Có nên bỏ quy định “sở hữu toàn dân”?

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng các Thứ trưởng chủ trì nghe báo cáo rà soát Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng các Thứ trưởng chủ trì nghe báo cáo rà soát Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
(PLO) - Chúng ta đang nhầm lẫn giữa chế độ sở hữu và hình thức sở hữu? Có nên bỏ quy định về sở hữu toàn dân trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)… là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm thảo luận tại cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng các Thứ trưởng chủ trì để nghe báo cáo rà soát Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được tổ chức ngày hôm qua (26/2). 
Không thể trái Hiến pháp? 
Ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp cho biết, Bộ luật Dân sự (BLDS) hiện hành quy định 6 hình thức sở hữu, gồm: Sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Sau rất nhiều cuộc rà soát, Dự thảo Bộ luật quy định ba hình thức sở hữu, gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung. 
Cũng theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự kinh tế, vấn đề này hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất nhất trí với quy định của Dự thảo Bộ luật vì Điều 53 Hiến pháp đã quy định về sở hữu toàn dân và BLDS cần ghi nhận hình thức sở hữu toàn dân để phù hợp với Hiến pháp. Ý kiến này cũng cho rằng đối tượng của sở hữu toàn dân là những tài sản có giá trị lớn, là tư liệu sản xuất chủ yếu của đất nước, do đó sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu rất quan trọng cả về mặt kinh tế và chính trị. 
Vì vậy, sở hữu toàn dân cần được coi là một hình thức sở hữu độc lập. Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cũng cho rằng cơ chế thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân có nhiều điểm đặc thù so với các hình thức sở hữu khác do chỉ có Nhà nước mới có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân và có chế độ pháp lý riêng cho Nhà nước thực hiện quyền này, do vậy cần quy định hình thức sở hữu toàn dân trong BLDS. 
Ông Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý cho biết, “sở hữu toàn dân” là câu chuyện đặc thù của Việt Nam nên có học tập kinh nghiệm của quốc tế cũng rất khó. Tuy nhiên, nếu nói sở hữu toàn dân gây ra sự mù mờ về chủ sở hữu là không đúng vì trên thực tế có một số quyền không thể thực hiện đồng nhất với quyền sở hữu nhà nước được như quyền hưởng lợi từ tài sản thuộc sở hữu toàn dân, quyền kiểm tra giám sát đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân... 
Ông Cương khẳng định, trong trường hợp Nhà nước được ủy quyền để thực hiện quyền sở hữu toàn dân thì không bao giờ quyền của người được ủy quyền lại rộng hơn và trùng khớp với quyền của người chủ sở hữu. Do đó, quy định về sở hữu toàn dân vẫn cần được giữ. 
Chúng ta đang nhầm lẫn!
Là người theo quan điểm cho rằng cần bỏ quy định “sở hữu toàn dân”, ông Nguyễn Xuân Thu, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp khẳng định: “Về hình thức sở hữu, có vấn đề là chúng ta đang nhầm lẫn giữa chế độ sở hữu và hình thức sở hữu”. 
Theo đó, sở hữu toàn dân được quy định trong Hiến pháp (Điều 53) nên được hiểu là chế độ sở hữu. Trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, cần xác định chủ thể là ai, cá nhân hay tổ chức nào có quyền và có nghĩa vụ dân sự. Trong sở hữu toàn dân thì không tồn tại chủ thể là toàn dân mà chỉ Nhà nước mới có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản công (với tư cách đại diện toàn dân). Do đó, nên hiểu sở hữu toàn dân là chế độ sở hữu, còn hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp cho rằng: “Nếu chúng ta vẫn đặt vấn đề sở hữu toàn dân, tôi e rằng rất khó”. Theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, quy định về sở hữu toàn dân ở một góc độ nào đó sẽ giúp luật không trái với Hiến pháp nhưng thực tế không có một cái gọi là sở hữu toàn dân với tư cách là người đại diện chủ sở hữu mà chỉ có sở hữu riêng, sở hữu chung và sở hữu nhà nước. 
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp thì mạnh dạn đề nghị bỏ hẳn khái niệm “sở hữu toàn dân” ra khỏi Dự thảo BLDS (sửa đổi) vì đó là một quy định “an toàn cho người xây dựng luật nhưng lại vô nghĩa cho xã hội”. 
Theo báo cáo rà soát bước đầu quá trình góp ý Dự thảo BLDS (sửa đổi) của Bộ Tư pháp, tuy có rất ít ý kiến góp ý cho các quy định về hình thức sở hữu nhưng đây lại là một nội dung rất quan trọng tại Dự thảo BLDS (sửa đổi) và các ý kiến góp ý cũng chưa thống nhất được quan điểm về vấn đề này. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn Thanh Niên Bộ Tư Pháp thăm và tri ân gia đình nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm

