Cô gái đáng thương ngủ nằm là... chết

Căn bệnh quái ác khiến chỉ cần ngủ nằm một lát, chị Hòa có thể mất mạng.

​
Căn bệnh quái ác khiến chỉ cần ngủ nằm một lát, chị Hòa có thể mất mạng. ​
(PLO) - Hơn 10 năm nay chị Trương Thị Hòa (27 tuổi, ngụ thôn Tiền, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) chưa một đêm nào có được giấc ngủ trọn vẹn. Mỗi lúc ngả lưng đều khiến chị khó thở, ngột ngạt, đau đớn. Không thể nằm ngủ như người bình thường, chị đành ngủ trong tư thế ngồi để giảm bớt cơn đau.

Căn nhà cấp bốn tuềnh toàng đơn sơ của gia đình chị Hòa nằm ở gần cuối con hẻm nhỏ dẫn vào thôn Tiền, lọt thỏm giữa những căn nhà hai tầng kiên cố khang trang. Lúc chúng tôi tìm đến, chị Hòa vừa được người thân đưa từ bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) trở về. 

Cô gái ngồi thẫn thờ trên giường, tựa lưng vào tấm chăn bông được cuộn tròn đặt sẵn ở sau lưng. Dáng vẻ mệt mỏi, chốc chốc gương mặt chị như “biến dạng” nhăn nhúm bởi những cơn đau. Thế nhưng trong cuộc trò chuyện, chưa một lần chị than thở về số phận bất hạnh. 

Giành giật sự sống

Bà Phạm Thị Ngọc (60 tuổi, mẹ chị Hòa) hồi ức, Hòa là con gái thứ tư trong số bảy người con. Khi sinh ra Hòa cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Đến năm 2003, lúc Hòa học lớp Tám (14 tuổi) thì phần bụng bất ngờ bị phù trướng không rõ nguyên nhân. Chỉ một thời gian ngắn sau, tất cả những bộ phận khác trên cơ thể cũng phình to, kèm theo đó là những cơn đau nhức, khó thở. 

Đưa con đến bệnh viện Dinh Mười (nay là bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh) bà Ngọc như sét đánh ngang tai khi hay tin Hòa bị phù thận. Rớt nước mắt thương con, bà đành cho con nghỉ học đưa đến viện điều trị. 

Cô bé Hòa từng học rất giỏi, năm nào cũng nhận được bằng khen ở trường, mà từ đó đành phải dang dở ước mơ với con chữ. Hơn hai tháng liền chữa trị bằng thuốc tây, những triệu chứng trên cơ thể Hòa vẫn không thuyên giảm, những cơn đau ngày càng dồn dập. “Có bệnh vái tứ phương”, nghe ai mách có phương thuốc hay hoặc ở đâu có thầy chữa bệnh giỏi, bà Ngọc đều chạy đôn chạy đáo đi tìm thầy tìm thuốc.

Từ năm 2003 đến đầu năm 2005, bệnh tình Hòa may mắn thuyên giảm nhờ vào một bài thuốc nam do một thầy lang vườn ở tận miền núi Hà Tĩnh lên rừng cắt từng vị thuốc. Những bộ phận phù nề trên cơ thể Hòa teo giảm dần, bớt nhức mỏi đau đớn hơn trước. 

Niềm vui trong căn nhà nhỏ chưa tày gang thì bệnh tình của Hòa nhanh chóng tái phát, tần suất những cơn đau tăng lên gấp bội. Hoảng hốt đưa con vào Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu, lại thêm một lần bà Ngọc như đứt ruột đứt gan khi bác sỹ thông báo Hòa đã bị suy thận độ bốn. 

“Bác sỹ nói đã quá muộn để cứu chữa. Họ bảo gia đình tui nên đưa con về nhà, cầm cự mạng sống được đến đâu hay đến đó. Tui nghe mà đứt từng khúc ruột. Lúc đó nó mới 16 tuổi, còn quá nhỏ đã cận kề cái chết”, bà Ngọc nhớ lại. 

Cha mẹ Hòa vẫn quyết tâm bám trụ lại bệnh viện, xin cho con được chạy thận nhân tạo kéo dài mạng sống. Hòa được lọc máu ở bệnh viện Trung ương Huế hơn một tháng, mỗi tuần lọc hai lần. 

