Có một lối đi “cúi xuống thật gần”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Chào bạn, tớ tên là Nguyễn Hải Anh, năm nay tớ 7 tuổi. Tớ ở Bắc Ninh. Mẹ tớ nói, bạn không có điện thoại để học Zoom, nên tớ và mẹ gửi tặng bạn chiếc điện thoại này. Mong bạn học thật tốt!”… Một bạn nhỏ ở Bắc Ninh, khi biết đến chương trình quyên góp thiết bị học tập cho các bạn học sinh khó khăn, đã cùng mẹ gửi tặng một bộ đầy đủ gồm điện thoại mới, sim, thẻ điện thoại,...
Món quà dễ thương của Hải Anh và mẹ (ở Bắc Ninh) được chuyển tới bé Tùng Linh (Hà Nội).

Món quà dễ thương của Hải Anh và mẹ (ở Bắc Ninh) được chuyển tới bé Tùng Linh (Hà Nội).

Chuyện ở bãi giữa sông Hồng

“Mẹ ơi thế là con được học online giống các bạn rồi hả mẹ? Thế là con cũng học Zoom hả mẹ?” - bé Tùng Linh và Hiếu Nghĩa reo lên, mừng rỡ khi nhận được chiếc điện thoại có thể vào mạng học trực tuyến.

Người may mắn được nhận món quà là bé Bùi Tùng Linh, học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Nghĩa Dũng (Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội). Để tỏ lòng cảm kích, cậu bé cũng cẩn thận hồi âm bằng lá thư được viết nắn nót bằng mực tím: “Anh sẽ cố gắng học thật tốt, anh sẽ giữ gìn chiếc điện thoại em tặng cho anh”.

Buổi sáng mùa thu, ngôi nhà bồng bềnh nằm trên mép sông Hồng vang lên tiếng trả lời bài học. Hôm nay, Tùng Linh (lớp 4) và em trai Hiếu Nghĩa (lớp 3) đều học Toán, Tiếng Việt cùng hai môn Thể dục và Âm nhạc.

Gọi là “bồng bềnh” vì nơi hai anh em đang sinh sống là ngôi nhà nổi dưới chân cầu Long Biên. Ngôi nhà được chắp vá từ những tấm cót tre, gia cố bằng bạt nhựa bọc xung quanh để chống mưa, gió. “Móng” là những thùng phuy rỗng được kết lại nhằm duy trì trạng thái nổi cho căn nhà. Xóm phao này vốn là nơi tập trung của hàng chục hộ gia đình nghèo đến từ các tỉnh, thành tới Hà Nội để mưu sinh nhưng thu nhập quá thấp không đủ tiền để thuê nhà trên mặt đất.

Vừa hết giãn cách, chị Thu Trang - mẹ của hai anh em quay lại với công việc tạp vụ tại các tiệm spa nhỏ, song buổi đi, buổi nghỉ. Chồng chị bị tật ở chân, không thể làm việc nặng mà cũng chưa thể mở lại quán nước nên cứ đến giờ học của hai con, anh phải bế cậu út ra ngoài chơi để không làm ồn.

Cả nhà sống lênh đênh trên sông, nguồn điện ít ỏi của gia đình đến từ hai tấm pin năng lượng mặt trời nhỏ trên mái, sạc cả ngày mới đủ tích trữ đủ cho buổi đêm. Cực nhọc và nguy hiểm nhất vẫn là vào mùa mưa bão, gió to nước lớn. Nhiều hôm mất điện, cả nhà lại ôm nhau trong căn nhà tạm tối thui, nghe tiếng nước vỗ vào mạn thuyền... Ngồi nhìn các con hồn nhiên nô đùa, chị Trang bảo chỉ mong hết dịch để hai vợ chồng có thể đi làm, kiếm thu nhập chu cấp cho các con ăn học.

Bé Gia Huy sống trong nhà nổi trên sông, nhận được thiết bị thông minh phục vụ việc học trực tuyến.

Bé Gia Huy sống trong nhà nổi trên sông, nhận được thiết bị thông minh phục vụ việc học trực tuyến.