Đoàn Thanh Niên Bộ Tư Pháp thăm và tri ân gia đình nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm
(PLVN) -Chiều ngày 24/7/2024, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã đến thăm gia đình liệt sỹ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, tọa lạc trên phố Đội Cấn. Chuyến đi không chỉ nhằm tri ân và tưởng nhớ người nữ anh hùng của dân tộc, mà còn là dịp để các đoàn viên trẻ thấm nhuần những bài học quý báu từ cuộc đời và sự nghiệp của chị.

Đoàn Bộ Tư pháp viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.
(PLVN) - Sáng 25/7/2024, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Đoàn Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.

Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác pháp luật và tư pháp, hợp tác đào tạo luật với các đối tác Hoa Kỳ

Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác pháp luật và tư pháp, hợp tác đào tạo luật với các đối tác Hoa Kỳ
(PLVN) -Tiếp theo chương trình làm việc tại Cu-ba, trong các ngày làm việc từ 22-24/7/2024, đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc với một số cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ. Tại các buổi làm việc, đại diện các cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ đã gửi lời chia buồn sâu sắc về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sáng ngày 24/7/2024, Đoàn cũng đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ghi sổ tang tại Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp quốc.

Bộ Tư pháp gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Bộ Tư pháp gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 24/7, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt tri ân đối với các đồng chí công chức, viên chức là thương binh, con liệt sỹ, con thương bệnh binh nặng hạng 1, hạng 2 các đơn vị thuộc Bộ.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật thăm, tặng quà thương binh, liệt sỹ tại xã Đặng Xá

Đoàn công tác thăm và tặng quà thương binh, liệt sỹ tại xã Đặng Xá.
(PLVN) - Nhân dịp 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), chiều 23/7/2024 vừa qua, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tập đoàn Tâm Sen và Ủy ban nhân dân xã Đặng Xá tổ chức thăm và tặng quà 8 thương binh, gia đình liệt sỹ trên địa bàn xã Đặng Xá (Gia Lâm, TP Hà Nội).

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Thứ trưởng Mai Lương Khôi giới thiệu các điểm mới của Luật sửa đổi bổ sung. (Ảnh Nghĩa Đức)
(PLVN) - Để đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, đồng thời, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản.

Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế

Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế
(PLVN) -Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan chức năng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án thành lập mới, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế trực thuộc.

Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 22/7, tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo yêu cầu của Nghị quyết số 66 /NQ-CP”.

Đội ngũ Luật sư Hà Tĩnh ngày càng giỏi chuyên môn và nhiệt huyết với hoạt động xã hội

Các luật sư bầu Ban chủ nhiệm. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 19/7, Đoàn luật sư Hà Tĩnh long trọng tổ chức Đại hội toàn thể luật sư lần thứ 10, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong nhiệm kỳ mới.

Hải Phòng: Tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho viên chức, người lao động, sinh viên nhà trường

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác PBGDPL tại trường Đại học Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 19/7, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do ông Nguyễn Văn Phúc – Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn khảo sát, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP và Nghị định số 143/2013/NĐ-CP tại trường Đại học Hải Phòng.