Lạc vào không gian văn hóa tại chùa Keo tỉnh Thái Bình

Chùa Keo giống như một cầu nối giữa chốn tiên thiên bồng lai và trần thế hư ảo.
Chùa Keo giống như một cầu nối giữa chốn tiên thiên bồng lai và trần thế hư ảo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Uốn mình trong không khí trầm tĩnh, mộc mạc của những ngôi làng ở xã Duy Nhất (tỉnh Thái Bình), chùa Keo hiện lên như một nét chấm phá cổ kính mỹ lệ. Mỗi vị khách ghé thăm chốn thôn quê bình an này đều không kìm được lòng, say đắm ngắm vẻ đẹp nơi đây nhiều hơn một chút...

Kho tàng văn hóa vô giá

Chùa Keo tọa lạc ở khu vực chân đê sông Hồng, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một trong những ngôi chùa có tuổi đời cổ nhất tại Việt Nam. Ngôi chùa giống như một chứng nhân lịch sử, cầu nối giữa cõi tiên thế bồng lai và khoảng trần gian mờ ảo.

Chùa Keo, tên chữ là Thần quang tự, Nghiêm quang tự. Theo sách Quốc sư bảo lục (1898) của Đặng Xuân Bảng, Thiền sư Không Lộ, họ Dương, húy là Minh Nghiêm, người làng Giao Thủy, phủ Hải Thanh, đã xây dựng chùa năm Tân Sửu, niên hiệu Chương thánh Gia khánh thứ ba (1061) đời Lý Thánh Tông. Thiền sư sinh ngày 14 tháng 9 năm Bính Thìn, niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (1016) đời Lý Thái Tổ trong một gia đình nối đời làm nghề đánh cá. Khi khôn lớn, Không Lộ lấy nghề chài lưới làm vui. Năm 29 tuổi, ông bỏ nghề đánh cá, theo học đạo thiền. Lúc đầu, ông thụ nghiệp Noãn cư sĩ. Ông thường tụng kinh Đà la ni môn, kết lá làm áo mặc, dùng quả cây làm thức ăn, quên hết các việc phiền não của trần thế.

Năm Đinh Dậu, ông đến học Thảo Đường thiền sư, thường được thầy khen cốt cách không phải người thường, sau này tất làm pháp tự, có thể nối dõi được đạo thiền. Năm Kỷ Hợi, niên hiệu Chương thánh Gia khánh thứ nhất (1059) đời Lý Thánh Tông, Ông đến chùa Hà Trạch, cùng Giác Hải, Đạo Hạnh kết bạn. Giác Hải thường gọi sư là huynh, gọi Đạo Hạnh là trưởng huynh, rồi cùng về tu ở chùa Diên Phúc, phủ Hải Thanh. Càng chuyên tâm nghiên cứu về đạo thiền, phàm tam tàng, ngũ giới, ông đều thâm huyền. Một hôm, ông bàn với Giác Hải và Đạo Hạnh nên sang Tây Trúc cầu pháp Phật. Năm Canh Tý, niên hiệu Chương thánh Gia khánh thứ 2 (1060), đời vua Lý Thánh Tông, ông cùng Giác Hải và Đạo Hạnh sang Tây Trúc, được đức Như Lai truyền cho tâm ấn.

Chùa Keo Thái Bình lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử có giá trị lớn.
Chùa Keo Thái Bình lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử có giá trị lớn.

Sau khi dựng chùa Nghiêm Quang, pháp thuật của sư Không Lộ ngày càng cao, bay trên không, đi dưới nước, bắt rồng phải hàng, hổ phải phục, muôn nghìn kỳ quái, không ai biết đâu mà lường. Ông thường đi chơi xem phong cảnh khắp nơi, mỗi nơi đến đều là danh lam cả, tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp kinh sư.

