Chùa Phổ Quang vừa bị cháy ở Phú Thọ có kiến trúc độc đáo như thế nào?

Chùa Phổ Quang vừa bị cháy ở Phú Thọ có kiến trúc độc đáo như thế nào?
0:00 / 0:00
0:00
Chùa Xuân Lũng (tên chữ: Phổ Quang tự), tọa lạc trên một quả gò thuộc xóm Chùa, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Chùa Xuân Lũng (tên chữ: Phổ Quang tự), tọa lạc trên một quả gò thuộc xóm Chùa, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Chùa Xuân Lũng được xây dựng vào khoảng đầu thời Trần, trải qua nhiều lần tu sửa, lần tu sửa lớn nhất vào năm 1626 và lần gần đây nhất vào tháng 4/2021.

Ngôi chùa có niên đại trên 800 năm và còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị.

Gác chuông Tam Quan - nằm trong quần thể chùa Phổ Quang

Gác chuông Tam Quan - nằm trong quần thể chùa Phổ Quang

Quần thể Phổ Quang tự gồm các công trình kiến trúc cơ bản: Tam quan - Gác chuông, nhà văn chỉ, chùa Phổ Quang, nhà bia, nhà Tổ.

Tam quan - Gác chuông tại chùa vẫn bảo lưu được kiến trúc cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, với hệ mái chồng diêm 2 tầng 8 mái, đao cong thanh thoát, bờ nóc đắp hình Long cuốn thủy. Thượng lương khắc hàng chữ Hán: “Hoàng triệu Minh Mạng nhị thập niên” (tức Minh Mạng năm thứ 12 - năm 1839), các đầu được chạm khắc hình hoa sen.

Trên gác chuông treo quả chuông đồng “Phổ Quang tự chung” và khánh đồng đều có niên đại đúc năm Minh Mạng nhị thập niên - năm 1839.

Sách Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (Hà Nội, 1993) đã tóm lược nội dung khắc trên hai tấm bia đá ở chùa. Một tấm bia tạo năm 1628 cho biết chùa là ngôi cổ tự danh lam bị hư hỏng, nên vào năm 1626, các vị Tín quan, Phú Xuyên hầu Nguyễn Hiếu Dũng, Sĩ Phủ Nguyễn Văn Vị cùng khoảng 70 vị hội chủ hưng công tổ chức trùng tu các tòa thượng điện, thiêu hương, tiền đường, hậu đường, tam quan…

Một tấm bia tạo năm 1634, có khắc bài thơ Đường luật 8 câu của Phạm Sư Mạnh năm 1377 nói việc đi kinh lý ở vùng này.

Cổng cũ của chùa Phổ Quang chụp năm 2021. Ảnh: Nguyễn Đại Đồng

Cổng cũ của chùa Phổ Quang chụp năm 2021. Ảnh: Nguyễn Đại Đồng

Chùa Phổ Quang được xây dựng theo kiểu chữ “Công”, lợp ngói, có hai cấp chùa. Chùa cấp trên cao 10m, dọc 7m, gồm ba gian, có một cửa ra vào từ nhà Tổ lên chùa. Chùa cấp dưới ngang 16m, dọc 13,5m, gồm 5 gian. Đá Kế cột có loại vuông, loại bát giác với trang trí gần như lá đề. Giữa chùa có bức đại tự và hai câu đối.

Phổ Quang tự có kiến trúc theo kiểu trồng đầu, điêu khắc đơn giản. Tòa Tam bảo gồm: Bái đường, Thiêu hương và Chính điện. Bộ khung kết cấu gỗ với các bộ vì nóc làm theo kiểu “Thượng giá chiêng, chồng rường - hạ kẻ”.

Chùa Xuân Lũng hiện lưu giữ được hơn 30 pho tượng chất liệu gỗ và thổ, được bài trí trên bệ xây.

