Cô giáo khuyết tật dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò nghèo xứ Quảng

Cô giáo Lê Thị Hồng Yến.
Cô giáo Lê Thị Hồng Yến.
(PLVN) - Trong lớp học của mình, cô giáo Lê Thị Hồng Yến (SN 1984, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) ngồi trên chiếc xe lăn, dáng người thấp nên lọt thỏm giữa các học trò. Ít ai biết rằng, để có thể hàng ngày dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò nghèo như hôm nay, chị đã trải qua không ít nỗi đắng cay.

Cô giáo vượt lên số phận 

Hôm ấy, lớp học tiếng Anh của cô giáo khuyết tật Lê Thị Hồng Yến trên đường Nguyễn Công Phương (phường Nghĩa Lộ) vẫn đông như mọi ngày. Chị ngồi trên chiếc xe lăn, cánh tay trái còn cử động được đưa lên đưa xuống để phụ họa cho bài giảng như một diễn giả đứng trước công chúng.

Chị kể, ngày trước ước mơ của chị là làm những việc liên quan đến vẽ. Thế nhưng, nghề lại chọn người nên chị thành cô giáo. “Người ta thường nhìn vào kết quả chứ ít ai nhìn vào quá trình. Ai cũng khen tôi nhưng tôi nghĩ ai cũng được làm những việc mình muốn nếu cố gắng”, chị Yến khiêm tốn cho biết.

Mùa hè năm 1985, khi chị Yến vừa tròn 14 tháng tuổi, gia đình nhận được hung tin từ bác sĩ cho biết, chị sẽ vĩnh viễn không đi đứng và không tự cầm được bất kỳ vật gì. Bởi chị đã bị liệt tứ chi sau một ca sốt thập tử nhất sinh. May thay, thời gian sau đó, chị tự vận động, cố nhích cánh tay của mình, rồi tay trái cũng cầm nắm được. 

Lên 6 tuổi, ngồi trước cửa nhìn các bạn cùng lứa đến trường, chị Yến cất tiếng nói với ba mẹ: “Má ơi, con muốn đi học”. Nghe con nói rồi nhìn đôi chân, đôi tay con bé xíu, bà Trần Thị Hồng Cúc (SN 1954, mẹ của chị Yến) nửa mừng nửa tủi. Bà lo lắng con có thể bị đánh gục bởi bất kỳ suy nghĩ non nớt nào khi vấp phải lời chọc ghẹo của bạn bè. Nhưng làm sao một mong ước bình thường đến vậy lại có thể chối từ.

Từ đó đến suốt 12 năm sau, ông Lê Cao Trung (SN 1953, cha của chị Yến) miệt mài đưa con đến lớp, bất kể ngày mưa nắng. Gắn chặt vào lưng cha trên đường đi học, nhiều lần chị ghé vào tai cha thủ thỉ: “Ba ơi! Ba phải luôn khỏe nhé, vì ba là đôi chân của con”. 

Khi học lớp 10, chị Yến được một người bạn của mẹ tặng cuốn sách “Tôi không bất hạnh” của Hirotada Ototake. Tác giả cuốn sách là một chàng trai bị bại liệt tứ chi bẩm sinh nhưng vẫn trở thành một thầy giáo tiểu học ở Toyko và một nhà văn viết tự truyện danh tiếng ở Nhật Bản.

Lớp học tiếng Anh của cô giáo Yến.
Lớp học tiếng Anh của cô giáo Yến. 

Số phận của thầy giáo Hirotada Ototake và cái cách anh đương đầu với nó để vươn lên trở thành một biểu tượng vượt khó đã truyền cho chị nguồn cảm hứng và động lực lớn lao. Chị không thể ngờ Hirotada Ototake vẫn sống với một cuộc đời trong xanh của mình đến như vậy. 

“Tôi sẽ làm những việc tôi có thể, sống cuộc đời mà số phận đã cho, không trách móc hay chờ đợi sự thương xót của cộng đồng”, chị Yến kể về điều rút ra cho mình sau khi đọc quyển sách của thầy giáo Hirotada Ototake.

Như một sự bù đắp của tạo hóa, chị Yến có đôi bàn tay tài hoa, từ nhỏ đã say mê những nét vẽ, sắc màu. Năm học lớp 12, cha mẹ chị buồn lo khi nghĩ rồi đây bạn bè sẽ như chim bay đi, mỗi người một hướng đi tìm tương lai, còn con mình không biết sẽ thế nào. 

Nhưng rồi, chị cũng thổ lộ rằng mình muốn làm nhà thiết kế thời trang. Vậy là hành trình đưa con đến trường của người cha lại thêm một đoạn đường nữa. Một tuần 2 buổi, chị được cha đưa đến nhà thầy Nguyễn Hữu Quang - một thầy giáo cũ của chị để luyện vẽ.