Năm Bính Ngọ (1066) đời vua Lý Thánh Tông, ở điện Liên Mộng (tức điện Tử Cổn), vua đang ngự điện bỗng thấy trên xà nhà có tiếng hai con tắc kè kêu. Vua liền sinh bệnh, thầy thuốc chữa không khỏi. Triều đình sai đem hơn 50 người đi thuyền đến tịnh xá mời sư Không Lộ và sư Giác Hải về kinh sư chữa bệnh cho vua. Sư Không Lộ dùng ba thưng gạo nấu cơm mời quan quân ăn, mọi người đều cười nhưng rồi ăn mãi không hết. Ăn xong, mọi người xuống thuyền, trời đã gần tối. Ông nói nghỉ đến sáng rồi đi cũng chưa muộn. Gà gáy, ông gõ vào thuyền ba cái, một chốc đã đến Đông Tân (nay thuộc Hà Nội), ai cũng lấy làm kinh ngạc. Sau khi chữa khỏi bệnh cho vua, sư Không Lộ được trọng thưởng 1.000 lạng bạc, 500 khoảnh ruộng và được phong là Quốc sư.

Khi trở về chùa, sư cho đúc chuông Nghiêm Quang nặng 3.300 cân. Ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất, niên hiệu Hội phong thứ 3 (1094) đời Lý Nhân Tông, sư Không Lộ hóa, thọ 79 tuổi. Ngày 10 tháng 8 năm Ất Hợi (1095), sư Giác Hải cùng môn đồ của sư Không Lộ thu xá lỵ, lập tháp ở chùa Nghiêm Quang.

Năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hội tường Đại khánh thứ 10 (1119) đời Lý Nhân Tông, vua ban chiếu sửa chùa, quyên hộ tịch 3.000 người phụng sự hương hỏa. Tháng 3 năm Đinh Hợi, niên hiệu Chính long Bảo ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, vua ban chiếu đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang.

Qua tham khảo tài liệu và điều tra thực địa của các nhà nghiên cứu cho thấy, chùa Nghiêm Quang sau đổi là chùa Thần Quang được xây dựng vào thời Lý, tại ấp Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) ở hữu ngạn sông Hoàng (Hồng Hà). Về sau, ấp Keo phát triển chia thành hai làng: Hành Cung và Dũng Nhuệ.

Lễ hội chùa Keo được công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Lễ hội chùa Keo được công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Năm Tân Hợi (1611) xảy ra lũ lụt lớn, chùa trôi dạt mất, dân ấp Keo cũ phải dời đi hai nơi. Dân làng Hành Cung chuyển về mạn Đông Nam hữu ngạn sông Hoàng, đời Minh Mệnh (1820-1840) đổi là Hành Thiện, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Dân làng Dũng Nhuệ sang tả ngạn sông Hoàng về phía Đông Bắc, đời Tự Đức (1848-1883) đổi thành Dũng Mỹ, đời Thành Thái (1889-1907) đổi là Hành Mỹ, nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình…

Sau cuộc chuyển cư của người ấp Keo, dân Dũng Nhuệ bên tả ngạn tiến hành một cuộc vận động lớn xây dựng lại chùa Thần Quang, tức chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hiện nay. Chùa Keo là ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, phía trước thờ Phật, phía sau phụng thờ Đức thánh Dương Không Lộ. Hàng năm, dân làng mở hội chùa vào mùa xuân và mùa thu. Hội mùa thu là lễ trọng lớn nhất trong năm của làng, kỉ niệm 100 ngày mất và ngày sinh của thánh Không Lộ.

Tại xã Duy Nhất (tỉnh Thái Bình), chùa Keo được người dân coi như một “dòng sông” văn hóa, lưu giữ nhiều ký ức lịch sử của dân tộc và các nét đẹp văn hóa độc đáo. Chùa thờ tự theo kiểu “tiền Phật, hậu Thánh”, ngoài thờ Phật, còn có các gian thờ Đức Thánh tổ, Thiền sư Dương Không Lộ, một nhân vật lịch sử có công lớn đối với vương triều Lý, được vua Lý phong làm Quốc sư kiêm Đại pháp sư. Nhân dân ở nhiều vùng còn truyền tụng, thờ phụng Thiền sư về công lao đánh giặc, giết quỷ quái, là người dạy dân nghề đánh cá, trồng lúa, đúc đồng, đan lát.