Nghệ thuật kiến trúc đáng chú ý nhất của chùa Phổ Quang là bệ đá hoa sen ghép từ 71 phiến đá xanh chạm trổ kỳ công, đặt ở giữa chùa cấp trên đỡ ba toà tam thế. Đây là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Trần.

Bệ đá hoa sen cấu tạo hình chữ nhật, kích thước: cao 1,05m, rộng 1,25m, dài 3,30m, Trong đó, cánh sen được cách điệu là đề tài chủ yếu, chiếm vị trí chủ đạo trong nghệ thuật điêu khắc bệ đá. Cùng với hình ảnh bông sen, cuộc sống trần thế cũng được miêu tả sinh động qua các hoạ tiết dân gian như: Cá lượn, sư tử vờn, hươu cặp cành hoa hải đường nở xoè… Bốn góc bệ, tầng ba, tầng bốn có bốn linh điểu vững chãi, mặt hình nhân, dưới ngực có bốn lá đề cách điệu, trán khắc chữ “vương”, cổ chân và thân đều thắt hoa…

Đây là một cổ vật không chỉ có giá trị nghệ thuật điêu khắc đá mà trên đó còn khắc ghi các dòng chữ Hán ghi niên đại có thể được coi là bức thông điệp của ông cha để lại cho thế hệ hôm nay những thông tin về một giai đoạn lịch sử cách đây trên 600 năm, giúp chúng ta khẳng định một cách chính xác, tuyệt đối về niên đại và những người công đức tác phẩm nghệ thuật có giá trị bậc nhất của tỉnh Phú Thọ.

Tượng cổ trong chùa Phổ Quang. Ảnh: Nguyễn Đại Đồng

Tượng cổ trong chùa Phổ Quang. Ảnh: Nguyễn Đại Đồng

Tầng 3 của bệ đá hoa sen ghi: “Xương Phù thập niên, Đinh Mão tuế, nhị nguyệt thập nhị nhật, điền chủ tiểu học chi hầu Nguyễn Chiêu tự việt ngộ không cư sĩ tịnh thê Nguyễn Thị Sửu tự viết công tín tu tạo khánh tịnh thạch tòa vi tam bảo” (Dịch:Ngày 12 tháng 2 năm Đinh Mão niên hiệu Xương Phù thứ 10 (1388) điền chủ học chi hầu Nguyễn Chiêu và vợ là Nguyễn Thị Sửu tên tự Công Tín cung tiến khánh đá tòa tam bảo).

Ô số 4 mặt trước bệ đá ghi: “Sử đài điền ngự thư hà chính thư Nguyễn Nạp tự viết Đạo Cư Sĩ cộng tạo ban thạch hoàng tòa cư tam bảo” (Dịch: Sử đài điền ngự thư hà chính thư tên là Nguyễn Nạp tự là Đạo Cư Sĩ cùng cung tiến tòa đá tam bảo vào chùa).

Bệ đá hoa sen chùa Xuân Lũng là tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật đặc sắc, hiếm hoi còn lại của thời Trần, một thời đại hào hùng trong lịch sử dân tộc với hào khí Đông A lần lượt 3 lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông.

Pho tượng cổ trong chùa Phổ Quang. Ảnh: Nguyễn Đại Đồng

Pho tượng cổ trong chùa Phổ Quang. Ảnh: Nguyễn Đại Đồng

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thực tiễn đặc biệt này, tại quyết định số 2198/QĐ- TTg ban hành ngày 25/12/2021 của Chính phủ, bàn thờ Phật bằng đá tại chùa Xuân Lũng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Chùa Phổ Quang có bốn ngày lễ chính: Rằm tháng giêng, ngày 8/4 (lễ tắm Phật), rằm tháng 7 (lễ xóa tội vong nhân) và ngày 8/12 âm lịch.