Bé Huy (sinh năm 2012) đang học lớp bốn. Gia đình Huy sống trong một căn nhà nổi xóm phao trên sông Hồng. Gia đình em có 4 thành viên: bố, mẹ, Huy và em gái 4 tuổi. Cả nhà sống dựa vào công việc bán hàng buổi sáng với thu nhập trung bình 4.000.000VNĐ/tháng của mẹ và hàng nước của bà ngoại.

Đại dịch Covid ập tới, thành phố giãn cách, cả mẹ và bà Huy đều mất việc, thu nhập trở về con số 0. Vay mượn tiền ở đâu để tiếp tục cho Huy đi học là một câu hỏi thường trực vào đầu năm học. Em gái Huy, do di chứng của căn bệnh viêm màng não nên rất ốm yếu, cứ vài tháng lại vào viện một lần. Nỗi lo cơm áo gạo tiền càng trở nên nặng nề. Căn nhà phao của gia đình Huy cũng hư hỏng hoàn toàn, gia đình phải đi thuê nhà ở chỗ khác, lại thêm một mối lo.

Cuối kỳ II năm lớp Ba, Huy đã bập bõm học được những buổi ngắt quãng, vì không phải lúc nào bố mẹ Huy cũng mượn được điện thoại để nhận được thông báo của thầy cô. Năm học mới với cách học trực tuyến đã bắt đầu, ước mong của Huy chỉ là được lên lớp đều đặn hơn. Em không muốn lực học cứ kém dần, rồi có thể sẽ không được lên lớp nữa.

“Sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì”

Tương tự như Huy, Ngân là một cô học sinh lớp 8 nhỏ nhắn, dễ thương hiện đang sống cùng bà nội tại thành phố Hải Phòng. Bà nội em ngoài chăm lo cho cô cháu gái vẫn đang tuổi ăn, tuổi học, căn nhà cũ kỹ của bà còn là nơi che chở cho hai người lớn nhưng ốm đau đã lâu và mất khả năng lao động: bác của Ngân - bị liệt nằm tại chỗ và anh họ của Ngân năm nay 23 tuổi bị chấn thương cột sống không thể làm việc nặng. Sống cùng nhà còn có người bác gái, con của bác và cháu ngoại cũng đang độ tuổi đến trường như em.

Dịch COVID-19 đến, người bác gái và người chị họ đều bị mất việc nên cũng không còn chút thu nhập nào. Gần như mọi chi phí sinh hoạt của gia đình đều dựa vào người bà đã lớn tuổi với công việc mò cua bắt ốc từ sáng đến tối. Ngân từng viết trong lá thư kể về ước mơ của mình rằng em mong ước có một chiếc máy tính, bởi “nó sẽ giúp em biết được bao điều tò mò bấy lâu nay, nó giúp em trò chuyện với các bạn qua ứng dụng và còn giúp em tìm được công việc tốt để phụ giúp, đỡ đần gia đình”. Và điều ước của em đã thành hiện thực…

“Sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì”, nhưng hai chị em Trúc và Dâu mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải nương tựa vào người bà nay đã ngoài 70 tuổi. Chúng tôi gặp ba bà cháu khi Trúc lên bảy, còn Dâu mới được 20 tháng tuổi. Ở tuổi ấy, đáng nhẽ Trúc sẽ học lớp 2 như bao bạn bè đồng trang lứa, nhưng vì không có giấy khai sinh nên em chỉ quanh quẩn ở nhà hoặc cùng bà rong ruổi trên khắp các con đường bươn chải mưu sinh.

Hai chị em Trúc, Dâu.

Hai chị em Trúc, Dâu.

Bé Nguyễn Thị Trúc sinh năm 2014. Mẹ chẳng may mất sớm khi Trúc mới lên ba. Đến tháng 9/2021, người bố cũng đột ngột qua đời để lại Trúc và Dâu, em gái cùng cha khác mẹ cho bà nội là Lê Thị Ngoan. Một già, hai trẻ - một đứa vừa lên bảy, một đứa chưa lên hai nương tựa vào nhau và trông đợi vào gánh ve chai của người bà. Ba bà cháu không nhà, không cửa, sống lang thang trên đường phố, ai có gì cho nấy. Người bà không có trợ cấp xã hội, còn Trúc từ khi sinh ra đã không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Điều này cũng khiến việc học hành của em bị lỡ dở.