Mặc dù đã được tu bổ nhiều lần trong hàng trăm năm qua, nhưng chùa Keo vẫn giữ được “hồn cốt” kiến trúc thời Hậu Lê. Theo ghi chép xưa còn ghi lại diện tích toàn khu chùa rộng khoảng 58.000m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.

Tiêu biểu nhất ở chùa Keo là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Không giống như gác chuông của chùa Keo ở Nam Định mang vẻ thanh thoát, bay bổng. Chùa Keo ở tỉnh Thái Bình, hiện lên với vẻ đài các, cầu kỳ, diễm lệ. Gác chuông cao 11m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Tổng cộng chùa Keo có ba tầng 12 mái, với kết cấu gần 100 đàn đầu voi và bộ cánh cửa chạm rồng độc đáo. Gác chuông của chùa Keo của tỉnh Thái Bình được nhiều người ca tụng là một trong những gác chuông đẹp nhất Việt Nam.

Hương án chùa Keo được công nhận bảo vật quốc gia.
Hương án chùa Keo được công nhận bảo vật quốc gia.

Một trong các điểm nổi bật là kiến trúc chùa được chạm khắc công phu, tinh xảo. Trên các mái, cửa chùa được chạm hình nghê, lân hoặc hoa văn biểu tượng “cá chép hoá rồng” còn giữ được vẻ đẹp tinh tế. Cho tới nay, chùa vẫn giữ được nhiều kiến trúc gỗ độc đáo như: Bộ cửa chạm rồng, tượng Phật... Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, chùa là một kiệt tác nghệ thuật.

Không chỉ có vẻ đẹp kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ từ thế kỷ 17 thời Hậu Lê rất giá trị. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp, nhiều khánh, văn bia cổ, hoành phi, câu đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.

Ngoài việc gìn giữ vẻ đẹp kiến trúc và các câu chuyện lịch sử, chùa Keo còn là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống độc đáo. Như Lễ hội chùa Keo là lễ hội lớn, tiêu biểu của tỉnh Thái Bình. Lễ hội truyền thống diễn ra vào trung tuần tháng 2 và tháng Chín âm lịch kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh tổ Dương Không Lộ. Đây là dịp để dân làng tri ân đức thánh có công với đất nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, ấm no, hạnh phúc, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương.

Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi thức và trò chơi dân gian đặc sắc như: phụng nghinh; bơi trải; dựng phướn; rước đèn; thánh đản, múa rối, chèo cạn; cờ tướng, cầu đu, chọi gà, làm bánh dầy…Những sinh hoạt văn hóa dân gian diễn ra trong lễ hội mang đậm nét lễ hội của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đã ăn sâu vào tiềm thức dân gian:“Dù cho cha đánh mẹ treo/Em không bỏ hội chùa Keo hôm Rằm”.

Chùa Keo đang được bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp.
Chùa Keo đang được bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp.

Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp

Từ xưa đến nay, chùa Keo ở Thái Bình luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và Nhà Nước. Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia chùa Keo (công nhận năm 1962) là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, nhân dân Thái Bình, đặc biệt vinh dự, tự hào và ý nghĩa hơn khi năm 2012 chùa Keo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2013 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là điểm du lịch quốc gia. Ðược sự quan tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của cấp ủy, chính quyền các cấp, lễ hội chùa Keo luôn phát huy tốt giá trị của di tích.

Hiện nay, chùa Keo đang là một trong những điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn bậc nhất của tỉnh Thái Bình. Mỗi năm, chỉ cần đến Lễ hội chùa Keo, khách thập phương tấp nập đến trẩy hội. Như Lễ hội chùa Keo mùa xuân năm 2024 diễn ra trong 4 ngày (từ mùng 4 – 7 tháng Giêng), ngay ngày khai hội đã thu hút hơn 40 nghìn lượt khách đến tham quan.

