Chuyện về người mẹ cuốc bộ suốt đêm bế đứa con vào bệnh viện cấp cứu

Mẹ con chị Lan Anh trong bệnh viện
Mẹ con chị Lan Anh trong bệnh viện
(PLO) -Ngồi bên cạnh mẹ, đứa bé 5 tuổi nhưng bé tẻo teo, đôi mắt tròn xoe ngơ ngác cứ giương lên nhìn người lạ. Chốc chốc, em lại kéo áo mẹ, than đói. Chị Anh nhìn con trai bằng ánh mắt buồn thiu. Đứa bé mới 5 tuổi, nhưng đã sớm dãi gió dầm mưa cùng mẹ từ khi mới lọt lòng.

Cha mẹ chị già yếu, rồi qua đời sớm, nên chẳng có người trông con giúp. Đi làm thuê làm mướn ở đâu, chị cũng bồng bế đứa trẻ theo. Ai thuê làm gì, thì chị để thằng bé ngồi một góc, hoặc gửi luôn cho chủ sạp hàng để làm việc. Đội nắng đội gió, lại bữa đói bữa no, nên thằng bé còi cọc hẳn so với tuổi của mình.

Chị Nguyễn Thị Lan Anh (40 tuổi, ngụ tổ 8 An Vân, phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị bệnh động kinh từ nhỏ. Lúc tỉnh lúc mê, nên chị bị kẻ xấu lợi dụng rồi sinh hai đứa con (đứa 12 tuổi, đứa 5 tuổi). Ba mẹ con nghèo sống lay lắt trong chái bếp chật hẹp, bữa đói bữa no.  

Hoàn cảnh đáng thương

Nửa đêm, đứa con út Nguyễn Thái Phong đau nặng. Máu từ hậu môn đứa trẻ chảy ra ướt đẫm cả vạt giường. Người mẹ cuống cuồng lo lắng. Đêm khuya thanh vắng, trời lại rét cắt da cắt thịt. Chị khoác vội tấm áo ấm bạc màu lên người, rồi vội vàng bồng con trai men theo con đường làng tăm tối. Hai mẹ con bồng bế nhau, làm lũi bước cao bước thấp trong bóng đêm, từ thị xã Hương Trà vào bệnh viện Trung ương Huế.

Quãng đường mười mấy km, chị đi suốt đêm, đến 9h sáng vẫn chưa tới bệnh viện. May gặp một người tốt bụng, đã chở giúp hai mẹ con chị một đoạn đường. Nghe hoàn cảnh thương tâm của hai mẹ con tội nghiệp, họ đã chuyển thông tin đến báo XLPL. Khi chúng tôi đến Khoa nhi, Bệnh viện Trung ương Huế, chị Anh đang đưa cháu Phong thực hiện nội soi, xét nghiệm… trước khi mổ.

Ngồi bên hành lang bệnh viện, người mẹ có con đang lâm bệnh trải lòng. Chị bị bệnh động kinh từ nhỏ, phải uống thuốc hàng ngày, tinh thần lúc tỉnh lúc mê. Bản thân bệnh tật như thế, còn bị kẻ xấu lợi dụng, rồi sinh ra đứa con trai thứ nhất. Chị chẳng biết ai là cha đứa trẻ.

Đứa con trai thứ hai cũng thế. Cha mẹ nghèo. Anh chị em cũng nghèo. Chẳng ai đỡ đần được gì nhiều, nên chị phải tự thân gánh vác, chèo chống nuôi hai đứa con. Lúc tỉnh táo, chị đi làm thuê làm mướn ở chợ. Ai thuê gì chị làm nấy, rồi họ cho bao nhiêu thì cho, chị mang về mua thức ăn cho con. Những khi không ai thuê mướn, thì chị đi xin thức ăn nuôi con.

Đứa con út của chị lúc mới sinh đã mắc bệnh. Nhưng vì nhà quá nghèo, cơm ăn còn không đủ no, nên chị chẳng thể đưa con đi chữa trị. Bệnh tình đứa trẻ ngày một nặng. Thấy con suốt ngày khóc lóc vì đau, chị nén lòng không được.

Đêm hôm đó, thấy con chảy máu quá nhiều, chị hoảng sợ. Túi chẳng có đồng nào, nhưng chị vẫn ôm con vào viện. Nhiều người hảo tâm thấy hoàn cảnh của chị đáng thương, nên chung tay giúp đỡ. Người đóng giúp tiền tạm ứng viện phí, người hỗ trợ phiếu cơm. Bác sĩ cho biết, cháu Phong bị bệnh polyp trực tràng, cần phải phẫu thuật.

