Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc: Đã hình thành tại 33/63 tỉnh, thành

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Sau gần 3 năm triển khai, Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch” đã đạt nhiều kết quả theo yêu cầu. Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai mở rộng kết quả của Dự án ra toàn quốc cũng như mở rộng triển khai đến các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài đang gặp khó khăn do hạn chế về kinh phí.

Nếu từ ngày 01/01/2016 đến tháng 9/2016 việc thí điểm áp dụng Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử và cấp Số định danh cá nhân chỉ thực hiện tại TP Hà Nội và 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Dự án; áp dụng đầy đủ Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch là TP Hồ Chí Minh (trong phạm vi quận 1) thì từ tháng 9/2016 đến nay đã mở rộng phạm vi, triển khai chính thức Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (trong đó có Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử và cấp Số định danh cá nhân) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc diện được lựa chọn triển khai thí điểm và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu triển khai.

Đến ngày 31/10/2018, Bộ Tư pháp đã hỗ trợ đào tạo, triển khai Hệ thống cho 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ Tư pháp tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 13/3/2017 về việc tăng cường phối hợp triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tính đến 31/10/2018, trên toàn Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch đã ghi nhận: 9.662 lượt công chức tư pháp hộ tịch tại 5.836 UBND cấp xã, 383 Phòng Tư pháp cấp huyện và 33 Sở Tư pháp cấp tỉnh tham gia tác nghiệp hàng ngày trên Hệ thống. Đây là hệ thống phần mềm có số lượng đơn vị và số người dùng tham gia sử dụng lớn nhất được Bộ Tư pháp triển khai từ trước đến nay;

Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc đã dần được hình thành tại 33/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với dữ liệu điện tử của 2.696.893 trường hợp đăng ký khai sinh, trong đó có 1.539.336 trẻ em là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi (tính đến thời điểm cập nhật dữ liệu vào phần mềm) đăng ký khai sinh mới, có ngày đăng ký từ 01/01/2016, được cấp Số định danh cá nhân; 476.898 hồ sơ đăng ký kết hôn; 940.968 trường hợp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 368.794 trường hợp đăng ký khai tử; 1.932 trường hợp đăng ký giám hộ; 14.507 trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con; 1.654 trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi; 35.605 trường hợp đăng ký cải chính, thay đổi, bổ sung hộ tịch; 830 trường hợp đăng ký xác định lại dân tộc; 16 trường hợp xác định lại giới tính và hơn 9 triệu công dân đã được thu thập, thiết lập thông tin cơ bản về nhân thân, mối quan hệ công dân trên toàn Hệ thống.

Trong quá trình triển khai, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố và các Cơ quan có liên quan để đảm bảo Hệ thống luôn hoạt động ổn định và thông suốt.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tư pháp Dự án Thí điểm mới đáp ứng nhiệm vụ ban đầu của Hệ thống thông tin để giải quyết các vấn đề về đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn, thi hành có liên quan (hỗ trợ giải quyết các sự kiện hộ tịch phát sinh từ ngày 01/01/2016) mà chưa có giải pháp để cập nhật, lưu trữ và khai thác các dữ liệu đăng ký hộ tịch phát sinh từ trước thời điểm Luật Hộ tịch có hiệu lực; Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch cũng mới đáp ứng được các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trong nước; Nguồn lực triển khai thực hiện chưa đáp ứng được nhu cầu và tiến độ.

Bên cạnh đó, do chưa có kinh phí đầu tư đủ để thiết lập cơ sở hạ tầng đáp ứng việc triển khai Hệ thống một cách đồng bộ trên phạm vi toàn quốc do số lượng đơn vị tham gia sử dụng Hệ thống trên thực tế là lớn, do đó Trung tâm Dữ liệu điện tử của Bộ Tư pháp khó có thể đáp ứng yêu cầu triển khai nếu không được đầu tư, nâng cấp.

Trong bối cảnh hiện nay khi Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, việc bố trí kinh phí đảm bảo triển khai và triển khai mở rộng các kết quả của Dự án ra toàn quốc cũng như mở rộng triển khai đến các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài là rất khó khăn. Do đó, cần ưu tiên bố trí ngân sách hàng năm cho việc nâng cấp Trung tâm Dữ liệu điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Tư pháp; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp lý, kỹ thuật, đặc biệt là trong việc kết nối chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin điện tử, bảo đảm thống nhất, hiệu quả, tránh việc dàn trải về nguồn lực.   

Đọc thêm

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.