Chùa Phổ Quang không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo lành mạnh, hướng thiện mà còn là niềm vinh dự, tự hào của người Làng Dòng. Nơi đây đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1980. Điều này càng khẳng định giá trị to lớn của ngôi chùa về lịch sử, kiến trúc, văn hóa và trong cả đời sống tâm linh của nhân dân.

Đám cháy chùa Phổ Quang gây thiệt hại 25 tỉ đồng

Đám cháy lớn ở chùa Phổ Quang tại xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, làm hư hại nhiều cổ vật có giá trị từ thời Trần, Lê, Nguyễn.

Vụ cháy chùa Phổ Quang diễn ra khoảng 10h sáng 23/10. Đến khoảng 10h15, lực lượng Phòng cháy chữa cháy đã có mặt tại hiện trường và 11h40 đám cháy được khống chế, dập tắt.

Đám cháy lớn ở chùa Phổ Quang hôm 23/10 khiến mọi người bàng hoàng vì thiệt hại cả tiền bạc lẫn giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi chùa 800 năm tuổi này

Đám cháy lớn ở chùa Phổ Quang hôm 23/10 khiến mọi người bàng hoàng vì thiệt hại cả tiền bạc lẫn giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi chùa 800 năm tuổi này

Cơ quan chức năng xác định không có thiệt hại về người, tuy nhiên thiệt hại về tài sản ước tính tới 25 tỉ đồng. Vụ cháy đã phá hủy toàn bộ phần gỗ, mái ngói âm, hệ thống điện bị cháy hỏng, các pho tượng bằng đất và bằng gỗ trong ngôi Tam Bảo bị nhiệt tác động hư hại.

Đọc thêm

Ngày đẹp trong tháng chín

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng 10 dương lịch năm 2024 (từ ngày 01/10 đến 31/10), tương ứng với tháng 9 lịch âm (từ ngày 29/08 đến 29/09 âm lịch), mang đến nhiều ngày tốt lành cho các hoạt động quan trọng như cưới hỏi, khai trương, xuất hành.

Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường”

Đoàn đại biểu Vesak 2025 chụp hình lưu niệm dưới chân tượng Tượng Di Lặc. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
(PLVN) - Ngày 28/9, khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đón Ban tổ chức cùng đoàn đại biểu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đến thăm và Thảo luận chương trình Đại lễ Vesak 2025. Tại đây, các đại biểu đồng nhất cho rằng núi Bà Đen sẽ là điểm phải đến của hàng nghìn đại biểu trong dịp Đại lễ Vesak.

Vượt qua giới hạn của bản thân

Thái Hà trong ngày chơi dù lượn trên bầu trời. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Có một câu nói khuyết danh như sau: “Ai không bước chân ra khỏi nơi quen thuộc sẽ không hiểu giá trị đích thực của con người”. Trong sự phát triển của công nghệ thông tin, con người dần đánh mất đi bản năng khám phá, sinh tồn mãnh liệt mà ông cha để lại. Hiện nay, để hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, khám phá giới hạn bản thân, nhiều người đã dành trọn niềm đam mê cho các chuyến đi phiêu lưu, mạo hiểm.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.
(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Ấm lòng ngày lũ

Ấm lòng ngày lũ
(PLVN) - Sáng sớm 12/9, sư thầy Thích Đạo Lạc trụ trì chùa Khai Nguyên (Tây Hồ, Hà Nội) đã nấu cháo mang đến Nhà Văn hóa quận Tây Hồ (Hà Nội) hỗ trợ và động viên bà con phường Yên Phụ đang tránh lũ.

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức
(PLVN) - Mùa Vu Lan mang theo những giá trị nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và sự tri ân đối với đấng sinh thành, tổ tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ý nghĩa, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về cách thể hiện lòng thành kính, sa đà vào các hủ tục mê tín như đốt vàng mã tràn lan hay "mua" phóng sinh một cách vô tội vạ.

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày
(PLVN) -  Nhắc tới Vu Lan, nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người Việt, đạo hiếu luôn đi đầu. Vì vậy vào ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.