Ngồi bên cạnh mẹ, đứa bé 5 tuổi nhưng bé tẻo teo, đôi mắt tròn xoe ngơ ngác cứ giương lên nhìn người lạ. Chốc chốc, em lại kéo áo mẹ, than đói. Chị Anh nhìn con trai bằng ánh mắt buồn thiu. Đứa bé mới 5 tuổi, nhưng đã sớm dãi gió dầm mưa cùng mẹ từ khi mới lọt lòng. Cha mẹ chị già yếu, rồi qua đời sớm, nên chẳng có người trông con giúp.

Đi làm thuê làm mướn ở đâu, chị cũng bồng bế đứa trẻ theo. Ai thuê làm gì, thì chị để thằng bé ngồi một góc, hoặc gửi luôn cho chủ sạp hàng để làm việc. Đội nắng đội gió, lại bữa đói bữa no, nên thằng bé còi cọc hẳn so với tuổi của mình.

Tìm về nhà chị Lan Anh khi trời đã chập choạng tối. Ngôi nhà nhỏ lụp xụp tồi tan, quạnh hiu. Không gian ẩm thấp, tăm tối, vừa bước vào nhà đã được lũ muỗi vo ve bay đến tấn công thay cho lời chào. 

Đó vốn là căn nhà của cha mẹ chị Lan Anh để lại, nay dùng làm nhà thờ, do người chị cả không chồng con ở để coi ngó, hương khói cho cha mẹ. Ba mẹ con chị Anh ở căn chái bếp xập xệ, tồi tàn. Chái bếp nhỏ ấy chẳng có thứ gì đáng giá, đến chiếc giường 1,2m để ba mẹ con ngủ cũng là vật được một người hảo tâm cho.

Trên chiếc giường nhỏ xíu ấy, ba mẹ con chị đã chen chúc ngủ cùng nhau qua biết bao mùa mưa nắng. Những đêm đông lạnh giá còn đỡ, những ngày hè oi bức, không có quạt máy, chỗ ngủ ngột ngạt, nóng hầm hập như một lò nướng, nhưng ba mẹ con đành chịu, vì chẳng còn chỗ nào khác để nương náu.

Mẹ đưa em vào viện, Dương ở nhà tự nấu cơm ăn
Mẹ đưa em vào viện, Dương ở nhà tự nấu cơm ăn

Khi chúng tôi đến, đứa con trai đầu của chị Anh đang lui cui trong bếp nhóm lửa, hâm lại thức ăn. Em năm nay học lớp 6. Những hôm mẹ đi làm về muộn, em đều giúp mẹ nấu cơm, quét nhà. Mấy ngày nay mẹ bận chăm đứa em ở bệnh viện, em ở nhà, nhớ mẹ, nhớ em, muốn vào viện thăm em nhưng chẳng thể tự mình đi được. Em kể, nhà em cách trường mấy cây số, nên để đến lớp đúng giờ, 5h30 sáng em đã phải đi bộ đến trường. Ngày nắng ráo còn đỡ, những ngày mưa dầm gió lạnh, cực không tả hết

. “Hồi nớ có người cho em chiếc xe đạp cũ. Em tự đạp xe đi học. Giờ xe hư rồi, nên em phải đi bộ. Ở trường, chỉ có mình em là phải đi bộ đến trường thôi. Em rất muốn có xe đi học, nhưng mẹ không có tiền”, em Nguyễn Thái Dương, con trai đầu chị Anh buồn giọng kể.

Phải triệt sản sau 2 lần bị xâm hại

Chị Nguyễn Thị Ngâu, chị gái chị Lan Anh cho biết, em gái chị không may bị bệnh động kinh từ nhỏ. Hàng tháng, người thân trong nhà đi nhận thuốc về, rồi đưa cho chị uống hàng ngày, chứ không dám để chị Anh đi nhận. Thuốc cũng được người nhà cất kỹ, vì sợ chị Anh tinh thần bất ổn, không may lấy thuốc uống cả nắm, thì nguy hiểm. 