Vợ chồng bà Ngọc làm nghề nông, để chạy chữa cho con, hàng ngày ông Trương Hoằng (59 tuổi, cha Hòa) phải còng lưng cật lực làm lụng. Còn bà Ngọc phải thường trực ở bệnh viện chăm lo cho con từ miếng ăn đến giấc ngủ. 

“Khi mới phát bệnh, hắn nằm ngủ đều thở khò khè khó ngủ. Có giường chiếu đàng hoàng hắn không ngủ, chỉ thích nằm dưới sàn nhà. Hắn nói “ngủ trên giường thở không nổi”. Nhiều lúc đang chạy thận ở bệnh viện, hắn nằm bất tỉnh nhân sự. Tui hoảng hốt nghĩ dại tưởng hắn “đi” rồi. Sau một hồi đánh thức hắn mới hồi tỉnh. Số phận hắn đã bất hạnh triền miên”, ánh mắt người mẹ buồn bã. 

Ước một giấc ngủ nằm

Sau những lần chạy thận, Hòa đều mệt mỏi đau nhức mình mẩy, khó thở không thể nằm ngủ. Mỗi lúc như vậy, bà Ngọc lại ngồi bó gối để con tựa vào vai mình. Nhiều đêm dài người mẹ chong mắt canh cho con ngủ ngồi. 

Lắng nghe hồi ức của mẹ, ánh mắt Hòa như chợt bừng sáng xua tan những cơn đau. Chị mỉm cười cho hay: “Vừa nằm xuống đã khiến mình ngạt thở, bên trong cơ thể rất đau. Chỉ khi ngồi mình mới thở dễ dàng, đỡ đau nhức hơn. Có lẽ nếu lúc ban đầu hàng đêm mẹ không ngồi ôm mình ngủ, mình không chết vì bệnh, cũng chết sớm vì kiệt sức”.

Người mắc bệnh suy thận, khi đã được thực hiện quy trình chạy thận nhân tạo, đồng nghĩa suốt đời phải phụ thuộc vào máy lọc máu mới hi vọng cầm cự được tính mạng. Để thuận lợi cho việc chạy chữa, Hòa được chuyển về bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (Đồng Hới) tiếp tục điều trị. Từ đó đến nay, mỗi tuần ba lần (thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu), vợ chồng bà Ngọc phải thay nhau vượt hơn 30km chở con xuống TP.Đồng Hới chạy chữa. 

Ban ngày lăn lộn ngoài đồng ruộng, tối đến lại làm điểm tựa cho con ngồi ngủ, tình yêu con của người mẹ đã giúp bà vượt qua những khó khăn ấy. Rồi bà nghĩ ra cách lấy chiếc chăn bông, cuộn tròn lại, rồi dùng dây thừng buộc thật chặt cho con ngồi ôm ngủ. 

Đã hơn 10 năm nay Hòa bệnh tật liệt giường. Mỗi giấc ngủ của Hòa đều gắn liền với chiếc gối ôm do mẹ tự tay sáng chế. Sau mỗi tối ngồi ngủ, toàn thân Hòa lại ê ẩm, nhức nhối, nhưng chị vẫn kiên trì chịu đựng vượt qua. Bởi nếu nằm ngủ, cơn ngạt thở có thể cướp đi sinh mạng của chị bất cứ lúc nào. Nhiều hôm, khi cha mẹ chưa kịp trở về, Hòa tự mình nhích từng chút đến thành giường, ôm lấy chiếc chăn tròn đến khi ngồi thiếp đi. 

Cơ thể nhỏ thó của Hòa khi ngồi bên cạnh mẹ chỉ như một đứa trẻ gầy yếu bệnh tật. Nâng cánh tay gầy khẳng khiu dày đặc những vết sưng vù, Hòa cho hay đó là những vết thương từ mỗi lần bác sỹ bắt ven lấy máu và truyền máu vào lại cơ thể. 

Hơn một tháng trước, chân phải Hòa đột nhiên bị gãy, phải bó bột nằm viện gần một tháng. Khi vết thương chân phải chưa kịp lành thì chân trái lại bị những cơn đau tra tấn. Các bác sỹ cho biết ở chân trái của chị đã có dấu hiệu đặc xương, gây biến dạng đau đớn. 