Để thu hút người dân đến với Lễ hội chùa Keo, tỉnh Thái Bình đã phục dựng, bổ sung nhiều trò chơi dân gian thú vị, độc đáo. Lấy ví dụ, chạy giải thổi cơm được tổ chức thường niên. Đây là cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp. Không chỉ là điểm hẹn của những thanh niên trai tráng, khéo léo trong làng Keo để làm ra mâm cơm dâng lên lễ Thánh mà hội thi này luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi hào hứng, phấn khởi của du khách thập phương, tạo tinh thần, khí thế phấn khởi, hứa hẹn một năm nhiều thuận lợi và may mắn.

Ngoài chạy giải thổi cơm, lễ hội còn có hoạt động khác như lễ khai chỉ, lễ khai mạc; màn trống hội; du thuyền hát hội; bắt vịt dưới hồ. Năm nay, phần hội được bổ sung một số hoạt động hấp dẫn như biểu diễn múa rối nước của phường rối nước Nguyên Xá (Đông Hưng) khai bút đầu xuân, liên hoan văn hóa làng, giải cờ tướng, giao lưu các câu lạc bộ chèo…

Chùa Keo không những thu hút những người lớn đến tham quan. Mà bây giờ, chùa đã trở thành điểm đến cho các em học sinh. Vào mùa hè năm nay, hàng loạt những trường học đã đưa học sinh đến trải nghiệm, khám phá nét đẹp văn hóa lịch sử tại ngôi chùa cổ kính này. Đơn cử như trường Tiểu học Đông Hoàng (Đông Hưng, Thái Bình) đã tổ chức cho hàng chục em học sinh đến tham quan chùa Keo. Theo số liệu được Ban Quản lý di tích uớc tính từ đầu năm đến hết tháng 6, chùa Keo thu hút gần 5 nghìn lượt du khách là học sinh của các nhà trường trên địa bàn tỉnh đến tham quan, trải nghiệm, góp phần tích cực thu hút, lan tỏa cho nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến với chùa Keo.

Ông Đỗ Ngọc Trung, Trưởng ban Quản lý di tích chùa Keo cho biết, hiện nay, chúng tôi đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút học sinh đến tham quan, trải nghiệm tại chùa Keo. Thứ nhất, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh chùa Keo trên các nền tảng số, mạng xã hội, nhờ đó lượng người theo dõi tăng lên rất nhanh chóng. Tới đây, chúng tôi sẽ phối hợp với ngành giáo dục, các nhà trường trong toàn tỉnh để giới thiệu, kết nối, thu hút học sinh đến tham quan di tích.

Để đáp ứng nhu cầu đến tham quan, trải nghiệm của du khách Ban quản lý di tích chùa Keo, chùa Keo đã được đầu tư tôn tạo, sửa chữa một số hạng mục xuống cấp và phòng, chống mối mọt, cháy, nổ. Ðồng thời quy hoạch mở rộng thêm khuôn viên, xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ du khách như khu bãi để xe, khu dịch vụ hàng quán, khu vệ sinh.

Các lễ hội cũng được tổ chức ngày càng khoa học, quy mô hơn; hoạt động tế lễ được duy trì đúng nghi thức truyền thống, đồng thời khôi phục thêm được nhiều hoạt động văn hóa thể thao dân gian ý nghĩa, đặc sắc. Do chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên ý thức của Phật tử, người dân trong vùng và du khách được nâng lên rõ rệt, tham gia các hoạt động sinh hoạt tâm linh, dịch vụ, lễ hội cũng nền nếp, văn minh hơn. Ðã từ lâu, Ban quản lý di tích không nhận được phản ánh của du khách về tình trạng giao thông lộn xộn, bày bán hàng quán kém chất lượng, chèo kéo, “chặt chém”. Tình trạng lợi dụng tự do tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan, chen lấn, trộm cắp mỗi dịp lễ hội hầu như không còn, tạo dấu ấn văn minh cho du khách gần xa có dịp đến với lễ hội chùa Keo…