Chị Ngâu kể, cha mẹ chị tuy nghèo, nhưng vẫn ráng bao bọc đứa con gái kém may mắn. Không may người cha đổ bệnh, bị bại liệt nằm một chỗ nhiều năm liền, khiến hoàn cảnh gia đình ngày càng thêm khó khăn hơn. Mẹ già chẳng thể lên rừng đốn củi, nên chị Anh thay mẹ vào rừng, chặt củi, mang về để mẹ đưa ra chợ bán, đổi gạo, đổi thức ăn.

Cứ sáng ra, chị lại men theo con đường làng dẫn vào núi chặt củi, đến tối mịt mới về. Không tỉnh táo, không rành đường đi, thì chị đi theo dấu chân của người làng. Những tháng ngày lặn lội một mình nơi rừng sâu ấy, chị bị kẻ xấu hãm hại, đến nỗi phải mang thai. 

Thấy bụng con gái ngày một to, mẹ chị mới tá hỏa, đưa con đi khám. Nghe bác sĩ bảo con gái đang mang thai, bà suýt ngất. Thôi thì cái số con mình hẩm hiu, nên bà cũng ráng giúp con, chăm cháu. Nhỡ mai sau bà về nơi chín suối, con gái bệnh tật còn có nơi để cậy nhờ. Vậy mà, bi kịch đời người đâu chỉ có thế, trong những lần lên cơn động kinh, chị bỏ nhà đi lang thang, lại bị kẻ xấu hãm hại tiếp, rồi sinh đứa thứ hai. 

Lần sinh con này, mẹ không còn, nên chỉ có các chị em gái cận kề giúp đỡ. “Cứ những lúc trở trời, em tui lại lên cơn. Có khi bỏ nhà đi lang thang khắp nơi, người nhà phải kéo hết đi tìm về. Thấy hắn đi lang thang như rứa, cũng nguy hiểm, nên sau lần sinh con thứ hai, tụi tui yêu cầu bác sĩ triệt sản, chứ nếu lỡ…”, chị Ngâu buồn giọng ngậm ngùi.

Anh chị em trong nhà tuy đông, nhưng mỗi người mỗi phận, số ai cũng nghèo khổ, nên chỉ giúp được chị Anh bữa được bữa không. Cha mẹ nghèo chẳng có gì, qua đời cũng chỉ để lại được căn nhà giờ đã dột nát, mà ngày trước cũng nhờ nhà nước xây cho.

“Cha mẹ tui mất, nhà ni để làm nhà thờ. Một người chị hơn 60 tuổi, không có chồng con, ở đây coi ngó. Mẹ con Lan Anh thì ở dưới chái bếp. Là hộ nghèo và bị bệnh tâm thần, em gái tui cũng được hưởng chế độ của nhà nước, nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn. Lúc không lên cơn động kinh, em tui đi bộ đến các chợ, ai thuê gì làm nấy.

Cũng có nhiều người thấy tội nghiệp, cho ít tiền, ít thức ăn đem về. Chị em tui ai cũng nghèo cả, nên chẳng đỡ đần cho em được nhiều. Chỉ khi đến bữa, cháu đói lòng, thì chia sẻ bát cơm, chứ chẳng có tiền mà cho cháu. Biết thằng bé bệnh đã lâu, mà tụi tui chẳng ai có tiền để giúp”, chị Ngâu tâm sự.

Không có tiền giúp đỡ cháu, không có tiền đưa cháu đi bệnh viện, nên có lần, người chị gái sống ở nhà thờ còn định cầm kéo tự mình cắt khối u cho cháu, may mà người nhà ngăn cản. “Chị tui thấy cháu đau đớn quá, cứ khóc hoài, mà máu chảy máu mãi không thôi. Khối u thì sà xuống, treo lủng lẳng, bà bảo không có tiền để bác sĩ phẫu thuật, thì để bà cầm kéo cắt một phát cho xong”.

Hiện tại, em Nguyễn Thái Phong đã được phẫu thuật. Mọi chi phí tại bệnh viện đã được một số tấm lòng hảo tâm thanh toán. Tuy nhiên, với hoàn cảnh éo le của ba mẹ con chị Lan Anh, để Phong được chăm sóc tốt, hồi phục sau mổ và có điều kiện để tái khám định kỳ, đặc biệt là cả hai em có điều kiện cải thiện cuộc sống tốt hơn, vẫn rất cần nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ những tấm lòng hảo tâm.

Mọi sự giúp đỡ, xin gửi về chị Nguyễn Thị Lan Anh, tổ 8, An Vân, phường Hương An, thị xã Hương Trà, số điện thoại 0163.454.8801

Tin cùng chuyên mục

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Đọc thêm

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.