Tốt nghiệp THPT, chị Yến chọn một trường cao đẳng mỹ thuật để theo đuổi ước mơ. Nhưng vì trường ở tỉnh xa, chị lại không thể sống một mình nên dự định ấy đành gác lại. Chị tiếp tục thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi với số điểm gần thủ khoa nhưng một lần nữa cánh cửa giảng đường khép lại, bởi trường không tiếp nhận sinh viên khuyết tật vào ngành sư phạm. 

“Gần 10 năm trôi qua, đó khoảng thời gian dài tôi đã sống rất mờ nhạt”, chị Yến nhớ lại.

Sau những gì con mình vừa trải qua, vợ chồng bà Cúc liệt kê vài khóa học tin học, tiếng Anh rồi cho con tham gia học, phần lớn chỉ để con khuây khỏa. Không ngờ rằng những vốn liếng trau dồi tiếng Anh trong thời gian này đã có dịp hữu ích khi một người họ hàng nhờ chị dạy kèm cho con. 

Cũng từ cơ duyên đó, may mắn đến với chị khi năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy chế mới tạo điều kiện cho thí sinh khuyết tật vào đại học. Nhờ đó, chị được tuyển thẳng vào Trường Đại học Phạm Văn Đồng (tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi) để học ngành tiếng Anh mà chị yêu thích. 

Lúc này, người cha lại tiếp tục làm đôi chân cho con mỗi ngày đến lớp. Hình ảnh người cha già cõng cô con gái lớn lên tầng 3, 4 của một trường đại học, rồi từ tốn đặt con xuống ghế, khiến ai thấy cũng rưng rưng.

Lớp học đặc biệt

Tháng 6/2015, chị Yến được mặc trang phục cử nhân sau nhiều năm lận đận. Nhận bằng, chị bắt đầu thực hiện ước mơ làm cô giáo của mình. Nhiều trường hợp học sinh nghèo, cha mẹ không có tiền cho học, chị nhờ người thân vận động để họ đưa con đến học miễn phí. Những trường hợp gia đình có điều khiện, chị cũng chỉ lấy học phí khiêm tốn, đủ chi phí sinh hoạt hàng tháng cho bản thân. 

Do phương pháp giảng dạy đơn giản, dễ hiểu, các học trò tiếp thu rất nhanh nên tiếng lành đồn xa, lớp học của chị Yến ngày càng có đông học sinh tìm đến học. Đến nay, ít ai dám nghĩ, một người mà đến việc di chuyển cũng phụ thuộc vào chiếc xe lăn như chị lại quản nổi nhiều lớp học tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 9 với hơn 120 học sinh. 

Thử hình dung một cô gái chỉ có tay trái, phần ngực trái và cái đầu còn khỏe mạnh, ngày ngày truyền đạt kiến thức cho học trò, mới thấy sự vươn lên mạnh mẽ qua con dốc cuộc đời của chị.

Khi đến lớp học của chị Yến, học sinh được nghe những câu chuyện về nghị lực sống của nhiều người trên thế giới đã vượt qua bạo bệnh, khiếm khuyết để sống không chỉ cho riêng mình mà còn giúp ích cho xã hội. Tất cả được chị kể bằng tiếng Anh, chính điều này đã giúp học trò càng yêu thích lớp học.

Với thân hình nhỏ bé lọt thỏm trên chiếc xe lăn, để có thể quản lớp học đông đúc đang tuổi nghịch ngợm, bên cạnh việc truyền tải kiến thức thì chị Yến còn gửi vào bài giảng những tình cảm yêu thương như của người chị dành cho các em, để từ đó các em càng trở nên chăm ngoan học giỏi hơn.

“Tôi truyền cho các em những suy nghĩ đúng với từng lứa tuổi. Đó là sự chăm ngoan, chơi đúng chỗ và biết tôn trọng những người bên cạnh. Có nhiều em cũng rất nghịch ngợm nhưng sau buổi nói chuyện thì vào lớp đã biết chào cô, chào các bạn và rất ngoan”, chị tâm sự.

Dù rất bận rộn với công việc “gieo chữ” nhưng chị Yến vẫn ấp ủ ước mơ trở thành một người viết truyện trong tương lai không xa. Chị cho hay, thầy giáo Hirotada Ototake khi viết cuốn tự truyện của mình có lẽ chưa hình dung cách nó chạm vào trái tim một người khuyết tật như chị. Đó là vẻ đẹp bất toàn đã truyền lửa cho chị. Chị hy vọng sẽ còn sức lực và trí tuệ để thực hiện ước mơ tiếp theo của mình.

Chào từ biệt, hình ảnh những cô cậu học trò với nét mặt thơ ngây vẫn cố gắng đọc chuẩn những âm từ tiếng Anh, rồi chăm chú nghe giảng và hình ảnh một người cô giáo khuyết tật đầy tâm huyết với lớp học cứ đeo đuổi chúng tôi trong suốt quãng đường trở về. Dọc hành trình, chúng tôi vẫn luôn vững niềm tin rằng yêu thương vẫn luôn đong đầy trong cuộc sống quanh ta. 

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.