Chương trình Trẻ em và Thanh niên (SCDI) gặp Trúc, Dâu và bà giữa cơn bão đại dịch. Không lâu sau thì bố của Trúc qua đời, mẹ ruột của Dâu cũng phải đi thụ án, chỉ còn ba bà cháu bơ vơ. Dịch bệnh khiến ve chai của bà không bán được, ba bà cháu không còn miếng ăn.

Từ tháng 7/2021, dự án “Cắt đứt vòng xoáy” của SCDI hỗ trợ gói dinh dưỡng trong hai tháng trị giá 1.000.000 đồng cho hai chị em và thẻ bảo hiểm y tế cho bà. Ba bà cháu cũng được SCDI hỗ trợ thuê nhà trước mắt cho sáu tháng, vừa để đảm bảo an toàn, vừa để bà có thể đăng ký tạm trú làm căn cứ để SCDI trao đổi với nhà trường giúp Trúc có thể đi học sớm nhất.

Việc làm giấy khai sinh cho Trúc gặp muôn vàn khó khăn do thiếu nhiều loại giấy tờ và cha mẹ em cũng đã qua đời. Nhưng để em không lãng phí thêm một năm học nữa, SCDI đề xuất với nhà trường phương án cho Trúc đăng ký đi học với điều kiện gia đình tạm nợ giấy khai sinh (gia đình cam kết sẽ bổ sung vào tháng 3/2022), thay thế bằng giấy tạm trú của bà và đơn trình bày nguyện vọng.

Cô giáo sửa soạn cho Trúc và dẫn em vào lớp giới thiệu với các bạn.

Cô giáo sửa soạn cho Trúc và dẫn em vào lớp giới thiệu với các bạn.

Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Bạch Đằng đã hết sức tạo điều kiện để Trúc được vào học lớp 1 ngay năm học 2021-2022. Còn nhớ, 28/9 là ngày đầu tiên đến trường của bé Trúc. Bộ đồng phục em mang vừa vặn, bà nội tết tóc cho em còn buộc thêm chiếc nơ màu hồng thật xinh xắn. Tận tay cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Mai - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bạch Đằng dẫn Trúc tới nhận lớp và giới thiệu em với các bạn học…

Chị Vũ Ngọc Hoa, thành viên SCDI chia sẻ: “Không chỉ Trúc mà Dâu cũng không có giấy tờ tùy thân. Hỗ trợ cho Trúc được đi học nhưng nhóm hiểu rằng quan trọng và lâu dài nhất là làm được giấy tờ cho em. Được định danh sẽ giúp cuộc sống này bớt khó nhọc với Trúc và Dâu, để các em được học hành, được khám chữa bệnh, được hưởng mọi quyền của một công dân. Chặng đường để làm tấm giấy khai sinh cho Trúc và Dâu sẽ còn nhiều thách thức. Ba bà cháu cũng cần tiếp tục được hỗ trợ về chỗ ở, dinh dưỡng và y tế vì bà tuổi cũng đã cao, hai bé còn quá nhỏ, chưa có nguồn chăm sóc về lâu, về dài,...

Gian nan chồng chất nhưng chỉ cần nghĩ đến nụ cười hồn nhiên của Trúc ngày đầu được đi học với sự chung tay của nhà trường và chính quyền sở tại, chúng tôi biết mình không đơn độc trên chặng đường này. SCDI sẽ đồng hành cùng Trúc và gia đình em trên chặng đường tới một tương lai tươi sáng và hạnh phúc hơn”...

“Cắt đứt vòng xoáy” hỗ trợ 200 trẻ em trong đại dịch

SCDI được thành lập vào năm 2015 với mục tiêu hỗ trợ và tăng khả năng thích ứng của trẻ em thuộc các nhóm dễ bị tổn thương. Hoạt động của chương trình tập trung vào các trọng tâm: Học tập, Sức khỏe sinh sản - tình dục, Giảm hại sử dụng ma túy, Chăm sóc sức khỏe tâm thần. Dự án “Cắt đứt vòng xoáy” do chương trình thực hiện từ năm 2020 với sự tài trợ của Ngân hàng Quốc tế HSBC tập trung đến nhóm các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. “Cắt đứt vòng xoáy” đang hỗ trợ 200 trẻ em tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bến Tre tháo gỡ các rào cản về tài chính, xã hội và hành chính để những trẻ em này không bị gián đoạn việc học do dịch bệnh.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.