còn có thể giới thiệu ẩm thực đặc trưng của đồng bào Khmer đến du khách… đảm bảo khi đến chùa, du khách sẽ cảm nhận trọn vẹn giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Khmer.

Thượng tọa tận tình hướng dẫn với mong muốn giới trẻ sẽ giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Thượng tọa tận tình hướng dẫn với mong muốn giới trẻ sẽ giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Thượng tọa Lý Hùng thực sự là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, hiếu học, vươn đến thành công để giúp người, giúp đời. Với ông, còn sống là còn cống hiến, mang đến những giá trị tốt đẹp cho đời cũng chính là làm đẹp cho chính mình.

Thượng tọa Lý Hùng đang đảm nhiệm nhiều chức vụ tôn giáo quan trọng: Phó Trưởng ban Pháp chế Trung ương GHPGVN; Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế GHPGVN TP Cần Thơ, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP Cần Thơ, Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây. Với những cống hiến và tinh thần phụng sự “đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, Thượng tọa Lý Hùng đã nhận được hơn 200 bằng khen, giấy khen, 10 huy chương, kỷ niệm chương của các bộ, ngành, địa phương và nước bạn Campuchia. Điển hình như: Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bằng khen của Bộ trưởng Công an; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc”, “Vì hòa bình, hữu nghị”… Năm 2021, Thượng tọa Lý Hùng vinh dự được bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Liệu pháp mùi hương, phương pháp trị liệu tự nhiên, an toàn và hiệu quả. (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Getty Images)

Trị liệu từ “bản giao hưởng” mùi hương

(PLVN) - Khi nói đến mùi hương, mỗi người đều có những cảm nhận riêng: có người thích mùi mưa, có người bị cuốn hút bởi hương hoa cỏ, trong khi người khác lại ưa thích mùi gỗ. Dựa trên những sở thích này, trị liệu bằng mùi hương hay còn gọi là liệu pháp Aromatherapy đã mang đến một giải pháp tự nhiên giúp xoa dịu tâm trí, nâng cao tinh thần và cải thiện sức khỏe.

Đọc thêm

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Ấm lòng ngày lũ

Ấm lòng ngày lũ
(PLVN) - Sáng sớm 12/9, sư thầy Thích Đạo Lạc trụ trì chùa Khai Nguyên (Tây Hồ, Hà Nội) đã nấu cháo mang đến Nhà Văn hóa quận Tây Hồ (Hà Nội) hỗ trợ và động viên bà con phường Yên Phụ đang tránh lũ.

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức
(PLVN) - Mùa Vu Lan mang theo những giá trị nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và sự tri ân đối với đấng sinh thành, tổ tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ý nghĩa, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về cách thể hiện lòng thành kính, sa đà vào các hủ tục mê tín như đốt vàng mã tràn lan hay "mua" phóng sinh một cách vô tội vạ.

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày
(PLVN) -  Nhắc tới Vu Lan, nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người Việt, đạo hiếu luôn đi đầu. Vì vậy vào ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Thi nhau 'khoe' mâm cỗ Rằm tháng 7

Mâm cỗ mùa Vu lan của chị Biên Thùy (Hà Nội) với những món ăn quen thuộc nhưng được chế biến và bài trí vô cùng bắt mắt.

(PLVN) - Những mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa ngon, vừa đẹp mắt của chị em phụ nữ không chỉ thể hiện sự khéo léo mà còn gửi gắm trong đó những ước nguyện về một mùa Vu lan đoàn tụ, bình an, hạnh phúc.

Đại lễ Vu lan báo hiếu trang nghiêm, không để tiền tỉ bay theo tàn tro

Thắp nến cầu nguyện, hướng đến ân đức sinh nhân ngày hiếu đạo. (ảnh: Hạnh Đăng)
(PLVN) - Thông bạch số 204/TB-HĐTS ngày 15/7/2024 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 lưu ý trong khâu tổ chức mua sắm lễ, tránh tổ chức thu tiền mua lễ mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp với chánh pháp và nghi lễ truyền thống; không đốt vàng mã.