Nhắc đến Hòa, người dân thôn Tiền ai cũng thương cảm cô gái “ngược đời” ngủ ngồi. Nhớ lại ngày đầu, không ai ngờ Hòa có thể cầm cự đến ngày hôm nay. Đã hơn 10 năm Hòa đấu tranh giành giật cuộc sống. Mỗi ngày trôi qua, dù rất đau đớn, nhưng với Hòa được sống đã là điều hạnh phúc. 

Gần nửa cuộc đời ngồi ngủ trên giường bệnh, nay Hòa chỉ ước mong một điều “được có một giấc ngủ trọn vẹn như những người bình thường”. Một ước mơ tưởng chừng quá giản đơn với mọi người, nhưng với chị lại là một điều quá gian nan.

Tin cùng chuyên mục

Hình minh hoạ. Nguồn internet

Hà Nội: Xây dựng "kịch bản" đối phó với Marburg

(PLVN) - Hà Nội chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.

Đọc thêm

Bộ Y tế nói gì về gần 7.000 hồ sơ cấp phép đang bị tồn

 Bộ Y tế nói gì về gần 7.000 hồ sơ cấp phép đang bị tồn
(PLVN) - Hiện có khoảng 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế đang tồn, nhiều hồ sơ đã nộp từ rất lâu chưa được xét. Nhưng đâu là nguyên nhân tồn đọng này, Bộ Y tế đã có trao đổi trong cuộc gặp mặt báo chí  cung cấp thông tin y tế Quý I năm 2023 sáng nay - 24/3.

Việt Nam đối mặt với nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng

Triển khai Chiến lược 2X, chúng ta có thể phát hiện sớm ca bệnh, đưa vào điều trị và cắt đứt nguồn lây của bệnh lao. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - "Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong công tác chống lao, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng, số lượng và tỷ lệ tử vong do lao trong 2 năm 2020-2021 tăng trở lại so với giai đoạn trước đây", Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết.

Bé gái 3 tháng tuổi mắc lao phổi và màng não

Để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em, bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine BCG (Bacillus Calmette-Guérin) cho trẻ. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 3 tháng tuổi (ở Hoà Bình) nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân, được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não.

Nguyên nhân khiến nhiều học sinh ở TP HCM đồng loạt nghỉ ốm

Bác sĩ thăm khám, điều tra dịch tễ cho trẻ lớp 4/2 trường Võ Trường Toản. Ảnh: HCDC
(PLVN) - Ngay khi nhận được thông tin nhiều học sinh tại trường Tiểu học Võ Trường Toản xin nghỉ ốm, nghi ngờ các bệnh nhi mắc cúm, các bác sĩ đã thực hiện lấy ngẫu nhiên 6 mẫu xét nghiệm, kết quả 6 mẫu đều cho kết quả dương tính với cúm A (H1N1).

Hơn 120 người sẩn ngứa khắp cơ thể vì côn trùng lạ

Các vết đốt gây sẩn ngứa trên chân người dân. Ảnh: CDC Hà Tĩnh
(PLVN) - 46 hộ gia đình với 126 người dân ở Hà Tĩnh có biểu hiện sẩn huyết thanh chính giữa có vết đốt, vết xước da, sẹo thâm da do cào gãi, chà xát tập trung nhiều ở vùng da hở... Cơ quan chức năng địa phương và ngành y tế đang khẩn trương xác định làm rõ nguyên nhân, xử lý sớm nguồn bệnh.

Đà Lạt tiếp nhận hơn 191 đơn vị máu từ ngày hội Giọt hồng thanh niên

Các tình nguyện viên tham gia hiến máu.
(PLVN) - 191 đơn vị máu của hơn 200 đoàn viên, thanh niên, công nhân viên chức lao động nhân viên Nhà nghỉ dưỡng Minh Tâm, Đoàn cơ sở Công an TP Đà Lạt và đoàn viên thanh niên TP Đà Lạt sẽ được đưa về để dự trữ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng góp phần cứu chữa cho bệnh nhân tại đây.