Chùa Keo nằm ở thôn Hành Dũng Nghĩa, tên nôm là làng Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, với tổng diện tích 41.561,9m2. Chùa hiện gồm 12 tòa, 102 gian là các công trình kiến trúc chính của chùa và 4 tòa 14 gian là các công trình phụ trợ mới được tôn tạo xây dựng. Công trình kiến trúc chính của chùa Keo bao gồm: Tam quan ngoại (3 gian); Tam quan nội (3 gian); chùa Phật (3 tòa): tòa ông Hộ (7 gian), tòa ống muống (3 gian), tòa tam bảo (3 gian); đền thánh (4 tòa): tòa giá roi (5 gian), tòa thiêu hương (5 gian), tòa hậu cung (3 gian), tòa thượng điện (3 gian); gác chuông (1 gian); hành lang đông (33 gian); hành lang tây (33 gian). Chùa Keo có tổng cộng 16 tòa 116 gian

Tin cùng chuyên mục

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đọc thêm

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương
(PLVN) -  Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương, bởi đôi khi, một phút ngập ngừng cũng có thể là một cơ hội đã vụt mất. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng, trân trọng từng khoảnh khắc...

Độc lạ những đám cưới trang trí bằng rau củ quả

Trang trí lễ cưới bằng rau quả tạo nên sự độc đáo, mới lạ.
(PLVN) - Dùng cà chua, ớt chuông, súp lơ, vải thiều để trang trí đám cưới hoặc làm hoa cưới cầm tay... là những cách làm độc đáo mà nhiều cặp đôi lựa chọn áp dụng trong ngày trọng đại của mình. Vừa sáng tạo lại tiết kiệm, những đám cưới độc lạ này nhận được vô vàn lời khen từ cư dân mạng.

Khi vẻ ngoài không thể 'chữa lành' khoảng trống tâm hồn

Giá trị bền vững để giữ gìn hạnh phúc lâu dài lại không nằm ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ chính phẩm chất, lối sống, sự thấu hiểu và lòng kiên nhẫn. (Nguồn: Lovepik)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, ngoại hình dần trở thành chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá giá trị bản thân, đặc biệt đối với nhiều chị em phụ nữ, khiến họ lao vào cuộc đua làm đẹp, sửa sang nhan sắc. Tuy nhiên, cuộc săn tìm vẻ đẹp bề ngoài lại không thể lấp đầy những khoảng trống về tinh thần, không thể "chữa lành" tâm hồn bên trong cho nhiều người.

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu
(PLVN) - Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học để cống hiến lâu dài cho nhà chùa. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý
(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế
(PLVN) - Chùa Thiên Mụ (còn được gọi là Chùa Linh Mụ) không chỉ là ngôi chùa cổ kính nằm bên dòng sông Hương, mà còn là ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư
(PLVN) - Ngày 31/10 (tức 29/9 âm lịch) là ngày Vía Phật Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly), Ngài có thể giúp dân chúng tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn.

Những ‘tuyệt chiêu” giúp chị em phụ nữ trở nên thần thái, sang trọng

Các nữ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Pháp luật Việt Nam tham gia khóa học về thần thái, phong cách thanh lịch.
(PLVN) - Phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp là một lợi thế nhưng phụ nữ có thần thái thì thực sự được nhiều người ngưỡng mộ. Những người phụ nữ này không chỉ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng lôi cuốn, thu hút ánh nhìn từ mọi người mà còn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề trên con đường thành công trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để trở thành một người phụ nữ thần thái và sang trọng?

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp
Mặc dù đạo Phật không đưa ra các tiêu chí hướng dẫn cụ thể nào cho đạo đức kinh doanh, nhưng các nguyên tắc đạo đức cơ bản, có thể được điều chỉnh để tạo ra khuôn vàng thước ngọc cho hành vi đạo đức trong thế giới kinh doanh.

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.

longformNhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

Nhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời
(PLVN) -  Đi lên từ nghèo khó nhưng với quyết tâm lập chí “biến không thành có để giúp đời, giúp người”, Thượng tọa Lý Hùng đã truyền tải, lan tỏa nhiều giá trị “tốt đời, đẹp đạo” đến cộng đồng. Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì hòa bình hữu nghị”, “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”… và trên hết là tấm lòng tha thiết “vì Nhân dân”, “vì đồng bào dân tộc”.